QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua thuốc generic của bác sĩ, dược sĩ tại thành phố hồ chí minh (Trang 38)

3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ được sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính là một dạng nghiên cứu khám phá, trong đó dữ liệu được thu thập ở dạng định tính thông qua công cụ chính là quan sát, thảo luận tay đôi và thảo luận nhóm (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Kết quả của nghiên cứu định tính là cơ sở để xây dựng bảng câu hỏi chính thức cho nghiên cứu định lượng.

Các thang đo được kế thừa từ các nghiên cứu có liên quan trước đây, tuy nhiên các chính sách về dược phẩm từng thị trường ở các quốc gia có những đặc điểm khác nhau. Vì thế, các thang đo này sẽ được tác giả điều chỉnh, bổ sung về mặt từ ngữ sao cho phù hợp với nghiên cứu đề tài của tác giả tại TP.HCM, Việt Nam.

Trong nghiên cứu này, nghiên cứu định tính được thực hiện bằng kỹ thuật thảo luận nhóm với 10 người là những người đã mua thuốc Generic và đang sử dụng thuốc để điều trị cho bệnh nhân là các bác sĩ và dược sĩ nhằm khám phá thêm những yếu tố mới nếu có. Sau đó tiếp tục thực hiện thảo luận cùng với 5 người là chuyên gia về quyết định mua bán thuốc và có hiểu biết về ngành y dược nhằm đánh giá lại, hiệu chỉnh và bổ sung lại thang đo nghiên cứu sao cho phù hợp. Thảo luận nhóm được thực hiện tại TP.HCM thông qua dàn bài lập sẵn kèm theo bảng thang đo nháp ban đầu. (Phụ lục 1)

3.2.1.1. Trình tự nghiên cứu định tính

Để thảo luận điều chỉnh thang đo tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm dựa trên dàn bài thảo luận do tác giả đã lập sẵn và thang đo sơ bộ. Cụ thể như sau:

Giới thiệu các thành viên được mời đến tham dự biết sơ lược về đề tài đang nghiên cứu.

Tiếp theo, tác giả thảo luận với các thành viên về một số câu hỏi mở có tính chất khám phá để xem họ nhận định như thế nào về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua thuốc Generic tại TP. HCM.

Cuối cùng, tác giả giới thiệu các yếu tố ảnh hưởng đến đến quyết định mua thuốc Generic tại TP. HCM để họ thảo luận và bày tỏ quan điểm của mình. Các thành viên khác đưa ra quan điểm phản biện lại ý kiến của thành viên trước đó cho đến khi không còn quan điểm của ai, các thành viên cho biết ý kiến bằng văn bản, tác giả tổng hợp và giữ lại những ý kiến này. Nhằm mục đích đo lường các yếu tố trong mô hình bằng bảng câu hỏi so với hoàn cảnh thực tế đã phù hợp chưa.

3.2.1.2. Kết quả nghiên cứu định tính

Kết quả của nghiên cứu định tính cho thấy hầu hết 10 thành viên tham gia thảo luận nhóm đều đồng ý và thống nhất các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua thuốc Generic tại TP. HCM: (1)chất lượng thuốc, (2)giá thuốc, (3)danh tiếng công ty dược, (4)quà tặng hữu hình, (5)sự chuyên nghiệp, (6)ảnh hưởng chuyên gia đầu ngành, (7)tính cách PSR. Ngoài ra còn có các yếu tố khác như kinh nghiệm sử dụng thuốc, bao bì, phương án giao nhận …Tuy nhiên, các yếu tố này chỉ được số ít người cho là quan trọng, không cần thiết. Do đó, các yếu tố trên sẽ được tác giả sử đụng để tiến hành nghiên cứu. Như vậy các giả thuyết và mô hình nghiên cứu sau nghiên cứu định tính không có sự điểu chỉnh nào so với giả thuyết và mô hình đã đề xuất trước. Mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu vẫn giữ nguyên.

