6. Kết cấu của luận văn
1.3.3 Chất lượng cho vay DNNVV của NHTM
Chất lƣợng cho vay không chỉ là kết quả của một quá trình kết hợp các hoạt động của các bộ phận, các tổ chức khác nhau trong hệ thống ngân hàng
mà còn thể hiện mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp, cũng nhƣ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Chất lƣợng cho vay là một khái niệm không mang tính cụ thể, không chỉ phụ thuộc vào ngân hàng hay doanh nghiệp mà còn chịu nhũng tác động của yếu tố từ môi trƣờng bên ngoài. Chất lƣợng, giá cả và lƣợng hàng hóa là ba tiêu chí quan trọng để đánh giá sức mạnh và khả năng của DN. Để có thể đứng vững trong hoạt động kinh doanh thì việc cải thiện chất lƣợng sản phẩm là điều tất yếu. Các nhà kinh tế nói đến chất lƣợng bằng nhiều cách: Chất lƣợng là “Sự phù hợp với mục đích và sử dụng”, là “một trình độ dự kiến trƣớc về độ đồng đều và độ tin cậy với chi phí thấp và phù hợp với thị trƣờng”. Hay chất lƣợng là“năng lực của một sản phẩm hoặc một dịch vụ nhằm thỏa mãn những nhu cầu của ngƣời sử dụng”.
Với cách đề cập nhƣ vậy, thì chất lƣợng cho vay là sự đáp ứng nhƣ cầu vốn của khách hàng, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng và phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội.
Để có thể hiểu rõ hơn về chất lƣợng cho vay, ta xem xét sự thể hiện chất lƣợng cho vay trên các khía cạnh sau:
- Đối với khách hàng: Chất lƣợng cho vay đƣợc thể hiện ở chỗ số tiền mà ngân hàng cho vay phải có lãi suất và kỳ hạn hợp lý, thủ tục đơn giản, thuận lợi, thu hút đƣợc nhiều khách hàng nhƣng vẫn phải đảm bảo nguyên tắc cho vay.
- Đối với Ngân hàng thƣơng mại: Chất lƣợng cho vay đƣợc thể hiện ở phạm vi, mức độ, giới hạn cho vay phải phù hợp với thực lực của bản thân Ngân hàng và đảm bảo đƣợc tính cạnh tranh trên thị trƣờng vơi nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi. Đối với một Ngân hàng nhỏ thì nên cho vay với mức độ và phạm vi nhất định để thỏa mãn tốt nhất khách hàng của mình.
- Đối với nền kinh tế: Chất lƣợng cho vay đƣợc thể hiện ở việc cho vay phục vụ sản xuất và lƣu thông hàng hóa, góp phần giải quyết công an việc
làm, khai thác khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trƣởng tín dụng với tăng trƣởng kinh tế.