Hạn chế
Thông qua việc phân tích tình hình tài chính của Công ty qua ba năm 2011-2013 đã cho ta thấy được một phần nào đó những mặt hạn chế của Công ty.
Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn của công ty còn chưa hợp lý và liên tục giảm qua các năm do công ty ngày càng đầu tư nhiều tài sản dài hạn vào quá trình sản xuất nhưng hiệu quả mang lại chưa cao. Nguyên nhân chính là do công ty mới đầu tư tài sản dài hạn trong khi chưa hoàn thiện về dây chuyền sản xuất kéo theo hiệu quả thi về chưa cao.
Giá vốn hàng bán của công ty năm 2012 giảm nhẹ 0,43% rồi năm 2013 tăng mạnh 5,08%. Giá vốn hàng bán của công ty trong thời gian qua tăng lên một phần do chính sách thị trường các yếu tố đầu vào như xăng dầu, điện làm tất cả các nguyên liệu đầu vào đều bị đội giá tăng lên. Chính vì vậy chi phí cho nguyên liệu đầu vào sản xuất hàng hoá cũng liên tục tăng qua các năm.
Tài sản ngắn hạn của Công ty có xu hướng tăng chủ yếu là do các khoản phải thu ngắn hạn tăng. Các khoản phải thu có xu hướng tăng do ngày càng có nhiều đối
59
thủ cạnh tranh chính vì vậy với những khách hàng thân thiết công ty càng phải thực hiện nhiều chính sách bán hàng ưu đãi hơn nữa trong đó có chính sách chậm thanh toán.
Tỷ trọng khoản phải thu tăng lên, chứng tỏ thời gian thu hồi nợ càng dài, khả năng chuyển đổi thành tiền của công ty càng lâu dẫn đến ảnh hưởng đến khả năng thanh toán. Nguyên nhân như đã trình bày ở trên do công ty ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh, khách hàng thì đưa ra nhiều chính sách mới tiến hành mua hàng lâu dài như chính sách chậm thanh toán. Công ty cần tiến hành các biện pháp bán hàng cũng như chính sách khác để giữ khách hàng.
Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, công ty vẫn chưa xây dựng được một đội ngũ cán bộ phân tích tài chính
có trình độ chuyên môn cao, hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp đang do phòng tài chính – kế toán đảm nhiệm. Số lượng nhân viên chuyên phụ trách hoạt động phân tích chỉ có 4 người. Hơn nữa, các nhân viên này chỉ được đào tạo chuyên môn về ngành kế toán, đang làm công việc kế toán nên kiến thức, sự am hiểu, kinh nghiệm phân tích tài chính còn hạn chế, khả năng sử dụng các công cụ phân tích, các kỹ thuật phân tích còn yếu kém dẫn đến việc tiến hành phân tích còn nhiều khó khăn khiến hiệu quả của phân tích tài chính chưa cao.
Thứ hai là, công ty chưa có bộ phận chuyên môn đảm trách công việc tìm hiểu các
thông tin bên ngoài bao gồm các thông tin kinh tế, chính trị liên quan đến hoạt động kinh doanh, các thông tin về tài chính của các doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành… Các thông tin từ thị trường không được phản ánh đầy đủ, chính xác có thể dẫn đến tính toán sai các chỉ số tài chính, gây khó khăn trong việc ra quyết định về tài chính của ban lãnh đạo công ty.
Ví dụ: Tình hình lạm phát có thể ảnh hưởng và làm sai lệch thông tin tài chính được ghi nhận trên các báo cáo tài chính là nguyên nhân khiến việc tính toán và phân tích trở nên sai lệch. Chẳng hạn như, lạm phát sẽ gây ảnh hưởng đến giá trị của dòng tiền, làm cho dòng tiền ở các năm khác nhau sẽ có một giá trị khác nhau.Điều này làm cho việc so sánh, phân tích số liệu giữa các năm có sự sai lệch.Tuy nhiên, hoạt động phân tích tài chính của công ty vẫn chưa thực sự quan tâm đến các chỉ tiêu kinh tế này khi đưa vào phân tích, đánh giá những tác động của chúng tới các chỉ tiêu tài chính của công ty. Hơn nữa, đặc thù phân tích tài chính tại công ty là do các nhân viên kế toán thực hiện nên
thông tin sử dụng chủ yếu trong phân tích tài chính mới chỉ là các thông tin kế toán truyền thống.
