Phân tích tình hình tài sản – nguồn vốn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần in Hàng Không (Trang 44 - 55)

Tài sản và nguồn vốn là hai khoản mục thể hiện đầy đủ và chi tiết nhất năng lực của công ty. Vì vậy việc nắm rõ cơ cấu tài sản, nguồn vốn là rất quan trọng và cần thiết đối với bất kì công ty nào trong hoạt động quản lý tài chính. Để biết hiệu quả hoạt động của

35

công ty trong ba năm trở lại đây ta đi phân tích tình hình tài sản – nguồn vốn của công ty trong ba năm 2011-2013:

 Tình hình tài sản

Bảng 2.3. Tình hình tài sản tại công ty giai đoạn 2011-2013

(Đvt: đồng)

(Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp)

Để làm rõ hơn bảng phân tích số liệu tài sản, nguồn vốn tại công ty ta có biểu đồ phân tích tỷ trọng tài sản của công ty qua các năm như sau:

Biểu đồ 2.2.Tình hình tài sản công ty giai đoạn 2011 - 2013

(Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp)

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 0,84% 0,76% 0,83% 0,16% 0,24% 0,17% TSDH TSNH Chỉ tiêu Tỷ trọng (%) 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 +/- % +/- % I. Tài sản 100,0 100,0 100,0 (479.373.761) (1,01) 1.934.640.011 4,12 1. TSNH 83,67 76,06 83,43 (3.974.519.426) (10,02) 5.072.198.124 14,21 2. TSDH 16,33 23,94 16,57 3.495.145.665 45,15 (3.137.558.113) (27,92)

Nhìn vào bảng và biểu đồ cơ cấu tài sản ta thấy trong cả ba năm 2011-2013, ta thấy tỷ trọng tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn không tăng hay giảm đều qua các năm mà có sự biến động tuy nhiên tỷ trọng tải sản ngắn hạn luôn lớn hơn tài sản dài hạn rất nhiều. Cụ thể tổng tài sản năm 2012 có sự giảm nhẹ là 1,01% so với năm 2011 nhưng đến năm 2013 tổng tài sản lại tăng mạnh 1.934.640.011 đồng tức 4,12% (tương đương tổng tài sản năm 2013 gấp lần 1,03 tổng tài sản năm 2011).

Bên cạnh sự biến động về giá trị tổng tài sản thì cơ cấu của từng thành phần trong đó cũng có sự biến động nhẹ. Năm 2012, tỷ trọng tài sản dài hạn tăng 7,61% nhưng đến năm 2013, tỷ lệ này lại giảm trở về gần bằng năm 2011 (tỷ trọng tài sản dài hạn năm 2013 chỉ cao hơn năm 2011 là 0,24%). Riêng năm 2012 có sự chuyển dịch cơ cấu tăng tài sản ngắn hạn, giảm tài sản dài hạn như vậy là do công ty đã đầu tư mua dây chuyền in Offset mới có khả năng cho ra các sản phẩm in với độ nét và độ bền cao hơn hẳn dây chuyền trước đây. Tuy năm 2012 tỷ trọng tài sản dài hạn có tăng nhưng cũng như năm 2011 và 2013, tỷ trọng loại tài sản này vẫn luôn nhỏ hơn nhiều so với tài sản ngắn hạn. Công ty đang tập trung đầu tư vào tài sản ngắn hạn, từ đó giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động đầu tư của công ty trở nên linh hoạt hơn.

Để thấy rõ hơn những biến động của tài sản ngắn hạn và dài hạn ta đi vào phân tích chi tiết tường khoản mục cụ thể:

37

Bảng 2.4. Cơ cấu tài sản ngắn hạn tại công ty giai đoạn 2011-2013

(Đvt: đồng)

(Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp)

Dựa vào bảng số liệu trên ta có biều đồ tỷ trọng của các khoản mục tài sản ngắn hạn như sau:

Chỉ tiêu

Tỷ trọng (%) 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 +/- % +/- %

Tài sản ngắn hạn 100,0 100,0 100,0 (3.974.519.426) (10,02) 5.072.198.124 14,21

1. Tiền, các khoản tương đương tiền 8,32 20,64 9,48 4.053.317.276 122,79 (3.490.249.386) (47,46) 2. Các khoản phải thu 50,72 46,19 57,46 (3.594.033.945) (17,86) 6.898.633.384 41,73 3. Hàng tồn kho 38,86 30,97 30,25 (4.385.929.612) (28,45) 1.301.494.095 11,80

