Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về phát triển khu công nghiệp trong những năm 2000-

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bắc ninh lãnh đạo phát triển khu công nghiệp từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 40 - 43)

- Lao động cần việc làm

1.2. Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về phát triển khu công nghiệp trong những năm 2000-

1.2.1.Chủ trương của Đảng về phát triển công nghiệp và khu công nghiệp trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước

* Chủ trương của Đảng về phát triển công nghiệp nói chung và khu công nghiệp nói riêng trong thời kỳ CNH,HĐH

Sau 10 năm đổi mới, đất nước đã ra khỏi khủng hoảng KT – XH và bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH. Đại hội IX của Đảng (4/2001) xác định: “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước theo hướng hiện đại”[30, tr.89]. Mỗi nước đều có những cách thức thực hiện CNH,HĐH khác nhau, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của mình nhưng đều có điểm chung là đổi mới công nghệ sản xuất, tận dụng và phát huy lợi thế, thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm mới. Với vai trò quan trọng như vậy, trong điều kiện hoàn cảnh mới, Đảng chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá gắn với hiện đại hoá trên tất cả các lĩnh vực. Trong phát triển công nghiệp, Đảng chủ trương phát triển mạnh các KCN:

Xây dựng các KCN mới bao gồm cả khu chế xuất, KCNC, tạo địa bàn thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở công nghiệp mới. Phát triển mạnh công nghiệp nông thôn và ven đô thị. Tiếp tục đẩy mạnh CNH,HĐH, Đại hội IX của Đảng chủ trương phát triển các vùng kinh tế trọng điểm có nhịp độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung. Phát triển nhanh các ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu.

Quy hoạch phân bố hợp lý công nghiệp trên cả nước. Phát triển có hiệu quả các KCN, khu chế xuất, xây dựng một số KCNC, hình thành các cụm công nghiệp lớn và khu kinh tế mở [30, tr.174]. Phát huy lợi thế của mỗi vùng theo cơ cấu kinh tế mở, gắn với nhu cầu phát triển của thị trường trong và

“Phát huy vai trò của các trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá trên từng vùng và địa phương…tạo vành đai nông nghiệp hiện đại ở các thành phố lớn”[30, tr.180]. “Tập trung thu hút vốn FDI vào các KCN, khu chế xuất, KCNC; tiếp tục nghiên cứu đề án xây dựng khu kinh tế mở để đưa vào kế hoạch 5 năm”[30, tr.289].

Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật: đường giao thông, cảng sông, cảng biển, mạng thông tin liên lạc, mạng lưới điện, hệ thống du lịch, dịch vụ. Đặc biệt là phát triển hợp lý các vùng lãnh thổ theo hướng khai thác triệt để các tiềm năng lợi thế của từng vùng. “Khai thác thế mạnh của cả nước, của mỗi vùng, mỗi ngành tạo ra sự phát triển hài hoà giữa các vùng lãnh thổ. Tập trung thích đáng nguồn lực cho các lĩnh vực, các địa bàn trọng điểm có điều kiện sớm đưa lại hiệu quả cao”[28, tr.171].

Xây dựng môi trường thông thoáng để thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài.

Phát triển rộng rãi các hình thức kinh tế tư bản nhà nước. Áp dụng nhiều phương thức hợp tác, liên doanh giữa Nhà nước với các nhà tư bản trong nước và các công ty tư bản nước ngoài. Tạo thế và lực cho doanh nghiệp Việt Nam phát triển, tăng khả năng hợp tác và cạnh tranh. Cải thiện môi trường đầu tư và nâng câo năng lực quản lý để thu hút có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.[28, tr.25-26]

Cần tăng cường hợp tác với các công ty đa quốc gia để tranh thủ được công nghệ nguồn, tiếp cận cách quản lý hiện đại và thâm nhập nhanh vào thị trường quốc tế, mở rộng được thị trường mới. [28, tr.198] Cải tạo các KCN hiện có về kết cấu hạ tầng và công nghệ sản xuất. Ngăn chặn và giảm ô nhiễm môi trường ở thành phố, các KCN. Quan điểm phát triển KCN của Đảng là phát triển các KCN theo hướng nâng cao chất lượng;

phát triển KCN gắn liền với phát triển khu đô thị, khu dân cư và các dịch vụ khác. Xây dựng các KCN tiến tới là các công viên công nghiệp xanh, sạch, đẹp. Yêu cầu đối với KCN là đảm bảo tạo động lực thúc đẩy tiến trình CNH,HĐH và hướng đến phát triển bền vững.

KCN phải tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp, mang hình ảnh tập trung nhất mô hình CNH,HĐH. Hạ tầng cơ sở vật chất KCN phải đảm bảo các tiêu chuẩn cao về môi trường, đất, nước, hệ thống thông tin, viễn thông, cảng cạn ICD và các dịch vụ kỹ thuật được thiết lập tương ứng. KCN tập trung thu hút chủ yếu các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, đảm bảo duy trì giá trị sản xuất công nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trong ngành công nghiệp, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và GDP cao liên tục trong suốt giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá. KCN phải tiếp thu nhanh nhất và sớm nhất kỹ thuật công nghệ mới. Vì ở đó tập trung sản xuất trên diện hẹp, có sẵn kết cấu hạ tầng, thu hút doanh nghiệp từ nhiều nơi, nhiều quốc tịch.

KCN phải thể hiện tập trung nhất vai trò quản lý vĩ mô, các quan điểm và định hướng chiến lược phát triển KT – XH của quốc gia. Đồng thời KCN cũng thể hiện rõ thái độ của Nhà nước đối với các thành phần kinh tế, quốc gia có quan hệ kinh tế trong việc thực hiện chính sách kinh tế đối ngoại.

KCN phải tập trung mật độ cao nhất lực lượng lao động lành nghề của đất nước, là nơi đào thải, tiếp nhận trình độ quản lý tiên tiến từ các quốc gia khác nhau nhằm không ngừng nâng cao trình độ lực lượng lao động và quản lý kinh tế trong nước, đảm bảo thực hiện thành công mục tiêu CNH,HĐH đất nước.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bắc ninh lãnh đạo phát triển khu công nghiệp từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)