Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân sự tại Trường Đại học Đông Á (Trang 36)

Có nhiều nhân tố bên trong có thể ảnh hưởng đến kết quả thu hút, tuyển chọn ứng viên cho công việc của công ty. Bao gồm các nhân tố sau:

a . Mục tiêu phát triển của doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp đều có một sứ mạng, một mục tiêu riêng và tất cả các hoạt động đều được tiến hành để theo đuổi mục tiêu đó. Để theo đuổi mục đích và chiến lược đó các bộ phận lại căn cứ vào đó để bố trí công việc, bố trí nhân sự sao cho phù hợp. Do vậy công tác tuyển dụng nhân sự cũng phụ thuộc vào từng bộ phận đó, từng loại mục tiêu mà đưa ra kế hoạch và thực hiện kế hoạch tuyển dụng cho đúng.

b. Hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp

Người lao động luôn muốn được làm việc ở một công ty có cơ hội thăng tiến, ít bị đe dọa bị mất việc, có khả năng phát triển được tài năng của mình. Đây là điều kiện tốt để một công ty thu hút được nhiều ứng viên giỏi. Nếu một công ty có uy tín về chất lượng sản phẩm thì cũng có nghĩa là công ty đang sở hữu nhiều lao động giỏi và có khả năng thu hút các ứng cử viên có trình độ và năng lực. Ngược lại nếu hình ảnh và uy tín của công ty bị đánh giá là thấp thì triển vọng thu hút ứng cử viên là thấp, khó có khả năng thu hút ứng cử viên giỏi. Hình ảnh và uy tín của công ty được các ứng cử viên đánh giá bao gồm cả lợi thế theo giá trị hữu hình và giá trị vô hình.

c. Khả năng tài chính của doanh nghiệp

Công tác tuyển dụng nhân sự của doanh nghiêp đòi hỏi một nguồn tài chính lớn, chi phí liên quan đến chất lượng công tác tuyển dụng. Chí phí cho tuyển dụng càng cao chứng tỏ công tác chuẩn bị cho tuyển dụng càng tốt thì hiệu quả của tuyển dụng càng cao.

d. Nhu cầu nhân sự các bộ phận

Việc tuyển dụng các nhân viên cũng ảnh hưởng rất nhiều bởi nhu cầu nhân sự của các bộ phận hoặc tính chất của từng công việc. Tùy từng giai đoạn mà mỗi bộ phận có nhu cầu nhân sự khác nhau và cũng tùy từng bộ phận mà có nhu cầu tuyển

27

dụng khác nhau. Với từng công việc cụ thể sẽ tuyển chọn các nhân viên có phẩm chất khác nhau.

e. Thái độ của nhà quản trị:

Thái độ của nhà quản trị ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của công tác tuyển dụng nhân sự của doanh nghiệp. Đây là yếu tố quyết định thắng lợi của tuyển dụng. Một nhà quản trị có thái độ coi trọng người tài, tìm nhiều biện pháp để thu hút nhân tài thì sẽ tìm được nhân viên có tài năng. Còn những nhà quản trị chỉ tuyển những nhân viên kém hơn mình thì công ty sẽ làm ăn kém hiệu quả.

f. Bầu không khí văn hóa của doanh nghiệp

Mỗi quốc gia đều có nền văn hóa của mình. Công ty cũng có bầu văn hóa của công ty. Nó là bầu không khí xã hội và tâm lý của xí nghiệp. Bầu không khí văn hóa của công ty ảnh hưởng đến sự thành công trong tổ chức và hậu quả là ảnh hưởng đến sự thoả mãn của nhân viên cũng như ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của công ty.

28

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á

2.1. TỔNG QUAN VỀ TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á

Tên trường tiếng việt: Đại học Đông Á

Địa chỉ: 63 Lê Văn Long - Thành phố Đà Nẵng Điện thoại: 84.511 3519.991

Website: http://donga.edu.vn

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Đại học Đông Á

Là một trong ba trường Đại học tư thục tại thành phố Đà Nẵng, Đại học Đông Á với chặng đường phát triển đi lên từ trường Trung cấp Công kỹ nghệ Đông Á thành lập năm 2002, nâng cấp thành trường Cao đẳng Đông Á năm 2006 và vào ngày 21/05/2009, Thủ tướng Chính Phủ ký quyết định số 644/QĐ-TTg cho phép thành lập trường Đại học Đông Á. Đây là bước ngoặt lớn, mốc son đánh dấu cho sự phát triển vượt bậc của ngôi trường mang tên Đông Á. Mở ra một giai đoạn mới của Đại học Đông Á.