Thứ ba là, do ban lãnh đạo công ty chưa đánh giá hết tầm quan trọng của công tác
phân tích tài chính nên hoạt động phân tích tài chính của công ty mới chỉ dừng lại ở việc sử dụng hai phương pháp phân tích truyền thống là phân tích tỷ số và phương pháp so sánh.
Thứ tư là, công ty vẫn chưa áp dụng một phần mềm phân tích tài chính chuyên dụng nào vào hoạt động phân tích tài chính mà chủ yếu được tính toán bằng thủ công. Do vậy, hiệu quả của công tác phân tích tài chính đạt được chưa cao.
Thứ năm là, Công tác quản lý dự trữ còn chưa tốt.
Tiền và các khoản tương đương tiền được công ty duy trì ở mức thấp.Lượng hàng dự trữ nhiều gây ứ đọng vốn và hạn chế khả năng thanh toán của công ty.
Thứ sáu là, Công tác quản lý doanh thu, chi phí của công ty chưa hiệu quả
Công tác quản lý doanh thu, chi phí của công ty chưa thực sự hiệu quả. Trong bối cảnh khó khăn, lạm phát tăng cao, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao dẫn đến giá thành sản xuất tăng cao. Công ty chưa có biện pháp giảm thiểu được chi phí dẫn đến giá vốn hàng bán tăng với tốc độ cao hơn doanh thu, lợi nhuận sau thuế thấp. Công ty chưa có đội ngũ chuyên tìm hiểu nghiên cứu thị trường để có thể lựa chọn nguồn cung cấp tốt nhất với giá cả và chất lượng phù hợp.
Thứ bảy là, Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Hiện nay, hầu hết các ngành nghề nói chung và ngành in ấn nói riêng đang đứng trước thách thức vô cùng to lớn đó là khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu. Bắt đầu là khủng hoảng tài chính Mỹ, đến nay đó là khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó. Cũng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, trong năm 2013 lãi suất vay ngân hàng rất cao. Điều này dẫn đến việc huy động nợ dài hạn của công ty gặp rất nhiều khó khăn.
Thứ tám là, Sự cạnh tranh với các doanh nghiệp trong cùng ngành.
Hiện nay, với xu hướng phát triển in ấn ngày càng nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.Điều này tạo nên sự cạnh tranh quyết liệt và công ty cũng không nằm ngoài sự cạnh tranh đó. Các doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, cạnh tranh bằng giá in ấn trên thị trường…
Đầu tư nhiều vào tài sản dài hạn để nâng cao máy móc trang thiết bị nhưng hiệu quả mang về chưa cao.
61 Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, chế độ chính sách về quản lý tài chính doanh nghiệp ở Việt Nam thường
xuyên có thay đổi, đặc biệt là chính sách thuế. Điều này ảnh hưởng lớn tới các chỉ tiêu tài chính được tính toán qua các năm.Điều đó làm cho việc nhận xét, đánh giá không chuẩn xác về tình hình tài chính công ty, có thể đưa ra những quyết định tài chính không hợp lý.
Thứ hai, hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành chưa hoàn thiện.
Việc có được hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành để so sánh với chỉ tiêu của công ty sẽ giúp công ty hiểu rõ được hiệu quả hoạt động của công ty so với các công ty hoạt động cùng ngành.Qua đó đưa ra những chiến lược, quyết định đúng đắn, phát triển công ty bền vững.
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN HÀNG KHÔNG