- Lao động cần việc làm
1.2.2. Quan điểm, chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về phát triển khu công nghiệp trong những năm 2000-
Thực hiện chủ trương đẩy mạnh CNH,HĐH của Đảng, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh chủ trương phát huy thế mạnh của tỉnh về nguồn nhân lực, tài nguyên, vốn, đất đai, đồng thời tranh thủ các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước cho mục tiêu phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI(03/01/2001) đã đưa ra chủ trương, định hướng phát triển kinh tế giai đoạn 2000-2010 và kế hoạch 2001-2005:
- Đẩy nhanh tiến trình CNH,HĐH; tập trung phát triển các ngành công nghiệp có công nghệ cao trong các KCN, cùng phát triển tiểu thủ công nghiệp. Chuyển hẳn nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá. Mở rộng và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ.
- Nhịp độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 13%/năm, trong đó nông nghiệp tăng 4,5%, công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng 17,2% (riêng công nghiệp tăng 18,9%/năm), dịch vụ tăng 15,1%/năm.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp - xây dựng cơ bản và dịch vụ; đến năm 2010 tỷ trọng nông nghiệp chiếm 17,6%, công nghiệp - xây dựng cơ bản 50,2%, dịch vụ 32,2%.[51, tr.49]
Tiếp tục đẩy mạnh CNH,HĐH Đại hội XVI của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh xác định phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu giai đoạn 2001-2005
- Nhịp độ tăng trưởng (GDP) bình quân 13,5%/năm, trong đó nông nghiệp tăng 5,5%, công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng 19,5% (riêng công nghiệp tăng 22%/năm), dịch vụ tăng 14,8%/năm.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng cơ bản và dịch vụ, đến năm 2005 tỷ trọng nông nghiệp chiếm 26,6%, công nghiệp - xây dựng cơ bản 45,1%, dịch vụ 28,3%.
GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 623USD, tăng 79% so với năm 2000.
Phát huy nội lực, tích cực thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước và đầu tư nước ngoài để phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn. Đến năm 2005 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 5.300 tỷ đồng, trong đó công nghiệp địa phương chiếm 40% công nghiệp TW và công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 60%.[51, tr.51]
- Vận dụng năng động chính sách ưu đãi, tạo môi trường thuận lợi thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài vào các KCN và các cụm công nghiệp. Ưu tiên những ngành công nghiệp: điện tử, vật liệu xây dựng cao cấp, hàng tiêu dùng, chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất hàng xuất khẩu, coi đây là khâu đột phá.
Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nông thôn. Triển khai xây dựng các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp làng nghề và đa nghề ở các huyện. Tập trung sản xuất các sản phẩm có lợi thế của địa phương. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ nhằm phát triển KT – XH và nâng cao đời sống nhân dân.[51, tr.55]
* Giải pháp:
- Thực hiện các giải pháp tích cực khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất, khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của địa phương. Nghiên cứu, vận dụng hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư, tập trung vào các giải pháp quan trọng về giá thuê đất, giao quyền sử dụng đất, đề nghị miễn, giảm thuế, hỗ trợ lãi suất bằng nguồn ngân sách cho các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đổi mới công nghệ, di dời cơ sở sản xuất, sản xuất hàng xuất khẩu, các hàng công nghệ cao. Tổ chức thực hiện cơ chế “một
cửa” trong việc cấp phép và triển khai dự án đầu tư. Sử dụng đòn bẩy kinh tế, công cụ tài chính, hành chính thuộc thẩm quyền của địa phương, nhằm tạo môi trường và điều kiện tốt nhất khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào các KCN, các cụm công nghiệp làng nghề, đa nghề ở huyện, các khu du lịch, khu vui chơi giải trí.
