- Lao động cần việc làm
3.1.1. Thành tựu và nguyên nhân
* Thành tựu về lãnh đạo phát triển khu công nghiệp ở Bắc Ninh trong những năm 2000-2010
Số lượng các KCN đã đi vào hoạt động: Đến hết năm 2005, toàn tỉnh có 03 KCN tập trung đã được quy hoạch và đầu tư xây dựng: KCN Tiên Sơn mở rộng bao gồm cả KCN Tân Hồng – Hoàn Sơn có diện tích không gian quy hoạch là 600 ha (trong đó 412 ha đất KCN); KCN – Đô thị Quế Võ mở rộng bao gồm cả khu liền kề và phát triển 636 ha (trong đó 516 ha đất công nghiệp và 120 ha đất đô thị và dịch vụ); KCN Đại Đồng – Hoàn Sơn 285,3 ha bao gồm cả khu công nghệ thông tin (54,5 ha). Các KCN đang triển khai công tác quy hoạch, xây dựng: KCN – Đô thị Yên Phong 540 ha, trong đó 340,7 ha đất công nghiệp và 200 ha đất đô thị và dịch vụ; KCN Nghĩa Đạo - Thuận Thành 200 ha; KCN Quế Võ II 500 ha.[48, tr.2]
Bảng 3.1. Hiện trạng quy hoạch khu công nghiệp đến năm 2006
Stt Tên KCN DT quy hoạch DT đất xây dựng nhà máy DT thu hồi theo QĐ (ha) DT đã cho thuê (ha) 1 Tiên Sơn 410,36 283,70 370,45 192,555 2 Quế Võ 1 478,51 339,41 421,80 227,610
4 Yên Phong 1 340,73 206,07 100,20 22,850
Tổng 1082,56 1023,18 1091,45 553,574
Nguồn: Ban quản lý
Việc triển khai Quyết định 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về công bố quy hoạch, lập quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ngoài hàng rào KCN, đã phê duyệt cho Bắc Ninh 08 KCN gồm các KCN được thành lập mới có 04 Khu: Nam Sơn - Hạp Lĩnh 1.000 ha; Yên Phong II 1.200 ha; Quế Võ II 291,01 ha; Thuận Thành I 200 ha. Các KCN đã hoạt động cho phép mở rộng có 3 Khu: Quế Võ 1 thêm 300 ha; Tiên Sơn thêm 100 ha; Đại Đồng – Hoàn Sơn thêm 300 ha.[53, tr.9]
Vào cuối năm 2006, đầu năm 2007 có nhiều tập đoàn đầu tư đến đăng ký đầu tư vào các KCN Bắc Ninh. Trước đó, để đón bắt cơ hội và đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư, tỉnh Bắc Ninh có Tờ trình số 10/UBND-CN ngày 13/2/2007 đề nghị Thủ tướng Chính phủ bổ sung điều chỉnh quy hoạch các KCN tỉnh Bắc Ninh: Mở rộng một số KCN đã có trong danh mục Quyết định 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó có 4 KCN lớn tỉnh đã chấp thuận đầu tư là: Tập đoàn IGS (Hàn Quốc) vào KCN Nam Sơn - Hạp Lĩnh quy mô 1.000 ha (KCN là 800 ha và Khu đô thị 200 ha), Tập đoàn ORIX (Nhật Bản) vào KCN Yên Phong 2 quy mô 1.200 ha (KCN 1000 ha và Khu đô thị 200 ha), Tập đoàn Foxconn (Hồng Hải) Đài Loan vào KCN, Đô thị, dịch vụ Đại Kim quy mô 1.000 ha (KCN 766 ha và Khu đô thị 234 ha), Công ty liên doanh TNHH KCN Việt Nam – Singapore vào KCN, Đô thị, dịch vụ (VSIP Bắc Ninh) quy mô 700 ha (KCN 500 ha và Khu đô thị 200 ha). Ngoài ra tỉnh đang trình bổ sung vào quy hoạch 4 KCN nằm về phía Nam tỉnh đó là các KCN (Thuận Thành 2; Thuận Thành 3; Gia Bình; Lương Tài).
