thần của mình không phải với đôi mắt âu yếm “con vua vua dấu, con châu chấu châu chấu yêu” mà ngẫm ngợi băn khoăn về những điều mình viết chưa “tới”, cái nhìn của mình vào thời điểm thai nghén một số tác phẩm còn phiến diện. Cha và con và... là một cách ông nói thêm về Xung đột; Gặp gỡ cuối năm là sự biểu lộ thái độ điềm tĩnh, khách quan hơn sau khi gay gắt trong kịch Cách mạng, mặt khác nhấn mạnh “cái quyết liệt của tồn tại hôm nay”. Trên cái nền trăn trở của Gặp gỡ cuối năm sang Thời gian của người, Nguyễn Khải lại suy tư về cái hữu hạn của đời người trong cái vô hạn của thời gian, nhưng “mổ/ đời
người đều có khoảng thời gian mãi mãi đứng nguyên đó, không trôi đi, không biên mât, chôc chôc lại chớp lên chiêu sáng tất cả” (Thời gian của người). Cái “khoảng thời gian” không trôi đi, không xóa nhòa ấy là thời gian ghi dấu ấn tồn tại của một con người từng sống có ích dù họ đã nằm yên trong quá khứ và hiện tại đã thuộc về cái “khoảng thời gian” của người khác rồi. Thượng đế thì cười là khoảng lặng mà từ cái hôm nay của mình, ông nhìn lại một quãng đời gắn bó với văn chương với bao vui buồn, tự hào xen day dứt. Ngaỳ
15 - 01 - 2008, ngày “con người suy nghĩ’ Nguyễn Khải vĩnh viễn ngừng “triết lý”, nhà văn Nguyên Ngọc viết: “Cớ lẽ rồi đến một lúc nào đấy, các nhà nghiên cứu vãn học thâm
thúy sẽ lẩn lại các bước đường tư tưởng và sáng tác của Nguyễn Khải. Theo tôi đây là con đường rất tiêu biếu của chuyến động văn học ta suốt một thời kỳ lịch sử dài và không hề đơn giản, dễ dàng, tiêu biếu nhất là ở Nguyễn Khải. Chính vì đấy đúng là cải tạng của anh và cũng vì anh là người tài năng nhất, cũng trung thực nhất với chính mình”.