Phát huy nội lực và thu hút nguồn vốn bên ngoài để tăng vốn đầu tư, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng. Có cơ chế khuyến khích nhằm huy động vốn của các thành phần kinh tế, tranh thủ các nguồn vốn: đầu tư nước ngoài, vốn liên doanh, liên kết, vốn đầu tư của các bộ, ngành TW. [51, tr.82-83]
- Tiếp thu công nghệ tiên tiến vào sản xuất công nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp nhằm hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, đủ sức cạnh tranh. Thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường, nhất là khu đô thị, các khu, cụm công nghiệp làng nghề…[51,tr.84].
- Đẩy mạnh thực hiện quy hoạch thị xã Bắc Ninh và xây dựng cơ sở hạ tầng thị trấn huỵên lỵ. Tiến hành quy hoạch và chủ động tìm đối tác, gọi vốn đầu tư vào các cụm công nghiệp làng nghề, đa nghề. [51, tr.85]
Các quan điểm của Đảng bộ Bắc Ninh về phát triển các KCN tiếp tục được khẳng định trong Nghị quyết số 02/NQ-TƯ ngày 04/5/2001:
Quán triệt và vận dụng chủ trương của Đảng về CNH,HĐH vào điều kiện cụ thể của địa phương, khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, phát huy các nguồn lực, tăng năng lực sản xuất, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh tốc độ phát triển KT - XH. Đòi hỏi phải tập trung cao cho đầu tư xây dựng và phát triển các KCN, cụm công nghiệp; đây là nhiệm vụ trung tâm, khâu đột phá quan trọng, quyết định tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu
xây dựng tỉnh Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015. [52, tr.2]
Đồng thời bổ sung một số quan điểm mới:
Xây dựng và phát triển các KCN, cụm công nghiệp phải gắn với quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH của tỉnh đến năm 2010 trên cơ sở phát triển thành lực lượng công nghiệp mạnh, đủ sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập. Phát triển KCN, cụm công nghiệp phải đi đôi với phát triển thương mại, dịch vụ, quy hoạch và chỉnh trang nông thôn, giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường…[52, tr.2]
Vận dụng linh hoạt chủ trương, chính sách của Nhà nước, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi nhất nhằm khuyến khích, thu hút vốn đầu tư vào các KCN, cụm công nghiệp. Ưu tiên phát triển các ngành có công nghệ cao, sản xuất sản phẩm xuất khẩu….[52, tr.2]
* Mục tiêu:
Phấn đấu đến năm 2005, lấp đầy 50 - 60% diện tích đã quy hoạch của 2 KCN tập trung. Mỗi huyện có ít nhất một cụm công nghiệp. Lấp đầy diện tích các cụm công nghiệp đã được phê duyệt, các cụm khác có từ 5-10 nhà đầu tư thuê mặt bằng sản xuất kinh doanh.[52, tr.2]
* Nhiệm vụ và giải pháp:
- Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch các KCN, cụm công nghiệp. Mở rộng quy hoạch KCN tập trung Tiên Sơn với quy mô 312,8ha, hoàn chỉnh quy hoạch KCN tập trung Quế Võ…Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cụm công nghiệp đã được quy hoạch. Tiếp tục lập quy hoạch các cụm công nghiệp ở những nơi có tính khả thi cao, đã có doanh nghiệp đăng ký…
- Tập trung chỉ đạo giải phóng mặt bằng, giao đất đúng tiến độ cho các nhà đầu tư, nhất là các KCN tập trung.
- Nghiên cứu, vận dụng linh hoạt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, sử dụng có hiệu quả các biện pháp tài chính, đòn bẩy kinh tế thuộc thẩm quyền của địa phương nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tích cực đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh trong các KCN, cụm công nghiệp và khu dịch vụ ngoài hàng rào.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ” kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đảm bảo môi trường đầu tư cởi mở, thuận lợi, có sức cạnh tranh mạnh.
- Tăng đầu tư cho công tác tư vấn, đào tạo nghề, giải quyết nhân lực, lao động cho các đơn vị sản xuất kinh doanh trong các KCN, cụm công nghiệp.
