Quy trình xét duyệt cho vay đối với DNNVV

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh quang trung, hà nội (Trang 55 - 57)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.1.Quy trình xét duyệt cho vay đối với DNNVV

3.2 Thực trạng về chất lƣợng cho vay đối với DNNVV của Vietinbank-

3.2.1.Quy trình xét duyệt cho vay đối với DNNVV

Quy trình cho vay là tổng hợp các nguyên tắc quy định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng. Dƣới đây là quy trình cho vay DNNVV của Vietinbank - CN Quang Trung

(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp Vietinbank – CN Quang Trung)

+ Bƣớc 1: Tiếp xúc khách hàng và hƣớng dẫn lập hồ sơ vay

- Nhân viên phòng KH doanh nghiệp tiến hành gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với khách hàng.

- Nhân viên trao đổi với khách hàng để nắm đƣợc các thông tin cơ bản về khách hàng nhƣ lĩnh vực hoạt động, tƣ cách pháp lý, tổ chức hoạt động,…

- Nhân viên thông báo cho khách hàng về lãi suất cho vay, điều kiện cho vay, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đang có.

+ Bƣớc 2: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn

- Phòng KH doanh nghiệp kiểm tra hồ sơ, kiểm tra về số lƣợng,về tính hợp lệ hợp pháp và thực hiện hồ sơ Tiếp xúc KH và hƣớng dẫn lập hồ sơ vay Tiếp nhận hồ sơ vay vốn Thẩm định phƣơng án kinh doanh, dự án Thẩm định TSĐB Lập hồ sơ trình ban tín dụng, hội đồng tín dụng Hoàn thiện hồ sơ và cấp tín dụng Kiểm tra và xử lý nợ vay Tất toán hợp đồng tín dụng và lƣu trữ hồ sơ

- Phòng KH doanh nghiệp bàn giao hồ sơ cho phòng thẩm định tài sản để thẩm định tài sản đảm bảo.

+ Bƣớc 3: Thẩm định phƣơng án kinh doanh, dự án

- Ngân hàng xem xét tính khả thi và hiệu quả sử dụng của phƣơng án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tƣ, đánh giá khả năng tài chính của khách hàng phục vụ phƣơng án, dự án đầu tƣ.

+ Bƣớc 4: Nhân viên thẩm định tài sản tiến hành thẩm định tài sản đảm bảo - Nhân viên thẩm định tài sản nhận giấy đề nghị đánh giá tài sản kèm bộ hồ sơ tài sản đảm bảo từ phòng doanh nghiệp.

- Đánh giá tính hợp lý của hồ sơ tài sản và phân loại tài sản.

- Đánh giá quyền sở hữu, hiện trạng, giá trị, và tính chuyển nhƣợng của TSĐB + Bƣớc 5: Lập hồ sơ trình ban tín dụng, hội đồng tín dụng

- Nhân viên phòng KH doanh nghiệp lập tờ trình thẩm định khách hàng, ghi rõ ngày tháng liên quan, nộp cho trƣởng phòng doanh nghiệp ký duyệt.

- Nhân viên phòng KH doanh nghiệp nhận lại báo cáo thẩm định, biên bản định giá từ nhân viên TSĐB, tập hợp hồ sơ trình ban tín dụng, hội đồng tín dụng.

- Ngay sau khi nhận đƣợc hồ sơ đã ký duyệt, nhân viên phòng KH doanh nghiệp báo cáo trƣởng phòng về nội dung chỉ đạo hoặc sửa nội dung duyệt vay. Sau đó lập thông báo cho khách hàng về việc có cho vay hay không. + Bƣớc 6: Hoàn thiện hồ sơ tín dụng và thực hiện quyết định cấp tín dụng

- Hoàn tất chứng từ để giải ngân

- Kiểm tra điều kiện và nội dung giải ngân - Giải ngân và lập hồ sơ tín dụng

+ Bƣớc 7: Kiểm tra và xử lý nợ vay

- Nhân viên kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay và tình hình sản xuất kinh doanh, báo cáo rõ số lần kiểm tra và phƣơng thức kiểm tra.

- Thông báo và đôn đốc trả nợ lãi. - Đôn đốc trả nợ gốc.

- Nếu nhận đƣợc đơn gia hạn nợ, nhân viên phòng KH doanh nghiệp có trách nhiệm kiểm tra tình hình tài chính, xác minh lý do gia hạn nợ gốc và lãi, đồng thời yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin về lý do gia hạn nợ.

- Khi khách hàng không trả nợ đúng theo thời hạn và không đƣợc gia hạn, nhân viên giao dịch tiến hành hạch toán sang tài sản nợ quá hạn tƣơng ứng. + Bƣớc 8: Tất toán hợp đồng tín dụng và lƣu trữ hồ sơ.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh quang trung, hà nội (Trang 55 - 57)