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty giai đoạn 2011 - 2013

(Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp)

Tình hình biến động tài sản ngắn hạn:

Tiền và các khoản tương đương tiền: Trong ba năm 2011-2013, tiền và các khoản tương đương tiền có sự biến động về lượng cũng như tỷ lệ trong tài sản ngắn hạn. Năm 2012 tiền và các khoản tương đương tiền tăng mạnh 4.053.317.276 đồng tương đương 122,79% (tức tiền và các khoản tương đương tiền năm 2012 gấp 2,23 lần năm 2011). Năm 2012, tiền và các khoản tương đương tiền có sự tăng mạnh như vậy là do tiền mặtthu được từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác tăng mạnh trong khi tiền mặt chi trả cho người cung cấp hàng hoá dịch vụ, người lao động, chi trả lãi vay, chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và các chi khác cho hoạt động kinh doanh đều giảm. Bên cạnh đó, công ty cũng có một khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng Vietcombank với mức kỳ hạn dưới 1 tháng. Tiền và các khoản tương đương tiền cao như năm 2012 giúp cho công ty có thể kiểm soát và chủ động trong 0,08% 0,51% 0,39% 0,02% 2011 0,21% 0,46% 0,31% 0,02% 2012 0,09% 0,57% 0,30% 0,03% 2013 Tiền

Các khoản phải thu Hàng tồn kho TSNH khác

39

việc chi trả các khoản vay và các khoản chi phí nhưng điều đó đồng nghĩa với việc một lượng lớn thu nhập của công ty bị mất đi do tiền mặt chỉ để dữ trữ thay vì được đem đi đầu tư. Vì vậy đến năm 2013 công ty đã giảm tiền và các khoản tương đương tiền 3.490.249.386 đồng tương đương 47,46% để vừa đảm bào khả năng thanh toán, vừa tối đa hóa lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính.

Các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng biến động qua các năm. Năm 2012 các khoản phải thu giảm 3.594.033.945 đồng tức 17,86% so với năm 2011. Do trong năm 2012 công ty đã thực hiện chính sách thắt chặt, chú trọng vào việc thu hồi nợ nên các khoản phải thu ngắn hạn giảm. Có thể nói trong năm 2012 công ty đã thành công trong việc quản lý công nợ của mình mặc dù tỷ lệ này còn tương đối cao. Nhưng đến năm 2013, các khoản phải thu ngắn hạn đã tăng mạnh 41,73% (tương đương gấp 1,42 lần của năm 2012). Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2013 tăng là do công ty muốn thu hút thêm nhiều khách hàng nên áp dụng chính sách bán chịu, kéo dài thời hạn thanh toán cho các khách hàng thân thiết và khách hàng tiềm năng. Đây được coi là khoản tiền mà công ty cho khách hàng nợ và chưa có khả năng thu hồi, khoản tiền này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản của tài sản ngắn hạn của công ty. Trong cả ba năm 2011-2013, các khoản phải thu đều xấp xỉ ở mức ½ tổng tài sản ngắn hạn, đặc biệt năm 2013 khoản này còn chiếm tới 57,46%.

Hàng tồn kho là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong tổng tài sản của công ty và có xu hướng biến động qua các năm. Năm 2012 hàng tồn kho của công ty giảm 4.385.929.612 đồng tương ứng giảm 28,45% so với năm 2011. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty tốt hơn năm 2011. Sang đến năm 2013 khoản mục hàng tồn kho lại tăng 1.301.494.095 đồng so với năm 2012 tương ứng với tỷ lệ tăng 11,80%. Năm 2013 công ty đã tăng lượng hàng tồn kho lên do giá cả có xu hướng tăng nên công ty đầu cơ tích trữ hàng hoá. Trong ba năm trở lại đây công ty đã cố gắng đưa tỷ trọng hàng tồn kho giảm dần (ba năm 2011-2013 lần lượt là 38,86%, 30,97% và 30,25% tài sản ngắn hạn) tuy nhiên công tác quản lý hàng tồn kho của công ty vẫn chưa thực sự hiệu quả. Hàng tồn kho còn nhiều luôn chiếm tỷ lệ trên 20% tổng tài sản và trên 30% tài sản ngắn hạn và đang có xu hướng tăng giảm bất thường.