Bảng 3.2. Hiện trạng các khu công nghiệp đến hết năm 2007 Stt Tên KCN DT quy hoạch DT đất xây dựng nhà máy DT thu hồi theo QĐ (ha) DT đã cho thuê (ha) 1 Tiên Sơn 410,36 283,70 370,45 192,555 2 Quế Võ 1 478,51 339,41 421,80 336,000
3 Đại Đồng – Hoàn Sơn 283,98 194,00 199,00 130,559
4 Yên Phong 1 340,73 206,07 200,20 103,000
5 Quế Võ 2 291,01 193,23 272,00 0
6 VSIP 700,00 485,00 62,00 27,5
Tổng 2.504,59 1.701,41 1.525,45 789,614
Nguồn: Ban quản lý
Đến ngày 31/12/2010, toàn tỉnh đã quy hoạch 15 KCN và KCN đô thị với diện tích 7.525 ha, trong đó có 9 KCN diện tích là 2.717 ha và 6 KCN đô thị diện tích đất công nghiệp là 3.824 ha, đất đô thị và dịch vụ là 984 ha. Các KCN và KCN đô thị đã phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng là 6.481,67 ha, trong đó diện tích công nghiệp là 5.934,11 ha, diện tích đô thị và dịch vụ là 547,56 ha.[49, tr.2]
Số lượng các dự án đầu tư vào các KCN: Đến hết năm 2005, trong các KCN tập trung của tỉnh đã có 163 dự án được cấp Giấy phép đầu tư, trong đó 127 dự án có vốn đầu tư trong nước với số vốn đăng ký 6.874,1 tỷ đồng và 36 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký 172,5 triệu USD; tỷ lệ lấp đầy bình quân chung các KCN đạt khoảng 60% diện tích đất công nghiệp cho thuê. Bình quân số vốn đầu tư đã đăng ký giai đoạn 2001 – 2005 là 1,5 triệu USD/ha đất. Riêng KCN Quế Võ giai đoạn I với quy mô 336 ha, đã lấp đầy
65% diện tích đất quy hoạch, gồm 53 dự án đầu tư (17 dự án có vốn FDI), với tổng số vốn dự án đầu tư trong nước đăng ký là 1.861,76 tỷ đồng (tương đương 117,09 triệu USD), vốn đầu tư nước ngoài là 127,02 triệu USD). Đặc biệt là KCN Quế Võ có nhiều tập đoàn lớn nước ngoài vào đầu tư như tập đoàn Canon đầu tư dự án nhà máy sản xuất máy in Laze 60 triệu USD, tập đoàn Mitac với dự án công nghệ cao 15 triệu USD, tập đoàn Nippon Steel và nhiều nhà đầu tư nước ngoài khác vệ tinh của Canon. Riêng năm 2005 các KCN tập trung đã thu hút được 48 dự án và 34 dự án điều chỉnh tăng vốn, trong đó có 17 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng số vốn đăng ký 1.758,3 tỷ đồng và 125,6 triệu USD, chiếm 40,62% tổng số vốn đầu tư đã thu hút được từ trước đến hết năm 2005. Trong quý I/2006 đã có 15 dự án được cấp phép đầu tư, với tổng số vốn đăng ký là 803,6 tỷ đồng và 41,3 triệu USD (chưa tính dự án đầu tư của tập đoàn Canon vào KCN Tiên Sơn với vốn đăng ký đầu tư 2 giai đoạn là 110 triệu USD) và thuê 34 ha đất. Bình quân số vốn đầu tư đạt 2,7 triệu USD/ha đất, điều đó thể hiện chất lượng đầu tư của các dự án vào các KCN tập trung đã được tăng lên. KCN Yên Phong tuy mới khởi công (đầu tháng 3/2006) nhưng đã có dự án khởi công đầu tư xây dựng của Công ty rượu Hà Nội và Công ty gạch ốp lát Hà Nội với tổng số vốn đăng ký đầu tư 576 tỷ đồng.[48, tr.2-3]