Ngay từ khi mới thành lập, ban lãnh đạo nhà trường đã xác định rõ mục tiêu của Đông Á là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, cung ứng kịp thời cho các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động. Sứ mạng của Đông Á luôn xem

"Thành công của học trò là hạnh phúc của người thầy" và "thành công của doanh nghiệp là hạnh phúc của nhà trường".

Trong 7 năm hình thành và phát triển, Nhà trường luôn đổi mới chương trình, nội dung, phương thức dạy và học theo hướng "mở, sáng tạo và linh hoạt", theo sát yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Không ngừng xây dựng và phát triển đổi ngũ cán bộ, giảng viên đáp ứng cơ bản nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội.

Trên chặng đường xây dựng và phát triển, đội ngũ lãnh đạo Đại học Đông Á luôn ý thức rằng, một nhà trường sẽ không thể thành công khi nguồn lực của nhà trường không đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng. Từ một trường Trung cấp

29

chuyên nghiệp ngày đầu mới thành lập chỉ có 30 cán bộ, nhân viên, 60 giảng viên đến nay đã có 120 cán bộ, nhân viên, 360 giảng viên.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của nhà trường Đại học Đông Á a. Chức năng

+ Đào tạo cử nhân, kỹ sư đủ trình độ chuyên môn nghề nghiệp đáp ứng được nhu cầu lao động của xã hội.

+ Bồi dưỡng và nâng cao các năng lực quản lý, năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ nhân viên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng và miền Trung nói chung.

b. Nhiệm vụ

+ Nhiệm vụ tổ chức quá trình đào tạo và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục, đào tạo các ngành, nghề được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép

+ Xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch dạy học

+ Tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình chuyên ngành đào tạo

+ Thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ, tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước.

+ Thực hiện các dịch vụ khoa học, công nghệ, sản xuất kinh doanh phù hợp với ngành nghề đào tạo.

+ Quản lý giáo viên, cán bộ nhân viên + Tuyển sinh và quản lý sinh viên

+ Liên kết với các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội, các cơ sở đào tạo để phát triển công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ lao động.

+ Quản lý cơ sở vật chất, nguồn tài chính của trường đúng quy định, hiệu quả. Nắm vững chức năng, nhiệm vụ của Nhà trường là một yêu cầu rất cần thiết và quan trọng đối với các nhà quản trị. Đó là cơ sở để chỉ đạo, điều hành và kiểm tra sự hoạt động của Nhà trường.

30

2.1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ các phòng ban a. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Hình 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức Chú thích:

Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)

b. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban

Hội đồng quản trị (HĐQT)

HĐQT là cơ quan quản lý cao nhất của trường và là tổ chức đại diện duy nhất quyền sở hữu của trường, chịu trách nhiệm và có quyền quyết định những vấn đề về tổ chức nhân sự, tài chính, tài sản, phương hướng đầu tư và quy hoạch kế hoạch phát triển của trường.

HĐQT có các nhiệm vụ: HIỆU TRƢỞNG HĐQT CÁC P. HIỆU TRƢỞNG XƢỞ NG TRƢ ỜNG P. TT KHẢO THÍ KĐCL P. Q LÝ HSSV P. TÀI CHÍN H KẾ TOÁN P KHOA HỌC CN QHQT P. QUẢN TRỊ ĐỜI SỐNG P. TC - HC P. ĐÀO TẠO CÁC HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ KHOA KỸ THUẬT ĐIỆN KHOA KINH TẾ KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN KHOA TÀI CHÍNH KẾ TOÁN KHOA NGOẠI NGỮ

31

- Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển trường và phương án đào tạo đội ngũ giảng viên cơ hữu.

- Xây dựng quy chế tổ chức & hoạt động của trường

- Xây dựng phương án tổ chức bộ máy, biên chế và các vấn đề có liên quan đến nhân sự.

