- Lao động cần việc làm
1.1.3. Tình hình phát triển khu công nghiệp ở Bắc Ninh từ khi tái lập tỉnh (1997) đến năm 2000, đặt ra yêu cầu mới về phát triển khu công
tỉnh (1997) đến năm 2000, đặt ra yêu cầu mới về phát triển khu công nghiệp
* Chủ trương của Đảng về xây dựng và phát triển khu công nghiệp
Đại hội lần thứ VI của Đảng xác định “nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát của những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình KT – XH, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo” [24, tr.42] và “giải phóng mọi năng lực sản xuất hiện có, khai thác mọi khả năng tiềm tàng của đất nước và sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ quốc tế để phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất” [24, tr.47].
Chủ trương xây dựng KCN ở Việt Nam ra đời cùng với đường lối đổi mới của Đảng năm 1986 và được bổ sung, phát triển trong các nghị quyết tiếp sau của Đảng. Trong nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, chủ trương xây dựng các KCN được hình thành trên cơ sở tư duy mới của Đảng
về xây dựng cơ cấu kinh tế vùng, miền, phát triển các vùng kinh tế trọng điểm. Đảng chủ trương chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho hình thành các KCN, huy động nguồn vốn, đẩy mạnh hợp tác kinh tế quốc tế “Công bố chính sách khuyến khích nước ngoài đầu tư vào nước ta dưới nhiều hình thức, nhất là đối với các ngành và cơ sở đòi hỏi kỹ thuật cao, làm hàng xuất khẩu” [24, tr.85]. Tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức kinh tế nước ngoài vào nước ta đầu tư, kinh doanh.
Trong Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành TW lần thứ sáu (3/1989), Đảng ta chỉ rõ: Khẩn trương nghiên cứu phương án, tập trung làm thử ở một vài nơi để rút kinh nghiệm và tạo điều kiện mở rộng việc xây dựng các khu chế xuất, đặc khu kinh tế. Nghị quyết trên đã mở ra một bước phát triển trong việc xúc tiến xây dựng các KCN ở Việt Nam. Chủ trương xây dựng các KCN của Đảng ta tiếp tục được khẳng định trong các văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII.
Văn kiện Đại hội lần thứ VII chỉ rõ: trong những năm 1991-1995, quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân ta là đưa đất nước “Vượt qua khó khăn thử thách, ổn định và phát triển KT - XH, tăng cường ổn định chính trị, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội, đưa nước ta ra khỏi tình trạng khủng hoảng hiện nay” [25, tr.60]. Thực hiện mục tiêu đó, phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ cơ cấu đầu tư, cơ cấu ngành, cơ cấu vùng: “Tập trung đầu tư cả chiều rộng lẫn chiều sâu, tạo chuyển biến rõ nét về cơ cấu kinh tế, trước hết là đối với những ngành và vùng trọng điểm, có hiệu quả nhanh” [25, tr.62].
Đảng đưa ra nhiệm vụ kinh tế trong những năm 1991-1995: “Tiếp tục xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế vùng phù hợp với chiến lược chung của cả nước”[25, tr.65]. Để thu hút vốn đầu tư nước ngoài xây dựng các KCN, Đảng chỉ rõ: “Có chính sách thu hút tư bản nước ngoài đầu tư
Đảng chủ trương xây dựng môi trường đầu tư thông thoáng, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài đầu tư, hợp tác kinh doanh: “Xây dựng thể chế đồng bộ, ổn định, thuận tiện và tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh; thống nhất đầu mối giải quyết các thủ tục và yêu cầu đầu tư của người nước ngoài. Bảo đảm những điều kiện thiết yếu về cơ sở hạ tầng, phương tiện làm việc và sinh hoạt cho người nước ngoài, trước hết là ở khu chế xuất và những địa bàn đầu mối trong quan hệ kinh tế đối ngoại…”[26, tr.32].
Trên cơ sở đó, Chính phủ triển khai xây dựng khu chế xuất ở những thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh…có cơ chế chính sách thông thoáng để thu hút nhiều hơn nguồn vốn đầu tư nước ngoài “Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư cả về pháp luật, quy chế lẫn điều kiện sinh hoạt và làm việc của các nhà đầu tư nước ngoài”[27, tr33-34]. Đồng thời “Quy hoạch các vùng, trước hết là các địa bàn trọng điểm, các khu chế xuất, khu kinh tế đặc biệt, KCN tập trung”[27, tr.33].