Sau 8 năm xây dựng và phát triển các KCN, các KCN Bắc Ninh đã hội tụ các doanh nghiệp đầu tư thuộc đủ thành phần kinh tế, bao gồm: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc các lĩnh vực cơ khí chế tạo, điện, điện tử, tin học, sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất chế biến hàng đồ gỗ; may mặc, dệt, da giầy, rượu bia, các sản phẩm tiêu dùng, các ngành dịch vụ phục vụ và công nghiệp dân dụng, đầu tư vào các
Trong năm 2007, BQL các KCN Bắc Ninh đã cấp 61 giấy công nhận đầu tư, 64 giấy công nhận điều chỉnh, tổng vốn đầu tư 1.771.760 triệu đồng và 346,797 triệu USD, thuê 86,15 ha đất công nghiệp. Tỷ suất đầu tư 5,09 triệu USD/ha; 7,19 triệu USD/dự án; và cấp 05 giấy công nhận đầu tư hạ tầng KCN với tổng vốn đầu tư 3.344 tỷ đồng. Tính đến hết 10/12/2007, BQL các KCN đã cấp 263 giấy công nhận đầu tư, 155 giấy công nhận điều chỉnh, tổng vốn đầu tư 10.147.227,7 triệu đồng và 742,475 triệu USD (đạt 2 tỷ USD), thuê 638,35 ha đất công nghiệp.
Bảng 3.3. Tổng hợp vốn đầu tư thực hiện đến hết tháng 12.2007
Stt KCN
Tổng số dự án đầu tư
thứ cấp
Vốn đăng ký đầu tư Diện tích chiếm đất (ha) Tỷ suất đầu tư (triệu USD/ha) % Vốn đầu tư thực hiện Trong nước (triệu đồng) Nước ngoài (triệu USD) 1 Tiên Sơn 96 3.346.983,3 189,745 164,92 4,2 57,53 2 Tân Hồng- Hoàn Sơn 30 1.042.142,4 1,00 48,82 2,2 40,43 3 Quế Võ 1 51 1.129.988,0 365,96 157,18 8,6 59,3 4 Liền kề&Phát triển Quế Võ 28 1.278.225,0 10,00 85,67 3,2 21,2 5 Quế Võ mở rộng 2 0 10,00 0,00 5,0 0,0 6 Quế Võ 2 1 0 0,00 0,00 0,0 0,0 7 Đại Đồng – Hoàn Sơn 39 1.917.308,0 29,67 120,38 3,8 29,47 8 Yên Phong 1 8 576.281,0 66,10 33,88 12,8 35,32 9 Thuận Thành 3 1 0 0,00 0,00 0,0 0,0
Ninh Cộng: Bình quân:
263 10.147.227,7 742,475 638,35
5,23 40,54
(Bảng tổng hợp GCNĐT, Tỷ suất đầu tư, % vốn đầu tư thực hiện tính đến 10.12.2007)
Tính đến 31/12/2010, BQL các KCN Bắc Ninh đã cấp cho 14 dự án đầu tư xây dựng hạ tầng, tổng số vốn đầu tư 860,33 triệu USD. Đặc biệt đã thu hút được một số chủ đầu tư hạ tầng KCN lớn, có năng lực, kinh nghiệm, khả năng làm tốt công tác tiếp cận và đàm phán với các nhà đầu tư lớn như: VSIP Bắc Ninh (Singapore), Kinh Bắc City, Viglacera Land. Đã thiết lập mô hình KCN gắn với đô thị nhằm phát huy lợi thế, tạo hình ảnh riêng biệt và diện mạo KCN hiện đại, góp phần hình thành chuỗi không gian kinh tế, đô thị trên địa bàn tỉnh. Như vậy trong 5 năm đầu 2000 - 2005, tỉnh thu hút được 151 dự án với tổng vốn đăng ký 601,7 triệu USD, thuê 392,34 ha đất công nghiệp, đạt 1,53 triệu USD/ha và 3,98 triệu USD/dự án; hình thức vốn đầu tư chủ yếu dự án trong nước chiếm 70,86% tổng vốn đăng ký (119 dự án với tổng vốn đăng ký 426,33 triệu USD) vào lĩnh vực cơ khí; vật liệu xây dựng; chế biến nông sản thực phẩm.[61]
