Phương pháp tiến hành

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CỦA PHẪU THUẬT GIẢI ÉP VI MẠCH TRONG ĐIỀU TRỊ CO GIẬT NỬA MẶT (Trang 61 - 68)

Sau khi đã được thông qua đề cương nghiên cứu tại Hội đồng khoa học của trường. Tiến hành các bước như sau:

Thông qua hội đồng khoa học của bệnh viện Nhân Dân Gia Định là nơi tiến hành nghiên cứu.

Tại khoa Ngoại Thần Kinh bệnh viện Nhân Dân Gia Định: Các bệnh nhân được chẩn đoán co giật nửa mặt từ 18-70 tuổi. Các bệnh nhân được hỏi bệnh sử, khám lâm sàng, kiểm tra các chống chỉ định và tiêu chuẩn loại trừ dựa vào hỏi bệnh, kiểm tra các xét nghiệm đông cầm máu, chức năng gan thận, đường huyết, điện tâm đồ cũng như hình ảnh học cộng hưởng từ não trong hồ sơ bệnh án. Các bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu, không có tiêu chuẩn loại trừ và có chỉ định điều trị sẽ được thảo luận về điều trị và giới thiệu về nghiên cứu. Đánh giá khả năng tuân thủ của bệnh nhân, giải thích về bản đồng thuận, hiểu rõ được ưu khuyết điểm của phương pháp điều trị. Các bệnh nhân không có xét nghiệm trong vòng 1 tháng sẽ được kiểm tra cận lâm

sàng và chọn vào mẫu nghiên cứu các bệnh nhân thỏa yêu cầu. Chọn mẫu liên tiếp các đối tượng tự nguyện tham gia nghiên cứu, bệnh nhân được chọn cho đến khi đủ số lượng mẫu.

Các bước tiến hành cụ thể:

Khám bệnh nhân trước phẫu thuật:

Bệnh nhân được thu thập các dữ liệu lâm sàng:

Về dịch tễ học như tuổi, giới, thời gian khởi phát, vị trí khởi phát, cơ khởi phát (cơ vòng mi, cơ vòng miệng). Triệu chứng lâm sàng, bên co giật, triệu chứng đi kèm, đánh giá mức độ nặng của bệnh Jankovic, điều trị trước đó, các rối loạn chức năng ảnh hưởng trên bệnh nhân trong công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày, cơ co thắt (cơ vòng mi, cơ mặt, cơ vòng miệng, cơ bám da cổ), giảm thính lực đi kèm.

Thu thập các dữ liệu cận lâm sàng trên hình ảnh CHT sọ não:

Với chuỗi xung TOF 3D, True FISP trên máy Siemens 1.5 Tesla hoặc chuỗi xung B-FFE 3D trên máy Philips 1.5 Tesla, khảo sát: Xác định có xung khắc mạch máu và thần kinh VII, định danh mạch máu chèn ép.

Khảo sát thêm có thương tổn trên não phối hợp hay không.

Trong mổ xác định:

Phương pháp mở sọ, cách tiếp cận thần kinh VII, xác định loại mạch máu chèn, định danh nhánh mạch máu chèn vào dây thần kinh VII thuộc động mạch nào, số lượng mạch máu chèn. Xác định vị trí mạch máu chèn so với gốc đi ra của dây VII tại rãnh hành cầu.

Kỹ thuật phẫu thuật:

Hình 2.1. Tư thế bệnh nhân

Hình 2.3. Bộc lộ màng nhện góc cầu tiểu não tiếp cận dây VII

Hình 2.5. Bộc lộ gốc đi ra và tách nhánh ĐM TNTD chèn vào dây VII.

Đánh giá kết quả sau mổ:

Dựa vào thang điểm Jankovic của bệnh nhân co giật nửa mặt so sánh với trước mổ.

Đánh giá mức độ thành công theo tác giả SINDOU gồm 4 mức.