- Xác định mục tiêu, phương hướng đào tạo; xem xét điều chỉnh ngành nghề và quy mô đào tạo, đinh hướng hoạt động khoa học và công nghệ. Phê duyệt theo dõi và kiểm soát kế hoạch đào tạo và quan hệ quốc tế của lãnh đạo nhà trường.

- Huy động các nguồn vốn và quản lý nguồn vôn, nhằm tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị xây dựng và quy định các chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu chi tài chính; thực hiện và giám sát việc quản lý tài sản và quản lý tài chính theo đúng quy định nhà nước.

- Đề cử Hiệu Trưởng và giám sát Hiệu trưởng trong việc chấp hành các quyết định của nhà nước, của Bộ giáo dục & Đào Tạo và các nghị quyết của HĐQT.

Ban giám hiệu (Hiệu trƣởng, các Phó hiệu trƣởng)

Hiện nay, Ban giám hiệu nhà trường bao gồm 1 hiệu trường và 2 phó hiệu trưởng. Một phó hiệu trưởng chuyên môn, phụ trách quản lý đào tạo, một phó hiệu trưởng hành chính quản lý tài chính và hành chính.

- Hiệu Trưởng là người chịu trách nhiệm cao nhất về việc điều hành và quản lý các hoạt động của nhà trường, có trách nhiệm chủ yếu về chất lượng đào tạo, hoạt động khoa học công nghệ và hiệu quả quản lý trong nhà trường.

- Hiệu Trưởng có quyền hạn và nhiệm vụ sau:

+ Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị.

+ Dự kiến về tổ chức nhân sự để Hội đồng quản trị phê duyệt và thực hiện tuyển dụng.

+ Tổ chức và quản lý công tác đào tạo, có biện pháp bảo đảm chất lượng hiệu quả đào tạo và các hoạt động khoa học công nghệ.

+ Thực hiện các quy định về tuyển sinh, kiểm tra, thi, công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng, chứng chỉ theo đúng quy định của Bộ giáo dục & đào tạo.

32

+ Thực hiện quản lý tài sản, tài chính, an ninh trật tự trong trường theo đúng sự phân công.

+ Được đề nghị thành lập Hội Đồng Khoa học.

Các phòng, Ban và khoa, bộ môn.

- Các Khoa & Bộ môn trực thuộc có trách nhiệm quản lý mọi mặt công tác đào tạo, NCKH, tổ chức kinh doanh sản xuất & dịch vụ trong đơn vị mình.

- Các phòng, ban có trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý trong phạm vi chức năng của mình & có quan hệ chặt chẽ với các đơn vị trong trường.

Các tổ chức sự nghiệp, tổ chức khoa học công nghệ và các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong trường.

- Các tổ chức khoa học công nghệ được thành lập dưới các hình thức Viện, Trung Tâm và các cơ sở nghiên cứu phát triển khác.

- Các tổ chức khoa học phải gắn với nhiệm vụ đào tạo của trường và phải nhằm mục tiêu nâng cao trình độ khoa học của giảng viên và sinh viên, nâng cao uy tín của trường và kết hợp chặt chẽ với thực tiển sản xuất.

- Trường thành lập các cơ sở xuất, kinh doanh và dịch vụ nhằm nâng cao hiểu biết thực tiễn sản xuất, tự tạo một phần công ăn việc làm cho sinh viên.

Các tổ chức đoàn thể, quần chúng trong trƣờng.

- Cùng với sự ra đời và phát triển của trường, những tổ chức đoàn thể khác cũng đi vào hoạt động sôi nổi, hiệu quả, hỗ trợ đắc lực cho giảng dạy và học tập.

- Chi bộ Đảng đảm đương sứ mệnh lãnh đạo và chỉ đạo nhiệm vụ chính trị, làm đầu tàu định hướng sự đi lên trong cơ chế giáo dục thời mở cửa.

- Công đoàn trường là tổ chức chính trị - xã hội, vận động quần chúng, đoàn viên công đoàn thực hiện đúng các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước.

- Đoàn thanh niên thực hiện nhiệm vụ theo sự chỉ đạo hướng dẫn của chi bộ, làm theo điều lệ đoàn và các nhiệm vụ khác do đoàn cấp trên giao phó. Cụ thể là giáo dục chính trị tư tưởng, học tập nghiên cứu khoa học, hoạt động phong trào, nhất là phong trào thanh niên tình nguyện, bồi dưỡng, giới thiệu thành viên ưu tú của Đảng.