Hội nghị Ban Chấp hành TW lần thứ 7 (Khoá VII), Đảng nhận thức rõ hơn vị trí vai trò của mô hình kinh tế KCN. Xây dựng KCN là một chủ trương cần tổ chức thực hiện khẩn trương, trước mắt là ở những vùng, những địa bàn có nhiều lợi thế và phát huy hiệu quả nhanh.
Như vậy trong những năm 1986-1995, Đảng đã đưa ra chủ trương xây dựng KCN. Đây là sự nhận thức đúng đắn về cơ cấu kinh tế lãnh thổ. Đảng ta tập trung đầu tư cho các vùng kinh tế trọng điểm, khai thác tiềm năng , lợi thế của các vùng đó. Đẩy mạnh hợp tác, liên kết kinh tế giữa các vùng trong nước và với nước ngoài. Xây dựng môi trường thông thoáng, thu hút đầu tư nước ngoài. Xúc tiến xây dựng các KCN đặc biệt là những vùng kinh tế trọng điểm.
* Chủ trương và giải pháp xây dựng khu công nghiệp ở Bắc Ninh từ khi tái lập tỉnh (1997) đến năm 2000
Tỉnh Bắc Ninh được thành lập từ năm 1831, bao gồm cả huyện Gia Lâm, Đông Anh (Hà Nội) và Văn Giang (Hưng Yên) ngày nay. Sau năm 1963, do yêu cầu phát triển kinh tế và đấu tranh giải phóng miền Nam, tỉnh Bắc Ninh được hợp nhất với tỉnh Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc. Sau gần 34 năm hợp nhất, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá IX (10/1996) đã có Nghị quyết chia tỉnh Hà Bắc thành hai tỉnh: Bắc Giang và Bắc Ninh để phù hợp với đường lối phát triển KT – XH trong thời kỳ mới. Ngày 1/1/1997, tỉnh Bắc Ninh đi vào hoạt động theo đơn vị hành chính mới.
Trước khi tái lập tỉnh, trong định hướng phát triển KT – XH tỉnh Hà Bắc, Bắc Ninh là vùng kinh tế nông nghiệp (chủ yếu trồng lúa, thuỷ sản và chăn nuôi). Việc đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp chủ yếu tập trung xung quanh thị xã Bắc Giang. Vì thế, sau khi tái lập tỉnh, các cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh rất nhỏ, yếu. Ngoài các nhà máy kính Đáp Cầu, may Đáp Cầu, thuốc lá Bắc Sơn là cơ sở sản xuất công nghiệp quốc doanh TW, các cơ sở sản xuất của tỉnh: Cơ khí Đáp Cầu, các xí nghiệp vôi Đáp Cầu…đã rơi vào tình trạng ngừng sản xuất; các làng nghề sắt Đa Hội, giấy Phong Khê, đồng nhôm Đại Bái…có dấu hiệu phục hồi do tác động của cơ chế, chính sách mới.
Tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Bắc lần thứ IX năm 1996 đã đưa vào văn kiện một số định hướng phát triển kinh tế và đó chính là nhân tố ban đầu cho phát triển các KCN:
Nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng bộ là tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành, động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân huy động mọi nguồn lực, phát huy sức mạnh tổng hợp của các vùng, các thành phần kinh tế, khẩn trương đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh nhịp độ phát triển và chuyển dịch
thủ công nghiệp và dịch vụ; phát triển mạnh sản xuất hàng hoá, tạo điều kiện tăng thu ngân sách. Phấn đấu đến năm 2000 đạt tỷ trọng cơ cấu kinh tế trong GDP là: nông lâm nghiệp 40,7%, công nghiệp 26,7% và dịch vụ 32,6%. [29, tr.66]
“Khẩn trương xây dựng quy hoạch các KCN tập trung theo hành lang đường 1A, đường 18, chuẩn bị mọi điều kiện đón bắt thời cơ xây dựng các cơ sở công nghiệp có công nghệ hiện đại về chế biến nông sản xuất khẩu, sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, lắp ráp ôtô, xe máy, đồ điện tử và may mặc”[29, tr.72].