Ghi nhận các biến chứng: Tử vong, máu tụ, chóng mặt, nhiễm trùng vết mổ, viêm màng não, dò dịch não tủy qua vết mổ, giảm thính lực, liệt mặt, khàn tiếng do liệt dây thần kinh sọ thấp.

Khi hoàn tất phỏng vấn và khám, kiểm tra chi tiết số liệu trong bảng câu hỏi, nếu có thiếu sót thì bảng câu hỏi sẽ được bổ sung bằng cách liên lạc trực tiếp ngay với bệnh nhân hoặc qua điện thoại.

Khám bệnh nhân sau phẫu thuật 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm và 2 năm.

Sau khi xuất viện, tất cả bệnh nhân sinh sống ở thành phố Hồ Chí Minh hoặc những vùng lân cận đều tái khám sau 1 tuần; các bệnh nhân ở các tỉnh xa đều được theo dõi qua điện thoại và phỏng vấn trực tiếp. Trước khi xuất viện chúng tôi đều lưu thông tin liên lạc của bệnh nhân cũng như cung cấp thông tin liên lạc của các BS trong nhóm nghiên cứu để bệnh nhân có thể trực tiếp liên hệ định kỳ. Những bệnh nhân đã hết bệnh hoàn toàn thì chỉ liên hệ lại với phẫu thuật viên khi có triệu chứng tái phát. Riêng các bệnh nhân chỉ có giảm triệu chứng co giật cũng như có biến chứng liệt mặt sau mổ, chúng tôi tiếp tục theo dõi tái khám định kỳ sau 1 tháng, và mỗi 3 tháng cho đến khi bệnh hết hẳn cũng như dặn dò bệnh nhân khi thấy triệu chứng co giật hết hẳn hoặc xuất hiện triệu chứng nặng hơn đều thông tin cho nhóm nghiên cứu càng sớm càng tốt.

Mỗi lần tiếp xúc với bệnh nhân, nhóm nghiên cứu tập trung các câu hỏi về:

- Hỏi bệnh sử các triệu chứng, biến chứng sau phẫu thuật.

- Khám đánh giá vết mổ, mức độ nặng của co giật theo thang điểm Jankovic và kết quả phẫu thuật theo đánh giá của tác giả Sindou.

- Đánh giá độ nặng của rối loạn chức năng theo thang điểm đánh giá mức độ triệu chứng.

- Đánh giá diễn biến các biến chứng như tình trạng liệt mặt được đánh giá dựa theo thang điểm của House- brackmann.

Khi bệnh nhân có vần đề gì (các triệu chứng khó chịu, lo lắng về vết mổ cũng như các biến chứng…) thì liên lạc với nghiên cứu sinh, việc này độc lập với việc thu thập vào bảng thu thập số liệu.

Nghiên cứu sinh chịu trách nhiệm:

 Tập huấn cho người thu thập số liệu (là 1 Bác sĩ+1 điều dưỡng) kĩ năng tư vấn, mời các đối tượng tham gia nghiên cứu và cách thu thập số liệu.

 Là phẫu thuật viên chính trực tiếp thực hiện tất cả các bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu dưới sự tư vấn của người hướng dẫn.

 Kiểm tra bảng thu thập thông tin và bổ sung, điều chỉnh kịp thời nếu có thiếu sót.

 Theo dõi tiến độ thu thập số liệu, giải quyết kịp thời các vướng mắc, sai sót trong quá trình thực hiện. Theo dõi tiến trình lấy mẫu thuận tiện đến khi đủ cỡ mẫu cần thiết.

 Nhập số liệu, làm sạch và phân tích số liệu.

Công cụ nghiên cứu:

Bảng thu thập số liệu gồm: bộ câu hỏi đã soạn sẵn để thu thập các biến số nghiên cứu.

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CỦA PHẪU THUẬT GIẢI ÉP VI MẠCH TRONG ĐIỀU TRỊ CO GIẬT NỬA MẶT (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)