33

2.1.4. Tình hình sử dụng các nguồn lực tại trường Đại học Đông Á

a. Đánh giá tình hình cán bộ, giáo viên tại trường Đại học Đông Á giai đoạn 2010 -2012

Bảng 2.1. Cơ cấu trình độ cán bộ, giáo viên trƣờng Đại học Đông Á

ĐVT: Người

Năm

Tiêu chí

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tốc độ phát triển Số ngƣời TL (%) Số ngƣời TL (%) Số ngƣời TL (%) 11/10 12/11

1. Phân theo giới tính

Nam 100 52,08 116 51,56 132 50,57 116,00 113,79 Nữ 92 47,92 109 48,44 129 49,43 118,48 118,35

2. Phân loại theo trình độ chuyên môn

Cao đẳng 19 9,90 16 7,11 8 3,07 84,21 50,00 Đại học 126 65,63 158 70,22 162 62,07 125,40 102,53 Thạc Sỹ 41 21,35 48 21,33 82 31,42 117,07 170,83 Trên thạc Sỹ 6 3,13 3 1,33 9 3,45 50,00 300,00

3. Phân theo tính chất công việc

Cán bộ phòng

ban 81 42,19 87 38,67 92 35,25 107,41 105,75 Giáo viên 111 57,81 138 61,33 169 64,75 124,32 122,46

Tổng 192 100,00 225 100,00 261 100,00 117,19 116,00

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)

Thông qua bảng số liệu nêu trên, nhận thấy tổng số lao động có sự biến động theo chiều hướng gia tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2010 toàn trường có 192 người nhưng sang năm 2011 là 225 người tăng 17,19% so với cùng kỳ năm 2010 và chuyển sang năm 2012 tiếp tục tăng với tổng cán bộ công nhân viên trong nhà trường là 261 người tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Để thấy được chất lượng tuyển dụng của nhà trường trong thời gian vừa qua cũng như chất lượng lao động mà nhà trường đang sử dụng hiện nay ra sao sẽ tiến hành phân tích theo các tiêu thức sau:

Phân theo giới tính:

Nhìn chung tỷ trọng lao động giữa nam và nữ hầu như không có sự chênh lệch quá lớn qua các năm và nhìn chung tỷ trọng lao động nam chiếm tỷ trọng nhiều hơn nữ nhưng có xu hướng ngày càng gia tăng ty trọng lao động nữ. Điều này hoàn toàn

34

không ảnh hưởng nhiều tới chất lượng lao động. Nhưng nếu sử dụng lao động nam thì nhà trường có nhiều điều thuận tiện hơn trong việc bố trí công việc đặc biệt là những công việc thường xuyên đi công tác. Bên cạch đó việc sử dụng lao động nam sẽ chủ động hơn trong việc phân chia công việc bởi vì phụ nữ hiện nay phải nghĩ chế độ thai sản là 6 tháng. Tuy nhiên việc phân tích này chưa thể đánh giá được chất lượng lao động mà chúng ta tiến hành phân tích theo tiêu thức sau.

+ Phân theo trình độ chuyên môn:

Thông qua bảng số liệu nên trên cho thấy chất lượng lao động của trường có sự tăng theo chiếu hướng tốt. Cụ thể là năm 2010 thì trong 192 người lao động thì cao đẳng chiếm tỷ trọng 9,9%, đại học chiếm tỷ trọng 65,63%, thạc sỹ chiến tỷ trọng 21,35% và trình độ trên thạc sỹ chiếm tỷ trọng 3,13% nhưng sang năm 2011 thì tỷ trọng này có sự thay đổi. Trong tổng số lao động của trường thì tỷ trọng có trình độ đại học tăng lên một cách đáng kế và chiếm tỷ trọng 70,22% tỷ trọng này cao nhất trong 3 năm qua mặc dù số lượng thạc sỹ có sự gia tăng từ 41 lên 48 người nhưng tỷ trọng này lại giảm xuống so với năm 2010. Điều này chứng tỏ rằng trong thời gian vừa qua nhà trường có xu hướng tuyển sinh viên mới ra trường cũng như những người đang học cao học, và do nguyên nhân thứ hai là do một số cán bộ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân sự tại Trường Đại học Đông Á (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)