Sớm quy hoạch một số KCN, dịch vụ tập trung ở những địa bàn thuận lợi như: Bắc Ninh, Tiên Sơn, Bắc Giang, Quế Võ. Huy động các nguồn vốn tại địa phương để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu như: đường giao thông, điện nước…Cải tiến thủ tục hành chính trong việc liên doanh, liên kết, bảo đảm thuận lợi, nhanh gọn, đúng pháp luật. Ban hành các quy định cụ thể có sức hấp dẫn nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư ở trong và ngoài nước. [29, tr.74]
Như vậy đến năm 1996, Hà Bắc mới đưa ra chủ trương xây dựng và phát triển KCN ở Bắc Ninh, Tiên Sơn, Quế Võ nhưng đến 1/1/1997 tỉnh Hà Bắc được chia tách thành hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang.
Thực trạng KT – XH tỉnh Bắc Ninh khi tái lập (theo số liệu thống kê năm 1996):
- Cơ cấu kinh tế: công nghiệp 24,1%; nông nghiệp 46,0%; dịch vụ 29,4%.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế là: 8,3%.
Bắc Ninh xuất phát từ nền kinh tế thấp, kém phát triển, nông nghiệp là chủ yếu. Các cơ sở nền móng cho sản xuất công nghiệp còn yếu, tập trung chủ
yếu trong khu vực quốc doanh TW và ngoài quốc doanh. Khu vực ngoài quốc doanh chủ yếu gắn với làng nghề truyền thống song lại là khu vực hạn chế nhiều về năng lực và khả năng đổi mới công nghệ. Khu vực quốc doanh tuy có tỷ trọng lớn nhưng do nhiều năm duy trì sản xuất từ thời bao cấp lại không được tổ chức lại trong thời kỳ đổi mới nên đã bộc lộ căn bệnh hiểm nghèo về giai đoạn cuối, khó có thể trụ vững làm trụ cột tiếp cho những năm sau. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới có một cơ sở kính Việt - Nhật đang trong giai đoạn xây dựng chuẩn bị sản xuất.
Để định hướng phát triển, Bắc Ninh đã tiến hành công tác quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH đến năm 2010. UBND tỉnh đã có Quyết định số 48/1998/QĐ-VB ngày 06/7/1998 phê duyệt quy hoạch trong đó xác định rõ định hướng phát triển như sau:
Bắc Ninh phấn đấu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng GDP, giai đoạn 1996 - 2000 đạt 11,2%. Giai đoạn 2001 - 2010 nhịp độ tăng trưởng bình quân GDP hàng năm là 13%. Cơ cấu kinh tế năm 2000: nông nghiệp đạt 37%; công nghiệp đạt 25,6%; dịch vụ đạt 37,4%. Cơ cấu kinh tế năm 2010: nông nghiệp đạt 17,2%; công nghiệp đạt 40,4%; dịch vụ đạt 42,4% và đưa tỷ lệ đô thị hoá đạt 40%.
Phương hướng chỉ đạo là tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, trong đó coi trọng các ngành sản xuất sản phẩm xuất khẩu, thực phẩm cung cấp cho đô thị, cụm công nghiệp. Về công nghiệp: Phát triển 2 KCN tập trung Quế Võ và Tiên Sơn với các ngành công nghiệp then chốt; hoàn thiện và phát triển các cụm công nghiệp, đặc biệt là ở các làng nghề truyền thống; Đầu tư có trọng điểm các công trình theo thứ tự ưu tiên. Xây dựng và phát triển các xí nghiệp công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ nhằm thu hồi vốn nhanh.[56, tr.2]
phát triển các KCN được coi là giải pháp hàng đầu. Phát triển các KCN theo hình thức đa dạng, trong mối liên hệ hữu cơ KCN tập trung - cụm công nghiệp - làng nghề; đồng thời phát triển cơ sở hạ tầng một cách toàn diện trên cả 3 loại hình giao thông vận tải, đô thị và nông thôn. Với định hướng đó, Tỉnh uỷ đã có các Nghị quyết chuyên đề chỉ đạo về xây dựng, phát triển KCN, cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp:
- Xây dựng KCN, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trở thành lực lượng công nghiệp mạnh, đủ sức cạnh tranh với hiệu quả cao. Kết hợp và gắn phát triển các KCN, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp với quy hoạch, xây dựng, nâng cấp hạ tầng cơ sở các khu dân cư và giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường, thực sự là một quần thể KT - XH tiên tiến, mang bản sắc quê hương Bắc Ninh.