Tài sản ngắn hạn khác: khoản mục tài sản ngắn hạn chiếm một số lượng nhỏ trong tổng tài sản của công ty qua các năm. Năm 2011 khoản mục tài sản ngắn hạn chỉ chiếm 2,1% tài sản ngắn hạn của công ty trong năm. Sang năm 2012 khoản mục này lại giảm 47.873.145 đồng tương ứng giảm 5,76%. Nhưng mức giảm này nhỏ hơn nhiều mức giảm tài sản ngắn hạn là 3.974.519.426 đồng tương ứng 10,02% nên tỷ trọng của khoản mục này vẫn tăng 0,1% so với năm 2011. Sang năm 2013 khoản mục này lại có xu hướng tăng mạnh 362.320.031 đồng tương ứng tỷ lệ tăng 46,27% (tức gấp 1,46 lần của năm 2012). Tài sản ngắn hạn khác của công ty bao gồm chi phí trả trước ngắn hạn, thuế GTGT được khấu trừ, Thuế và các khoản phải thu Nhà nước và tài sản ngắn hạn khác. Theo bảng cân đối kế toán ta thấy có sự tăng mạnh ở khoản mục tài sản ngắn hạng khác này là do năm 2013 thuế GTGT được khấu trừ là 1.023.526.084 đồng lớn hơn nhiều của năm 2012 (tỷ lệ tăng là 63,74%). Tài sản ngắn hạn khác có sự biến động không đồng đều là do công ty có những biện pháp đầu tư tăng giảm theo từng năm tài chính, tuy nhiên sự tăng giảm này là không đáng kể và không có ảnh hưởng nhiều đến tài sản ngắn hạn cũng như tổng tài sản. Tình hình biến động tài sản dài hạn:

41

Bảng 2.5. Tình hình tài sản dài hạn tại công ty giai đoạn 2011-2013

(Đvt: đồng)

(Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp)

Để làm rõ hơn bảng phân tích số liệu tài sản dài hạn tại công ty ta có biểu đồ:

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu tài sản dài hạn của công ty giai đoạn 2011 - 2013

(Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp)

Trong giai đoạn năm 2011-2013 tài sản cố định của công ty có xu hướng biến động. Tài sản cố định của công ty năm 2011 là 6.280.793.436 đồng chiếm tỷ trọng 81,13% tài sản dài hạn nhưng chỉ là 13,25% tổng tài sản của công ty. Với một công ty chuyên về in ấn mà có tài sản cố định chiếm tỷ lệ như vậy là tương đối thấp. Máy móc thiết bị chưa được đầu tư nhiều thì chất lượng sản phẩm mang lại sẽ không được hiệu quả. Chính vì lý do đó như đã nói ở phần trên, sang năm 2012 công ty đã đầu tư mua mới một dây chuyền

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2011 2012 2013 0,81% 0,90% 0,93% 0,19% 0,10% 0,07% TSDH khác Tài sản cố định Chỉ tiêu Tỷ trọng (%) 2012/2011 2013/2012 2011 2012 2013 +/- % +/- % B. TSDH 100,0 100,0 100,0 3.495.145.665 45,15 (3.137.558.113) (27,92) 1. TSCĐ 81.13 89.75 92.78 3.804.430.373 60,57 (2.571.286.835) (25,50) 2. TS DH # 18.87 10.25 7.22 (309.284.708) (21,18) (566.271.278) (49,19)

in Offset mới và một số thiết bị hiện đại hơn. Điều đó làm cho tài sản cố định năm 2012 tăng mạnh 60,57% tương đương tăng 3.804.430.373 đồng so với năm 2011, nhưng đến năm 2013 lại giảm 25,50% tương đương 2.571.286.835 đồng so với năm 2012. Tuy về lượng tài sản cố định có biến động nhưng về tỷ trọng thì khoản mục này của công ty lại tăng đều qua từng năm. Tỷ trọng này trong ba năm 2011-2013 lần lượt là 81,13%, 89,17% và 92.78% tài sản dài hạn, cho thấy công ty đang ngày càng chú trọng đầu tư vào tài sản cố định hơn, cụ thể là máy móc, dây chuyền thiết bị. Điều này là rất phù hợp với hoạt động của công ty chủ yếu là sản xuất sản phẩm.

