Giải pháp nâng cao khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần in Hàng Không (Trang 77 - 79)

Để tăng lợi nhuận doanh nghiệp, thông thường sử dụng 2 nhóm giải pháp một cách đồng thời, đồng bộ, đó là gia tăng doanh thu và tiết giảm chi phí.

Giải pháp gia tăng doanh thu:

- Đầu tư vào chất lượng sản phẩm: Một sản phẩm muốn cạnh tranh được trước hết

phải có chất lượng. Hiện nay, gần như các sản phẩm trên thị trường gần như là tương đương nhau, nên hơn hết là doanh nghiệp cần phải đầu tư thêm vào dây chuyền công nghệ sản xuất, nguồn nhân lực để làm cho sản phẩm của mình tốt hơn nữa, nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Xây dựng chính sách giá linh hoạt: Bên cạnh yếu tố về chất lượng sản phẩm, thì

yếu tố về giá cả cũng là một trong những chỉ tiêu rất quan trọng được khách hàng quan tâm. Cần có chính sách về giá ưu đãi khi khách hàng thanh toán sớm hoặc mua với số lượng lớn.

Một khi đã có chính sách giá linh hoạt, tức là giá cả đã cạnh tranh trên thị trường, kèm theo đó là những ưu đãi thì không khó để khách hàng tìm đến với doanh nghiệp, từ đó tăng được doanh thu và thị phần của mình trên thị trường.

- Tăng hoạt động nghiên cứu thị trường: Doanh nghiệp cần xem xét, đánh giá liên

tục về sản phẩm cũng như vị thế của mình trên thị trường để thấy được những điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp. Đồng thời, việc nghiên cứu thị trường cũng sẽ xác định được những khoảng trống của thị trường, để từ đó doanh nghiệp có thể đầu tư vào, nhằm chiếm lĩnh hay mở rộng thị phần trong những khu vực tiềm năng này.

- Tìm kiếm những khách hàng tiềm năng: Trong phần giải pháp về năng lực thanh toán, có một giải pháp là xây dựng về bộ thông tin khách hàng, việcphân loại khách hàng tiềm năng, khách hàng có khả năng thanh toán tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp có chiến lược hợp lý với từng nhóm khách hàng của mình. Bên cạnh đó, những khách hàng này cũng sẽ trở thành kênh quảng cáo miễn phí cho doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp tiếp cận được thêm nhiều khách hàng tiềm năng nữa.

- Bố trí mạng lưới phân phối: Cần lựa chọn địa điểm, xây dựng hệ thống các kho

hàng đầu nguồn và bố trí mạng lưới phân phối sao cho có thể cung cấp hàng hóa đến cho khách hàng nhanh nhất, đồng thời bố trí mạng lưới phân phối ở địa bàn cho phép cung ứng sản phẩm hàng hóa với khối lượng lớn.

- Khai thác thị trường bán lẻ: Bên cạnh những khách hàng chủ yếu là các hãng hàng không, các cơ sở nhà hàng khách sạn lớn, Công ty nên đẩy mạnh công tác tìm kiếm, quảng bá, giới thiệu hình ảnh của công ty đến những khách hàng cá nhân để tạo thương hiệu mạnh hơn trên thị trường và tăng doanh thu bán hàng hóa.

Giải pháp tiết giảm chi phí:

Nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong những con đường giành được lợi thế cạnh tranh, nhưng để thu được lợi nhuận cao thì cần có biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.

Về chi phí giá vốn hàng bán:

Lựa chọn sản phẩm nguyên – vật liệu có chất lượng, đảm bảo kỹ thuật

Lựa chọn nhà cung cấp phù hợp: việc giảm giá vốn hàng bán phụ thuộc rất nhiều vào chi phí nguyên vật liệu đầu vào, điều này phụ thuộc trực tiếp vào những nhà cung cấp. Vì vậy để giải quyết vấn đề giá vốn hàng bán của Công ty luôn ở mức cao trong giai đoạn 2011-2013, Công ty cần tích cực tìm kiếm

69

những nhà cung cấp với giá thành giá rẻ hơn, chất lượng tốt. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp, sẵn sàng cạnh tranh nhau, vì thế công ty nên chọn lựa thật tốt. Bên cạnh đó khi đàm phán hợp đồng với các nhà cung cấp, Công ty cần cho họ thấy tiềm năng phát triển rất lớn của Công ty trong tương lai, thể hiện là Công ty sẽ còn nhập số lượng lớn nguyên liệu đầu vào lớn hơn từ nhà cung cấp và hai bên có thể sẽ là đối tác lâu dài. Như vậy Công ty vừa có thể được hưởng những ưu đãi về giá lại vừa xây dựng được mối quan hệ tốt với những nhà cung cấp trung thành, uy tín, đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định cho sản xuất.

Về chi phí nhân công : đối với các công trình thi công lắp đặt máy bơm, van nước theo yêu cầu của khách hàng tại các công trình miền trung, miền nam thì công ty có thể sử dụng công nhân thuê ngoài để giảm bớt các chi phí nhân công trực tiếp. Về chi phí quản lý doanh nghiệp: tiến hành xác định giới hạn cho các khoản chi: chi tiếp khách, chi hội họp,…cho từng phòng, nếu vượt quá giới hạn thì tự bỏ tiền ra chi trả, tránh lạm dụng vào việc tư.

Về quản lý hàng hóa tại kho: Công ty cần kiểm soát chặt chẽ các khâu nhập kho, xuất kho để tránh hao hụt nguyên vật liệu, sản phẩm do gian lận. Công ty nên có những chính sách thưởng phạt từng bộ phận, từng cá nhân trong việc kiểm soát hàng hóa xuất, nhập kho. Bên cạnh đó, Công ty nên lập hóa đơn riêng và lập phiếu xuất kho riêng để tiện cho việc theo dõi và thuận lợi cho công việc kế toán, kiểm soát chất lượng xuất, nhập kho chặt chẽ hơn.

Về chi phí vận chuyển: Công ty cần cắt giảm bớt các khoản chi phí không cần thiết liên quan đến việc vận chuyện, có những nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi chọn các công ty vận chuyển nào là đối tác, đặc biệt cần chú ý về độ an toàn, uy tín, đối chiếu giá với các công ty vận chuyển khác. Hợp đồng vận chuyện phải chi tiết và có những ràng buộc về trách nhiệm bồi thường khi có hư hại vè hàng hóa hay thời gian vận chuyển hàng cho khách bị chậm trễ.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần in Hàng Không (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)