Giai đoạn 2006 - 2010 thu hút 319 dự án với tổng vốn đăng ký 2.896,87 triệu USD, thuê 777,61 ha đất công nghiệp, đạt 3,8 triệu USD/ha và 9,08 triệu USD/dự án; hình thức vốn đầu tư chủ yếu dự án nước ngoài chiếm 79,8% tổng vốn đăng ký (184 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư 2.309,57 triệu USD) vào lĩnh vực điện tử, viễn thông, cơ khí, chế tạo với trình độ công nghệ tiên tiến. Đến hết năm 2010 thu hút được 470 dự án (216 dự án FDI và 254 dự án trong nước), tổng vốn đầu tư đăng ký là 3.498,57 triệu USD (2.485,14 triệu USD là dự án FDI), thuê 1169,95 ha đất công nghiệp, đạt 7,44 triệu USD/dự án và 3,0 triệu USD/ha, hình thức vốn đầu tư chủ dự án nước ngoài chiếm
Ninh đã khẳng định được vị trí của mình và trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động: giai đoạn 2001- 2005, vốn FDI chiếm 5 % tổng vốn đầu tư toàn xã hội, giai đoạn 2006 - 2008 chiếm 16,6%; tỷ lệ đóng góp của khu vực này trong GDP ngày càng tăng, năm 2001 chiếm 7,5%, năm 2008 chiếm 14%; năm 2001 kim ngạch xuất khẩu chiếm 0,2%, năm 2008 chiếm 58,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh; thu ngân sách năm 2001 đạt 47 tỷ đồng, chiếm 10,7% tổng thu ngân sách trên địa bàn (tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2001 là 439 tỷ đồng), năm 2008 thu 205 tỷ đồng, chiếm 9,3% tổng thu ngân sách trên địa bàn (tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2008 là 2.394 tỷ đồng); các dự án FDI đã thu hút tạo việc làm cho hơn 28.000 lao động của Bắc Ninh và các tỉnh lân cận.Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2015, Bắc Ninh cơ bản là tỉnh công nghiệp, cần tranh thủ nguồn vốn, công nghệ, phương pháp quản lý tiên tiến để mở rộng thị trường, phát triển sản xuất. Hoạt động đầu tư nước ngoài phải gắn liền với mục tiêu phát triển KT – XH từng thời kỳ, lấy hiệu quả KT – XH làm tiêu chuẩn hàng đầu, kết hợp chặt chẽ với an ninh - quốc phòng, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Đến hết tháng 12/2008, Bắc Ninh đã thu hút được 177 dự án FDI (trong KCN 140 dự án, ngoài KCN 37 dự án) và 12 chi nhánh, văn phòng đại diện, với tổng vốn đăng ký là 2.387 triệu USD (trong KCN 1.918 triệu USD, ngoài KCN 469 triệu USD), vốn thực hiện 1.459 triệu USD (trong KCN 1.195 triệu USD, ngoài KCN 264 triệu USD), ( riêng năm 2008 thu hút được 60 dự án với tổng vốn đăng ký là 1.337 triệu USD); đã có 15 nước và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Bắc Ninh; thu hút các nhà đầu tư lớn có uy tín trên trường quốc tế, các tập đoàn kinh tế đa quốc gia như: Canon (Nhật Bản), Samsung (Hàn Quốc), Foxcon (Đài Loan), Mapletree (Singapo), ABB (Thuỵ Điển, Thuỵ Sỹ).