 Tình hình nguồn vốn

Muốn phân tích tình hình tài chính của công ty không chỉ đơn thuần phân tích tình hình tài sản mà còn phải phân tích sự biến động của nguồn vốn công ty. Bảng sau đây sẽ mô tả sự biến động của nguồn vốn trong 3 năm trở lại đây:

43

Bảng 2.6. Tình hình nguồn vốn tại công ty giai đoạn 2011-2013

(Đvt: đồng) Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 % % % +/- % +/- % Nguồn vốn 100,0 100,0 100,0 (479.373.761) (1,01) 1.934.640.011 4,12 A. Nợ phải trả 47,90 44,63 45,82 (1.765.162.904) (7,77) 1.447.171.655 6,91 1. Nợ NH 47,04 40,05 43,63 (3.504.344.904) (15,71) 2.522.998.928 13,42 2. Nợ DH 0,86 4,57 2,19 1.739.182.000 427,40 (1.075.827.273) (50,13) B. Vốn CSH 52,10 55,37 54,18 1.285.789.143 5,20 487.467.879 1,88

(Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp)

Biểu đồ 2.5. Tình hình nguồn vốn giai đoạn 2011 - 2013

(Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp)

Nhìn vào bảng cân đối kế toán ta thấy trong giai đoạn 2011-2012 nguồn vốn của công ty giảm nhẹ 479.373.761 đồng tương ứng giảm 1,01% so với năm 2011; đến năm 2013 nguồn vốn của công ty tăng 4,12% tương đương tăng 1.934.640.011 đồng so với năm 2012. Nguồn vốn của công ty chủ yếu tài trợ cho nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, cả 2 khoản mục này đều có cơ cấu trong tổng nguồn vốn có xu hướng biến động trong ba năm 2011-2013.

Nợ phải trả trong ba năm trở lại đây có xu hướng biến động cả về tỷ trọng và về lượng. Năm 2012 nợ phải trả giảm 1.765.162.904 đồng tương đương với mức giảm 7,77% so với năm 2011. Năm 2013, nợ phải trả của công ty tăng 6,91% tương đương tăng 1.447.171.655 đồng. Tốc độc tăng này lớn hơn tốc độ tăng của nguồn vốn, điều này là không tốt đối với công ty. Để làm rõ hơn về nợ phải trả này ta đi vào từng khoản mục nợ ngắn và dài hạn:

Nợ ngắn hạn có xu hướng biến động trong giai đoạn 2011-2013. Năm 2012 nợ ngắn hạn giảm 3.504.344.904 đồng tức là giảm 15,7% so với năm 2011. Đến năm 2013 nợ ngắn hạn tăng 2.522.998.928 đồng tương ứng tăng 13,42%, trở về gần xấp xỉ mức của năm 2011. Trong cả ba năm 2011-2013, nợ ngắn hạn luôn chiếm trên 40% tổng nguồn vốn (47,04%, 40,05% và 43,63% lần lượt cho ba năm). Đây 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

0,48% 0,45% 0,46%

0,52% 0,55% 0,54%

Vốn chủ sở hữu Nợ phải trả

45

được coi là tình hình chung của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh này. Vì khi nền kinh tế khó khăn, muốn kích thích được hoạt động bán hàng, muốn nhận được nhiều dự án cung cấp sản phẩm thì một trong những điều kiện quan trọng là tín dụng. Công ty áp dụng chính sách tín dụng nới lỏng để tạo điều kiện gia tăng doanh thu. Vì vậy, làm cho các khoản phải thu này tăng lên nhanh. Tuy nhiên, nếu như các khoản phải thu này tăng lên quá lớn thì doanh nghiệp đã bị chiếm dụng vốn, tạo chi phí vốn lớn, hình thành nợ khó đòi đồng thời gây áp lực thanh khoản nên các khoản phải trả ngắn hạn.

Nợ dài hạn trong giai đoạn 2011-2013 có sự biến động lớn. Năm 2012 nợ dài hạn tăng mạnh 1.739.182.000 đồng tương ứng tăng 427,40% (nợ dài hạn năm 2012 gấp tới 5,21 lần năm 2011), đến năm 2013 lại giảm 1.075.827.273 đồng tương ứng 50,13%. Trong cả ba năm này tỷ trọng của tài sản dài hạn trong tổng nguồn vốn luôn rất nhỏ, kể cả năm 2012.

Vốn chủ sở hữu trong giai đoạn 2011-2013 có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2012 vốn chủ sở hữu của công ty tăng 1.285.789.143 đồng tương ứng tăng 5,2% so với năm 2011. Sang năm 2013 nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tiếp tục tăng 487.467.879 đồng tăng tương ứng 1,88% so với năm 2012. Sự tăng lên này của vốn chủ sở hữu cho thấy khả năng tự chủ tài chính của công ty đang ngày càng tăng lên.

2.2. Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần In Hàng Không giai đoạn 2011-2013

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần in Hàng Không (Trang 44 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)