của giai cấp thống trị. Đúng. Nhưng lòng tham vốn chẳng chừa ai. Ong Chương lý sự: “tướng quân muốn làm hoàng đế, thứ phỉ muốn làm chánh cung, nước giàu
muốn thêm thuộc địa, đấy, đấy, đã muốn tức là đã có ham, đã ham là lắm sự khốn nạn lam” [18, tr. 103]. Thực tế, lòng tham “không chỉ xảy ra đoi với những người chiến bại mà cả đối với những chủ nhân mới; giữa một bên là sức cám dỗ của tiện
thuộc “phe mình” trong thời bình mà Chế Lan Viên từng chua chát: “giờ là thế giới
của xe cúp, tỉ vỉ, phim màu ngũ sắc / Vị trí nhà thơ như rác đố thùng” {Thời thượng), “Chả ai nhớ bà mẹ cắm chông bạc tóc / Nhớ một cô gái chèo đò vượt lửa qua sông” {Một người thường). Nhưng chính Bình - người trẻ đẹp nhất trong bữa tiệc tất niên -
là người nổ phát pháo đầu tiên lên án lòng tham qua những câu chuyện kể về các bạn của anh - rất trẻ, rất tài hoa - chỉ vì nhất thời hám lợi mà đánh mất danh dự. Cũng chính Bình là người đầu tiên nói như “tổng kết” rằng: “người bât tài mà ở cương vị
phụ trách thì tất cả sẽ rôi tung, người có tài nhưng hám lợi thì dễ mất cả cách mạng lẫn To quốc” [18, tr. 95]. Nguyễn Khải hi vọng Bình - “người đẹp nhất trong đống xương thịt hư mục, đố nát” và thế hệ trẻ của anh tránh được bi kịch lòng tham ngay
khi đang ở trên đỉnh cao của cơ hội, vận hội, sức trẻ. Ông để Bình nói như kiến nghị:
“Nhưng các chú vẫn cứ nên tin ở bọn cháu” [18, tr. 95], nói như tiên cảm về sức
khuynh loát của đồng tiền trong nền kinh tế thị trường và một xã hội phân hóa giàu nghèo nghiệt ngã - điều mà đầu thập niên tám mươi thế kỷ XX còn khá xa lạ: “thế
hệ bọn cháu có rất nhiều việc phải làm nhung việc khan cấp là phải bảo nhau loại bỏ đồng tiền ra mọi tính toán cá nhân. Bị đồng tiền cám dô thì mất hết bác ạ: mất lý tưởng, mất niềm tin, mất cả bạn bè, sẽ sống với tâm địa ích kỷ tàn độc như dưới chế độ tư bản” [18, tr. 132]. Phát ngôn của Bình không chỉ gửi đến các bậc niên trưởng
có mặt trong bữa tiệc tất niên mà là phát ngôn của thế hệ trẻ gửi đến thế hệ cha chú - những người đã không ham sống sợ chết, đã đế lại tuối xuân ngoài chiến trường, đã hoàn thành vẻ vang sứ mệnh giải phóng đất nước.
3.114. Có thế nói, việc xây dựng nhân vật tư tưởng, triết lý là một thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Khải. Điều mà nhà nghiên cứu Đoàn