- Các giải pháp chủ yếu:
+ Quy hoạch tổng thể các KCN, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tập trung đầu tư theo phương thức “cuốn chiếu”, đăng ký đến đâu, thu hồi đất, xây dựng cơ sở hạ tầng đến đó, đảm bảo hiệu quả trước mắt cũng như lâu dài.
+ Đối với KCN tập trung: vừa tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vừa đẩy mạnh thu hút dự án đầu tư, trên cơ sở chính sách cởi mở, tích cực nhất theo quy định của pháp luật. Xây dựng KCN đi đôi với quy hoạch, xây dựng từng bước hạ tầng ngoài hàng rào như: đường điện, hệ thống cấp thoát nước, nhà ở, đường giao thông, trường học, bệnh viện, các công trình phúc lợi, dịch vụ tư vấn, dịch vụ thương mại…
+ Đối với các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: phát triển theo hướng vừa và nhỏ, cụm công nghiệp của một làng hoặc cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của một thị trấn có nhiều nghề. Trước mắt trong năm
2000 và năm 2001 quy hoạch và xây dựng xong cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp làng nghề Đa Hội, Đồng Kỵ, Đình Bảng (Từ Sơn), Phong Khê (Yên Phong), Đại Bái (Gia Bình). Nghiên cứu, tổ chức quy hoạch, xây dựng các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đa nghề ở một số cơ sở có điều kiện: thị trấn Hồ (Thuận Thành), Võ Cường (thị xã Bắc Ninh), Hạp Lĩnh (Tiên Du), thị trấn Chờ (Yên Phong), Đông Bình (Gia Bình)… theo phương thức “cuốn chiếu” làm đến đâu lấp đầy đến đó, đảm bảo phát triển vững chắc, hiệu quả.
+ Xây dựng hệ thống chế độ ưu đãi đầu tư KCN, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Đa dạng hoá các loại hình cho vay vốn, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế được quyền vay vốn tại các ngân hàng, các tổ chức tài chính theo quy định của pháp luật. Xây dựng hệ thống chính sách ưu đãi đối với các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư cơ sở hạ tầng dịch vụ ngoài hàng rào KCN, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
+ Tăng cường liên kết, liên doanh, mở rộng các loại hình đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở.
+ Rà soát, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, kiện toàn tổ chức bộ máy BQL các KCN tỉnh đảm bảo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.
+ Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ”.
+ Tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức đảng và quản lý của chính quyền tạo sự thống nhất cao trong nhận thức về đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước.
Quá trình phát triển các KCN ở Bắc Ninh là quá trình vận dụng sáng tạo chủ trương chính sách chung của Đảng và Nhà nước vào Bắc Ninh. Những nội dung nổi bật của sự vận dụng này là sự kết hợp giữa phát huy các
thế mạnh của tỉnh về phát triển các làng nghề truyền thống với việc tập trung phát triển các KCN, cụm công nghiệp, tạo thành một hệ thống theo hướng trở thành các trung tâm đô thị trên địa bàn tỉnh. Cụ thể là:
Thứ nhất, khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống để thực hiện đột phá khâu CNH,HĐH nông nghiệp và nông thôn (mở rộng quy mô ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, đưa công nghệ mới, cải tạo môi trường, xây dựng nông thôn mới).
Thứ hai, phát triển các cụm công nghiệp vừa và nhỏ làm mô hình nhân rộng; Xây dựng KCN tập trung làm động lực trung tâm; Quy hoạch phát triển các trung tâm đô thị làm môi trường gắn kết; Xây dựng cơ sở kết cấu hạ tầng làm vật liệu kết dính.
Vì vậy, việc phát triển các KCN Bắc Ninh không nằm ngoài mối quan hệ mật thiết với làng nghề, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, đô thị và mạng kết cấu hạ tầng. Giải quyết tổng thể mối quan hệ đó là quá trình, bước đi CNH,HĐH của tỉnh.
* Những thành tựu và hạn chế trong phát triển khu công nghiệp ở Bắc Ninh từ năm 1997 đến năm 2000:
Ngay sau khi tái lập tỉnh, một trong các nhiệm vụ trọng tâm phát triển