Kết quả cho thấy có bước phát triển vượt bậc cả về hình thức, quy mô và chất lượng dự án, đã thu hút được nhiều dự án lớn trong và ngoài nước, tạo nguồn vốn đầu tư quan trọng đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh. Mỗi KCN được bố trí một vài tập đoàn đầu tư có quy mô lớn, công nghệ tiên tiến, thương hiệu khu vực và toàn cầu để kéo theo chuỗi các nhà đầu tư vệ tinh khác tạo giá trị gia tăng cao, tạo lập KCN chuyên ngành, cụm công nghiệp phụ trợ (Cụm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản) để xây dựng hình ảnh, thương hiệu cho KCN. Đã có 15 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Bắc Ninh, các dự án FDI lớn gần đây chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực điện, điện tử, viễn thông, cơ khí chính xác của các tập đoàn đa quốc gia như: Canon (Nhật Bản), Samsung (Hàn Quốc), ABB (Thuỵ Điển)…đã tạo ra hình ảnh riêng biệt cho các KCN Bắc Ninh. Đồng thời là cơ sở để Bắc Ninh xác lập ngành công nghiệp mũi nhọn trong thời gian tới, mà trọng tâm là ngành công nghiệp điện tử.
Số lượng lao động trong nước và nước ngoài làm việc tại các KCN: Nếu giai đoạn 2000 – 2005 thu hút lao động làm việc trực tiếp tại các KCN là 8.168 người (lao động địa phương chiếm 53,96%), thu nhập bình quân người lao động 1,05 tr.đồng/người/tháng; thì giai đoạn 2006-2010 lao động làm việc trực tiếp tại các KCN là 48.706 người (lao động địa phương chiếm 39,62%), thu nhập bình quân người lao động 1,3 tr.đồng/người/tháng. Đến hết năm 2010 lao động làm việc trực tiếp tại các KCN là 56.874 người với tỷ lệ 45,5% lao động địa phương; 62% lao động nữ, chủ yếu doanh nghiệp FDI vào lĩnh vực điện, điện tử; trình độ lao động: 21,7% Đại học, cao đẳng, trung cấp, công nhân kỹ thuật; 78,3% lao động phổ thông. Các số liệu cho thấy chất lượng lao động trong các KCN Bắc Ninh chưa cao, đa phần lao động phổ thông và đang có xu hướng tăng về số lượng, phải đào tạo lại sau khi đã nhận
vào làm việc và khó tuyển dụng lao động nữ ở độ tuổi 18 - 22 theo yêu cầu của các doanh nghiệp điện tử.[60]
Bảng 3.4: Thống kê lao động trong các khu công nghiệp
Năm Tổng số lao động Lao động tăng qua các năm Trong đó: Lao động địa phương 2003 2.931 1.905 2004 5.286 2.355 3.507 2005 8.168 2.882 4.408 2006 11.432 3.264 4.885 2007 19.476 8.044 8.250 2008 33.111 13.635 20.231 2009 41.323 8.212 21.900 2010 56.874 15.541 25.678
Nguồn: Phòng Quản lý Lao động - BNIZA
Theo khảo sát của Bộ Lao động TB&XH thì khả năng thu hút lao động và giải quyết việc làm cho lao động xã hội từ phát triển các KCN còn lớn hơn nhiều. Hệ số lan toả của các KCN từ 1,3 – 1,5, tạo ra các loại lao động ở các lĩnh vực khác nhau, chủ yếu là hoạt động dịch vụ ngoài hàng rào KCN, vùng phụ cận có đất thu hồi phát triển KCN (nhà ở, ăn uống, sản xuất và chế biến thực phẩm, vận chuyển...); theo hệ số này, các KCN hiện nay có thể tạo việc làm cho khoảng 53.720 – 61.984 lao động (kể cả trực tiếp và gián tiếp). Ước tính trung bình 01 ha đất nông nghiệp thu hồi chuyển sang đất công nghiệp sẽ có 13 lao động nông thôn bị mất việc, hiện có 09 KCN đang đầu tư xây dựng, đi vào hoạt động với diện tích đã thu hồi 2.283,38ha thì phải giải quyết việc
làm cho 29.684 lao động địa phương. Thực tế tại các KCN, 53% là lao động địa phương (21.900 lao động) cộng với lao động gián tiếp (tính theo hệ số lan toả) thì đã giải quyết việc làm cho khoảng 28.470 – 32.850 lao động địa phương. Như vậy, đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu giải quyết công ăn việc