- Lao động cần việc làm
2.2.1. Chỉ đạo mở rộng các khu công nghiệp đã có và xây dựng quy hoạch các khu công nghiệp mớ
hoạch các khu công nghiệp mới
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVII đã đề ra mục tiêu đến năm 2015, Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp tiên tiến trong khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Để đạt được mục tiêu đó, 5 năm 2006 - 2010 được xác định là giai đoạn tăng tốc trong phát triển KT – XH của tỉnh, với mục tiêu tăng trưởng kinh tế (GDP) từ 15 đến 16%, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng từ 19 - 20%, riêng công nghiệp tăng trên 20%. Năm 2010 đạt giá trị 21.112 tỷ đồng (theo giá cố định 1994), cơ cấu Công nghiệp - Xây dựng năm 2010 chiếm 54,7 - 55,2% GDP, riêng công nghiệp là 49,9%. Đồng thời tạo được chuyển biến mạnh về chất lượng, hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp thông qua đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ để hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. [48, tr.9]
Kế hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp đến năm 2010, tầm nhìn đến 2015 như sau: 8 khu KCN tập trung với tổng diện tích 3.154 ha (quy hoạch mới 1.600 ha). Các KCN tập trung dự kiến phát triển đến năm 2010: KCN Nghĩa Đạo 200 ha, KCN Quế Võ II 500 ha; KCN Nam Sơn - Hạp Lĩnh 200 ha; KCN Yên Phong II 300 ha; KCN Đại Đồng – Hoàn Sơn (giai đoạn II)
cụm công nghiệp làng nghề với tổng diện tích 1.698,4 ha (trong đó phát triển thêm 29 khu, cụm công nghiệp với diện tích quy hoạch 1.044,3 ha).[48, tr.9]
Xây dựng và phê duyệt quy hoạch chuỗi các KCN – Đô thị dọc đường 18 phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Gồm các KCN Yên Phong II - Thị trấn Chờ - KCN, đô thị Yên Phong – Thành phố Bắc Ninh – KCN, đô thị Quế Võ - Thị trấn Phố Mới – KCN Quế Võ II). Quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, dân cư, dịch vụ dọc đường Quốc lộ 38; đường tỉnh lộ 282, 295 đồng bộ với quy hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội. Lập quy hoạch phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh, xác định rõ những ngành công nghiệp mũi nhọn cần quan tâm và khuyến khích đầu tư.[48, tr.9-10]
Rà soát lại quy hoạch các khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch và đang xây dựng, điều chỉnh bổ sung cho phù hợp. Đồng thời tiếp tục quy hoạch mới các khu, cụm công nghiệp đã được xác định cần ưu tiên dành một phần diện tích hợp lý để xây dựng nhà chung cư, nhà ở cho cán bộ, công nhân lao động trong các khu, cụm công nghiệp.[48, tr.10]
Quy hoạch phát triển các KCN phải gắn với định hướng phát triển không gian quy hoạch các tuyến đường giao thông quan trọng Quốc lộ 1 cũ và mới, Quốc lộ 18, Quốc lộ 38, tuyến đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long, và các tuyến đường tỉnh lộ. Vừa tạo cơ sở vật chất để thu hút đầu tư đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng công nghiệp, vừa thúc đẩy phát triển thành phố Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn và các thị trấn huyện. Theo đó, mô hình các KCN cần được nâng tầm theo hướng KCN – Đô thị, chuẩn bị tiền đề để chuyển sang xây dựng “Đô thị CN” Bắc Ninh. Với việc phát triển các KCN gắn với định hướng phát triển các tuyến đường giao thông quốc gia quan trọng nói trên, đã thực hiện sự liên kết vùng theo hành lang kinh tế Tây - Đông (Quốc lộ 18), Bắc - Nam (Quốc
Công tác quy hoạch lựa chọn địa điểm các KCN phải gắn chặt với quy hoạch phát triển hệ thống giao thông quốc gia, các tuyến đường tỉnh lộ nhằm khai thác lợi thế về giao thông; đồng thời phát huy và khai thác có hiệu quả đầu tư hệ thống giao thông đó. Quy hoạch xây dựng phải phối hợp với quy hoạch đất đai, môi trường và quy hoạch phát triển mạng lưới đô thị, dân cư nhằm sử dụng tiết kiệm tài nguyên đất. Quy hoạch phát triển KCN theo ngành nghề, tập trung thu hút những ngành nghề công nghệ sạch: Dựa vào lợi thế và đặc điểm riêng, Bắc Ninh tập trung ưu tiên thu hút đầu tư vào các KCN theo thứ tự sau: Công nghiệp cơ khí, điện tử; công nghiệp vật liệu mới; Chế biến lương thực, thực phẩm công nghệ cao; May mặc, da giầy.
* Về quy hoạch phát triển: Đến năm 2010 sẽ phát triển 8 KCN tập trung với diện tích 3.580 ha.
Bảng 2.1: Quy hoạch phát triển các KCN đến năm 2010
STT Tên KCN Quy mô (ha)
2005 Đến năm 2010
1 KCN – Đô thị Tiên Sơn 410 700
2 KCN – Đô thị Quế Võ 412 600
3 KCN Đại Đồng – Hoàn Sơn 280 480
4 KCN – Đô thị Yên Phong 340 600
5 KCN Quế Võ II 0 350
6 KCN Thuận Thành 0 200
7 KCN Nam Sơn – Hạp Lĩnh 0 300
8 KCN Yên Phong II 0 350
Tổng cộng 1.442 3.580
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của BQL các KCN Bắc Ninh)
kinh tế, đa số tập trung vùng phía Bắc sông Đuống xung quanh tỉnh lỵ và khu vực thuận tiện về giao thông, cơ sở hạ tầng sẵn có. Nó đảm bảo hấp thụ và phát huy lợi thế tập trung tạo ra lợi thế vượt trội hơn so với các vùng miền khác trong tỉnh, hấp dẫn nhà đầu tư tập trung phát triển công nghiệp và dịch vụ. Khu vực phía Nam sông Đuống có điều kiện phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hoá cao sản. Để khắc phục sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa các vùng trong tỉnh, Bắc Ninh đã có chủ trương xây dựng một số KCN phía Nam tỉnh phục vụ chủ yếu để làm đòn bẩy kích thích và hỗ trợ nông nghiệp phát triển.
Nhờ chỉ đạo kịp thời nên công tác quy hoạch KCN Bắc Ninh luôn được đi trước một bước, quy hoạch mang tính tổng thể, KCN gắn liền với Khu đô thị dân cư, dịch vụ, đảm bảo sự phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật - xã hội trong và ngoài hàng rào KCN, đảm bảo sự phát triển bền vững của KCN.