Bám sát quan điểm, chủ trương về phát triển khu công nghiệp của Đảng, vận dụng sáng tạo vào phát triển khu công nghiệp trong tỉnh

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bắc ninh lãnh đạo phát triển khu công nghiệp từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 110 - 115)

- Lao động cần việc làm

2. Công nhân kỹ thuật

3.2.1. Bám sát quan điểm, chủ trương về phát triển khu công nghiệp của Đảng, vận dụng sáng tạo vào phát triển khu công nghiệp trong tỉnh

của Đảng, vận dụng sáng tạo vào phát triển khu công nghiệp trong tỉnh

Nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước là vấn đề mang tính nguyên tắc đối với các đảng bộ địa phương. Việc nắm vững và vận dụng sáng tạo đường lối chủ trương của Đảng là nhân tố quyết định làm cho đường lối của Đảng được thực hiện trong thực tiễn. Những mục tiêu, phương hướng, giải pháp lớn do Đảng xác định trong quá trình lãnh đạo xây dựng đất nước

trên các lĩnh vực KT – XH phải được các đảng bộ địa phương quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả trong thực tiễn. Chủ trương của Đảng vừa đặt ra phương hướng phấn đấu vừa là cơ sở để các cấp, các ngành, các địa phương hoạch định chủ trương của mình. Những mục tiêu và định hướng lớn trên các lĩnh vực, cùng hệ thống các chính sách pháp luật của Nhà nước tạo ra môi trường và hành lang pháp lý để các địa phương, các cấp, các ngành lãnh đạo lĩnh vực đó.

Về thực chất, đường lối chủ trương của Đảng là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh thực tiễn Việt Nam, là sự khái quát hoá nguyện vọng của quần chúng nhân dân thành những vấn đề chiến lược, sách lược của cách mạng. Nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước bảo đảm cho các đảng bộ địa phương thực hiện đúng định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình lãnh đạo.

Từ sau Đại hội VI của Đảng, vai trò và hiệu quả to lớn của mô hình kinh tế KCN được khẳng định rõ trong các văn kiện của Đảng. Đây là những định hướng quan trọng của Đảng, Nhà nước nhằm đẩy nhanh tiến trình CNH,HĐH đất nước. Tuy là mô hình kinh tế khá mới mẻ nhưng các KCN trong cả nước đã thực sự trở thành một lực lượng công nghiệp mạnh có đóng góp to lớn vào công cuộc phát triển KT – XH của đất nước.

Chủ trương phát triển KCN ở Việt Nam của Đảng được thể chế hoá bằng hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thông qua các công cụ quản lý vĩ mô, Nhà nước chỉ đạo, điều hành và quản lý hoạt động xây dựng KCN của các ban, ngành, địa phương theo đúng quan điểm của Đảng. Nhà nước ban hành và chỉ đạo thực thi các văn bản quy phạm pháp luật, tạo khung pháp lý cho hoạt động xây dựng, phát triển KCN ở các địa phương như: Quy chế KCN, Khu chế xuất, KCNC, Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Đầu tư trong nước,

Để quản lý các KCN, Chính phủ thành lập BQL các KCN Việt Nam trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ở các tỉnh, thành phố, lập BQL KCN trực thuộc UBND tỉnh.

Trong quá trình lãnh đạo, các đảng bộ phải nắm chắc tình hình mọi mặt của địa phương mình, trên cơ sở đó cụ thể hoá đường lối chủ trương của Đảng sát với hoàn cảnh địa phương. Thực tiễn phong phú, đa dạng ở từng địa phương là cơ sở quan trọng nhất để các đảng bộ đề ra chủ trương, giải pháp lãnh đạo đồng thời cũng là nơi kiểm nghiệm, biến đường lối chủ trương của Đảng thành hiện thực.

Thực tiễn xây dựng KCN của các nước trên thế giới cho thấy xây dựng KCN ở Việt Nam là một đòi hỏi khách quan. KCN đóng vai trò như những đầu tàu đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh nhận rõ vai trò to lớn của mô hinh kinh tế KCN đối với quá trình đẩy mạnh CNH,HĐH của tỉnh. Vận dụng mô hình kinh tế này tỉnh Bắc Ninh vừa khai thác những tiềm năng, thế mạnh của mình, vừa thu hút được nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài. Qua đó, tỉnh có điều kiện tiếp cận, nắm bắt những thành tựu khoa học công nghệ mới và phương pháp tổ chức quản lý kinh tế khoa học của các nước tiên tiến trên thế giới. Các KCN ra đời sẽ đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất, đây là nhân tố quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Lãnh đạo, chỉ đạo phát triển KCN đòi hỏi Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh phải nắm vững sự bổ sung, phát triển chủ trương, chính sách xây dựng KCN của Đảng, Nhà nước qua các giai đoạn, coi đó là căn cứ để Đảng bộ xác định mục tiêu, hình thức, bước đi, giải pháp xây dựng KCN.

Nắm vững lợi thế của địa phương, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đã vận dụng chủ trương của Đảng đề ra chủ trương phát triển mạnh công nghiệp theo

hướng phát huy những lợi thế sẵn có của tỉnh về công nghiệp, phát triển những ngành công nghiệp mũi nhọn. Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bắc Ninh xác định giải pháp đột phá là đầu tư chiều sâu, đồng bộ cho các xí nghiệp, nhà máy; huy động tối đa nguồn vốn, lao động, kỹ thuật.

Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch đô thị và quy hoạch KCN, hình thành các trung tâm kinh tế tổng hợp có sức cạnh tranh cao, mở rộng quan hệ kinh tế với các tỉnh trong nước và nước ngoài. Tỉnh đầu tư thích đáng vào xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại. Xây dựng môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút đầu tư. Thực tiễn xây dựng phát triển KCN cho thấy, phải đặc biệt quan tâm hoàn thiện môi trường đầu tư thông thoáng. Tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện quản lý các KCN theo cơ chế “một cửa, tại chỗ”. Thực hiện cơ chế này, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bắc Ninh đã chủ động chỉ đạo đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong quản lý nhà nước các KCN. Coi đây là giải pháp mang tính đột phá, tạo sự thông thoáng, thu hút đầu tư phát triển các KCN. Mặt khác, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bắc Ninh đã triển khai nhiều biện pháp xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại…

Quán triệt và vận dụng quan điểm của Đảng về nâng cao hiệu quả hoạt động các KCN, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đã chủ trương xây dựng các KCN trên địa bàn theo mô hình phát triển bền vững. Các KCN Bắc Ninh đang phấn đấu trở thành những công viên công nghiệp xanh, sạch, đẹp. Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ: quy hoạch các KCN mang tính đồng bộ, hiện đại, vững chắc liên hoàn. Các quy hoạch, kế hoạch phát triển KCN đều được công khai trước nhân dân. Đây là yếu tố quan trọng bảo đảm cho công tác triển khai quy hoạch, giải phóng mặt bằng diễn ra thuận lợi.

Trên cơ sở chính sách của Nhà nước, UBND tỉnh Bắc Ninh sớm thực hiện những ưu đãi đầu tư vào các KCN như: giảm thuế, miễn thuế, hạ giá thuê đất, miễn phí sử dụng hạ tầng…Đó là những giải pháp nhằm khuyến khích đầu tư theo hướng kết hợp giữa việc lấp đầy diện tích các KCN với nâng cao chất lượng các dự án đầu tư, ưu tiên các dự án có vốn lớn, công nghệ cao, nguy cơ gây ô nhiễm thấp, hạn chế các dự án vốn thấp chiếm diện tích lớn. Ưu tiên các dự án sản xuất sản phẩm vừa tiêu thụ trong nước và nước ngoài và sử dụng nguyên liệu tại chỗ.

Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển KCN, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bắc Ninh quan tâm xây dựng những điều kiện bảo đảm cho KCN hoạt động ổn định, đạt hiệu quả cao; hạ tầng đồng bộ, chất lượng cao; dịch vụ đa dạng, chất lượng tốt.

Đẩy mạnh công nghiệp hoá nông thôn, tỉnh chủ trương xây dựng KCN, cụm công nghiệp ở các huyện, xã nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển KT – XH ở các huyện, đồng thời phát huy lợi thế của từng địa phương, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Quán triệt và vận dụng sáng tạo chủ trương xây dựng KCN của Đảng, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh sớm triển khai xây dựng phát triển các KCN trên địa bàn phù hợp với đặc điểm KT – XH của từng địa phương.

Thực tiễn quản lý các KCN Bắc Ninh cho thấy, để hạn chế và khắc phục các vụ khiếu kiện, tranh chấp, cần thường xuyên nâng cao chất lượng công tác quản lý trong từng KCN. Tỉnh đã quan tâm chỉ đạo, yêu cầu các chủ doanh nghiệp, người lao động chấp hành nghiêm chỉnh hệ thống luật. Khi đã xảy ra tranh chấp lao động, đình công, phải kịp thời phát hiện, giải quyết thoả đáng theo pháp luật. Đồng thời cần làm tốt công tác giữ gìn an ninh trật tự, bảo đảm an toàn mọi mặt cho người lao động và nhà đầu tư nước ngoài trong các

Thành công trong phát triển KCN cho thấy hệ thống dịch vụ giữ vai trò quan trọng. Quá trình chỉ đạo phát triển KCN, tỉnh đã xây dựng được hệ thống dịch vụ đa dạng có chất lượng tốt, cung cấp các loại dịch vụ cho KCN như: hệ thống ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, vận tải, hải quan, đào tạo và tư vấn việc làm. Xây dựng các trường đào tạo nghề có đủ khả năng đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp, mạng lưới vận tải hành khách, vận tải hàng hoá, các dịch vụ bảo đảm đời sống cho người lao động, ăn, ở, đi lại, chăm sóc sức khoẻ, văn hoá thể thao, nhất là đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Trong những năm 2000 – 2010, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bắc Ninh tích cực chỉ đạo phát triển KCN theo mô hình phát triển bền vững. Các KCN mới được quy hoạch gắn liền với những khu vực có lợi thế về giao thông, nguồn nguyên liệu, nguồn nước. Đồng thời, kết hợp quy hoạch các KCN, cụm công nghiệp ở các huyện tạo động lực phát triển KT – XH, thực hiện mục tiêu rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Phát huy vai trò chủ động của các huyện, thành phố quy hoạch các KCN, cụm công nghiệp phù hợp với quỹ đất, đặc điểm ngành nghề, nguồn nguyên liệu của địa phương. Trên cơ sở đó có thể ưu tiên cho từng loại dự án.

Những kết quả to lớn trong phát triển KCN ở tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua đã khẳng định Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đã nắm vững chủ trương xây dựng KCN của Đảng và vận dụng sáng tạo trong điều kiện thực tiễn địa phương. Xây dựng, phát triển các KCN, tỉnh Bắc Ninh đã khai thác được những tiềm năng, thế mạnh vốn có của mình về điều kiện tự nhiên và xã hội, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bắc ninh lãnh đạo phát triển khu công nghiệp từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 110 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)