- Đối với những địa phương có KCN, cụm công nghiệp cần tiến hành quy hoạch, xây dựng, nâng cấp hạ tầng cơ sở các khu dân cư và giải quyết các vấn đề xã hội.[52, tr.3-4]
Các quan điểm về phát triển công nghiệp nói chung và các KCN, cụm công nghiệp Bắc Ninh đã được thể hiện tương đối rõ ràng. Phát triển kinh tế theo hướng kinh tế công nghiệp, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, trong đó công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Xây dựng các khu, cụm công nghiệp coi đó là giải pháp, là động lực phát triển công nghiệp và thúc đẩy CNH,HĐH nông nghiệp và nông thôn. Kết hợp xây dựng các khu, cụm công nghiệp, làng nghề với các công trình kết cầu hạ tầng. Các quan điểm đó đã kế thừa kinh nghiệm và xu hướng phát triển chung và phát triển các KCN ở các tỉnh đi trước đồng thời là sự vận dụng sáng tạo quan điểm của Đảng về CNH,HĐH.
Thực hiện đẩy mạnh CNH,HĐH của Đảng, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh chủ trương phát huy thế mạnh của tỉnh về nguồn nhân lực, tài nguyên, vốn, đất đai, đồng thời tranh thủ các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước cho mục tiêu
phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Khai thác và tận dụng mọi nguồn lực cho yêu cầu đầu tư phát triển KT – XH, phấn đấu xây dựng Bắc Ninh thành một tỉnh công nghiệp phát triển góp phần cùng cả nước thúc đẩy công cuộc đổi mới phát triển một cách toàn diện và đồng bộ. Nhiệm vụ chủ yếu của công nghiệp là đẩy mạnh phát triển sản xuất theo đường lối CNH,HĐH, tạo môi trường thuận lợi và quản lý tốt để thúc đẩy công nghiệp trên địa bàn phát triển nhanh và ổn định.
Quan điểm phát triển công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh là hướng về sản xuất hàng xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu. Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp theo hướng ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn. Phát triển các ngành công nghiệp thế mạnh, chú trọng thu hút vốn đầu tư nước ngoài để mở ra các ngành công nghiệp có trình độ công nghệ cao như: điện, điện tử ít gây ô nhiễm môi trường.
Ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là kết cấu hạ tầng đảm bảo phát triển các KCN. Cần tăng cường quản lý Nhà nước về quy hoạch đầu tư kết cấu hạ tầng. Hoàn chỉnh xây dựng, chỉnh trang đô thị, các trung tâm huyện lỵ theo quy hoạch. Phát triển, mở rộng mạng lưới điện và đường giao thông nông thôn, các vùng kinh tế trọng điểm. Phát triển và nâng cấp mạng lưới điện cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Quy hoạch nguồn nước ngầm để bảo vệ và khai thác hợp lý. Nâng cấp và mở rộng hệ thống cấp, thoát nước, xử lý nước thải ở các đô thị, khu dân cư, các KCN. Phát triển hệ thống cấp, thoát nước bảo đảm phục vụ tốt nhất cho các KCN đây là một trong những nhu cầu quan trọng có ảnh hưởng lớn đến tốc độ hình thành và hiệu quả hoạt động các KCN. Trong các khu đô thị, KCN phải có phương án xử lý thoát nước mưa và nước thải đây là vấn đề hết sức quan trọng, có tính bắt buộc đối với các nhà đầu tư, kinh doanh hạ tầng. Không thực hiện tốt vấn đề
trên cơ sở luật và hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường, xây dựng tiêu chuẩn và quy chế quản lý bảo vệ môi trường một cách triệt để và nghiêm ngặt trong từng nhà máy và trong toàn khu bảo đảm xử lý cơ bản các nguồn ô nhiễm từ nước thải, chất thải rắn, ô nhiễm không khí, tiếng ồn theo đúng tiêu chuẩn cho phép của Nhà nước. Trong những năm đầu, cần huy động vốn với nhiều hình thức để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển hệ thống dịch vụ nhất là ở các KCN, khu dân cư, thị trấn.
