Chỉ đạo mở rộng quan hệ đối ngoại tăng cường đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bắc ninh lãnh đạo phát triển khu công nghiệp từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 83 - 86)

- Lao động cần việc làm

2.2.6. Chỉ đạo mở rộng quan hệ đối ngoại tăng cường đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp

ngoài vào các khu công nghiệp

Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách đất đai trên địa bàn theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp có nhu cầu thuê đất để sản xuất kinh doanh trong các KCN trên cơ sở đảm bảo thực hiện Luật Đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Nghiên cứu đề xuất cơ chế giảm giá cho thuê đất công nghiệp tại các KCN theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng KCN, đồng thời đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp thuê đất công nghiệp, thuê hạ tầng KCN để sản xuất kinh doanh trong KCN. Xây dựng, hoàn thiện và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện giá thuê đất ưu đãi và miễn giảm tiền thuê đất cho các doanh nghiệp thuê đất trong các KCN trên cơ sở vận dụng các quy định về ưu đãi tiền thuê đất của Luật Đầu tư.

Tổ chức tốt các dịch vụ về tài chính, hải quan, bưu chính viễn thông…tại các KCN nhằm tạo điều kiện kinh doanh tốt nhất cho các doanh nghiệp công nghiệp KCN. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại: tổ chức tốt hoạt động xúc tiến thương mại, tranh thủ các điều kiện để hỗ trợ các doanh nghiệp trong KCN có điều kiện tiếp cận thị trường.

Diện tích quy hoạch các KCN Bắc Ninh đến năm 2010 là 3.580ha. Ngoài diện tích xây dựng các đô thị, trung tâm thương mại và đất dành cho xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật KCN, phần diện tích đất dành cho xây dựng nhà máy khoảng 2.148ha. Với diện tích đó, đến năm 2010 lấp đầy bình quân là 63,1%; thu hút khoảng 494 dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký khoảng 2.880 triệu USD. Bình quân mỗi năm thu hút khoảng 64 dự án.

Tiểu kết chương 2

Trong giai đoạn 2005 – 2010, tận dụng lợi thế đi trước, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh chủ trương khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh, tập trung sức đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp, xây dựng KCN ở hầu hết các địa phương. Xây dựng KCN được xác định là nhiệm vụ trung tâm trong phát triển kinh tế của tỉnh, tập trung nỗ lực của toàn tỉnh, xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cao chất lượng quản lý của nhà

nước. Trên cơ sở đó, điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng KT - XH của tỉnh Bắc Ninh ngày càng được cải thiện. Hệ thống giao thông rộng khắp với các tuyến đường bộ, đường sông, đường sắt tạo thành hệ thống liên hoàn, thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế đối nội và đối ngoại. Hệ thống cấp điện được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo cung cấp điện ổn định cho sản xuất và sinh hoạt, đặc biệt là cho các KCN tập trung. Hệ thống cấp nước đáp ứng đủ yêu cầu cho sinh hoạt và sản xuất trong thành phố, thị xã, thị trấn và các khu, cụm công nghiệp. Hệ thống thông tin liên lạc phát triển đồng bộ và rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh với mạng lưới và thiết bị hiện đại, có khả năng cung cấp những dịch vụ viễn thông, dịch vụ chuyển phát nhanh đi quốc tế và trong nước với nhiều hình thức khác nhau đáp ứng mọi yêu cầu của nhà đầu tư. Các KCN được xây dựng đã bước đầu khẳng định hiệu quả KT – XH, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo bước phát triển mới trong kinh tế của tỉnh. Những thành tựu đã đạt đáp ứng được yêu cầu định hướng phát triển KT – XH tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015.

Chương 3

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh bắc ninh lãnh đạo phát triển khu công nghiệp từ năm 2000 đến năm 2010 (Trang 83 - 86)