Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần in Hàng Không (Trang 32 - 34)

Tình hình kinh tế, chính trị, hệ thống pháp lý

Tình hình kinh tế, chính trị, hệ thống pháp lý… là những yếu tố thuộc môi trường vĩ mô, có tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh không chỉ của doanh nghiệp mà cả toàn ngành sản xuất. Tình hình kinh tế, chính trị ổn định sẽ tạo điều kiện tốt cho các doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nhờ đó giúp cho các nhà phân tích có thể lựa chọn được các phương pháp phân tích tài chính phù hợp, có điều kiện thống nhất các chỉ tiêu trong toàn ngành, trong từng khu vực. Do đó, các nhà phân tích có thể dễ dàng trong việc tìm kiếm nguồn thông tin từ bên ngoài. Ngược lại, tình hình kinh tế, chính trị, hệ thống pháp lý không ổn định, thường xuyên thay đổi sẽ gây khó khăn cho hoạt động phân tích như việc so sánh, đánh giá các chỉ tiêu tài chính giữa các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn hay như việc so sánh giữa các năm cũng không được tương đồng nếu như môi trường pháp lý, hệ thống chính sách thay đổi. Đồng thời, chính sách thường xuyên thay đổi sẽ khó cho việc dự đoán, dự báo và ảnh hướng đến những phán đoán để đưa ra các quyết định cho tương lai.

Một hệ thống pháp lý quy định về tài chính đầy đủ, ổn định là căn cứ để doanh nghiệp dựa vào để thực hiện tốt các chính sách, chế độ kế toán – tài chính do Nhà nước quy định. Các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành khác nhau nhưng đều có xu hướng chung là ưa thích những môi trường kinh doanh ổn định. Vì vậy, việc duy trì tình hình kinh tế, chính trị, hệ thống pháp lý ổn định không những tạo điều kiện để các doanh nghiệp thực hiện tốt hoạt động phân tích tài chính, từ đó phát triển hoạt động kinh doanh mà còn khuyến khích hoạt động đầu tư, phát triển của cả nền kinh tế.

Hệ số chỉ tiêu trung bình ngành

Việc phân tích tài chính sẽ hoàn thiện hơn nếu có hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành. Đây có thể coi là cơ sở tham chiếu quan trọng khi tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp.

Nhờ có chỉ tiêu trung bình ngành, ta có thể khẳng định các tỷ lệ hoạt động của một doanh nghiệp cao hay thấp khi đem chúng so sánh với các tỷ lệ tương ứng của

23

doanh nghiệp khác có đặc điểm và điều kiện sản xuất kinh doanh tương tự. Nhờ việc đối chiếu với chỉ tiêu trung bình ngành mà nhà quản lý biết được vị thế của doanh nghiệp mình. Từ đó, đánh giá một cách chính xác thực trạng hoạt động doanh nghiệp cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu không có chỉ tiêu trung bình ngành hoặc chỉ tiêu trung bình ngành chưa được hoàn thiện thì việc so sánh, đối chiếu các chỉ số của doanh nghiệp sẽ không có cơ sở, từ đó, sẽ khó cho việc đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp.

Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành có ý nghĩa lớn đối với hoạt động phân tích của doanh nghiệp. Hệ thống chỉ tiêu này được hoàn thiện sẽ phục vụ đắc lực trong công tác phân tích của doanh nghiệp, từ đó các doanh nghiệp đưa ra được những quyết định phân tích hoạt động chính xác hơn, hoạt động kinh doanh từ đó phát triển hơn.

Ngoài các nhân tố trên còn có các nhân tố khác như sự can thiệp của chính phủ, loại hình doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp hay công tác tổ chức điều hành của công ty... ảnh hưởng tới phân tích hoạt động doanh nghiệp. Như vậy, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phân tích hoạt động của doanh nghiệp đòi hỏi các nhà phân tích hoạt động phải hết sức linh hoạt để kịp thời nắm bắt tình hình nhằm có được những kết quả phân tích chính xác.

CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN HÀNG KHÔNG

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần in Hàng Không (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)