Nâng cấp hệ thống bưu chính viễn thông để đáp ứng được nhu cầu thông tin liên lạc thông suốt trên địa bàn với cả nước, với thế giới. Bảo đảm các dịch vụ thông tin bưu chính có chất lượng cao nhất. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống cáp điện thoại ngầm ở các huyện, các KCN và trang bị tổng đài điện tử dung lượng phục vụ rộng rãi mọi đối tượng trên địa bàn.
Khắc phục sự xuống cấp, đồng thời nâng cấp mở rộng các tuyến đường có: quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ đạt tiêu chuẩn. Mở các tuyến đường mới để đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế và dân sinh. Xây dựng quy hoạch và định hướng chức năng các KCN làm cơ sở thu hút, bố trí các dự án đầu tư. Quy hoạch các KCN, khu dân cư đô thị để hoàn thành cụm dân cư, khu đô thị mới, tiến hành quy hoạch chi tiết các thị trấn. Quy hoạch các khu đô thị mới, khu dân cư là cơ sở quy hoạch các KCN, cụm công nghiệp. Quy hoạch chi tiết các KCN để đầu tư kết cấu hạ tầng điện, nước, đường giao thông nội bộ và phân khu chức năng để chủ động xây dựng và bố trí các dự án cho phù hợp.
Xây dựng cơ chế, chính sách khoa học để giải quyết nhanh, đồng bộ các vấn đề tài chính, đất đai, kết cấu hạ tầng, pháp lý, thủ tục hành chính, tạo môi trường hấp dẫn thu hút nhiều hơn nguồn vốn đầu tư nước ngoài, trong nước. Xác định danh mục đầu tư cần khuyến khích theo thứ tự ưu tiên cùng với việc công bố công khai, rộng rãi định hướng quy hoạch các KCN, các cụm công
đầu tư. Thực hiện đầy đủ chính sách ưu đãi đầu tư theo quy định của Chính phủ đối với đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Nâng cao trình độ, năng lực các cơ quan chuyên môn đủ sức làm tốt các khâu xúc tiến đầu tư, thẩm định dự án đầu tư, xem xét, lựa chọn công nghệ, kiểm định môi trường, kiểm toán, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các dự án đầu tư theo đúng kế hoạch, nâng cao hiệu quả KT – XH, bảo đảm an ninh kinh tế, củng cố quốc phòng an ninh.
Khai thác mọi nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế trong nước, vốn đầu tư nước ngoài để phát triển các KCN. Vận dụng chính sách ưu đãi và trên cơ sở xem xét hiệu quả KT – XH để có giải pháp tích cực gọi vốn đầu tư. Chủ động xây dựng các dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài theo đúng quy hoạch phát triển KT – XH của tỉnh, trong đó chú trọng thu hút đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp vật liệu mới.
Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng tiếp thu và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ để đầu tư đổi mới về thiết bị công nghệ tạo chuyển biến mới về năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng, góp phần to lớn nâng cao hiệu quả các KCN. Xây dựng và thực hiện phương án phối hợp liên kết chặt chẽ với các Trung tâm công nghệ phần mềm trong nước để đào tạo cán bộ. Coi trọng công tác đào tạo nhằm từng bước hình thành đội ngũ cán bộ đầu ngành, các chuyên gia, chuyên viên giỏi có trình độ cao.
Xây dựng hệ thống dịch vụ đa dạng đáp ứng nhu cầu phát triển KT – XH, phát triển các KCN. Phát triển mạnh loại hình dịch vụ đào tạo nghề, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Giai đoạn 2000 – 2005, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh chủ trương phát triển nhanh các KCN, cụm công nghiệp, xây dựng các KCN ở hầu hết các địa
kinh tế của tỉnh, tập trung nỗ lực của toàn tỉnh, xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cao chất lượng quản lý nhà nước, xây dựng môi trường đầu tư thông