3.2.1.3. Thiết kế bảng khảo sát

Sau khi hoàn tất việc hiệu chỉnh và xây dựng các thang đo phù hợp với nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua thuốc Generic của bác sĩ, dược sĩ tại TP. HCM, tác giả tiến hành thiết kế bảng câu hỏi chính thức nhằm phục vụ cho việc thu thập dữ liệu khảo sát. Bảng câu hỏi bao gồm 2 thành phần sau:

Thông tin các phát biểu của những đối tượng được khảo sát: Ghi nhận mức độ đồng ý về các biến quan sát đo lường cho các khái niệm trong mô hình. Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ đo lường từ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý để đánh giá mức độ đồng ý hay không đồng ý của đối tượng được khảo sát được trình bày ở bảng 3.1 dưới đây:

Bảng 3. 1: Bảng thang đo Likert 5 điểm Hoàn toàn

không đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý

Hoàn toàn đồng ý

1 2 3 4 5

Nguồn: Nguyễn Đình Thọ năm 2013 Thông tin nhân khẩu học: Bao gồm các câu hỏi đóng dùng để ghi nhận các thông tin liên quan đến đối tượng nghiên cứu, bao gồm giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, đơn vị công tác, thời gian công tác. Đây là phần câu hỏi phục vụ cho việc mô tả các nhóm đối tượng khách hàng. Các thông tin này nhằm để phân loại các nhóm khách hàng khác nhau và phân tích dữ liệu về sau.

3.2.2. Nghiên cứu chính thức

Được sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua thuốc Generic bác sĩ, dược sĩ tại TP. HCM. Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu định lượng được thu thập bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện với cỡ mẫu dự kiến là N =300 dựa trên bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế với thang đo Likert 5 mức độ như đã nêu trên. Các thang đo của mô hình nghiên cứu được đánh giá độ tin cậy và kiểm định Cronbach Alpha bằng phần mềm thống kê SPSS 23.0. Kế đến phân tích nhân tố khám phá EFA với kiểm định KMO và Eigenvalue. Phân tích hồi quy nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tác động đến quyết định mua của người mua với kiểm định F và hệ số Sig. Cuối cùng kiểm định T-Test, ANOVA giúp tác giả so sánh khác biệt về quyết định mua thuốc Generic của bác sĩ, dược sĩ tại TP.HCM theo giới tính, độ tuổi, trình độ, cơ quan làm việc và thời gian công tác như thế nào. (Phụ lục 2)

3.3 XÂY DỰNG THANG ĐO

3.3.1 Yếu tố chất lượng thuốc Generic

Bảng 3. 2 Thang đo chất lượng thuốc generic

Mã hóa Thang đo Nguồn tham khảo

CL1 Hiệu quả điều trị của thuốc Generic đã được chứng minh bằng các nghiên cứu lâm sàng

Ermest Cyril & Mee-kon N. Felix (2006), Lalit Kumar Sharma (2012), Kareem và cộng sự. (2011)

CL2 Hiệu quả điều trị của thuốc Generic có thể dự đoán trước được

CL3 Chất lượng của thuốc generic được công nhận là ổn định như thuốc gốc phát minh

CL4 Thuốc Generic có hiệu quả tương đương với thuốc gốc phát minh

Hình 3. 2 Quy trình nghiên cứu Kết luận

Kiểm định giả thiết nghiên cứu

Bảng hỏi khảo sát sơ bộ Điều tra sơ bộ

Điều chỉnh bảng câu hỏi sơ bộ Khảo sát chính thức

Kiểm định thang đo bằng Cronbach’s alpha

Phân tích nhân tố (EFA)

Bảng hỏi khảo sát chính thức

Phân tích độ tin cậy Vấn đề nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước

3.3.2 Yếu tố sự phù hợp giá thuốc Generic

3.3.3 Yếu tố danh tiếng công ty dược sản xuất thuốc Generic

Bảng 3. 4 Thang do danh tiếng công ty dược sản xuất thuốc Generic

Mã hóa Thang đo Nguồn tham khảo

DT1 Hiện tại thuốc biệt dược Generic được chấp

nhận sử dụng hầu hết trên thế giới Ermest Cyril & Mee-kon N. Felix (2006), Lalit Kumar Sharma (2012), Kareem và cộng sự. (2011)

DT2 Thuốc generic rất đáng tin cậy nhờ thừa hưởng chứng minh lâm sàng của thuốc gốc gần 20 năm

DT3 Hầu hết các công ty dược danh tiếng đều giàu kinh nghiệm sản xuất thuốc Generic

DT4 Thuốc Generic được sản xuất bởi các công ty dược có danh tiếng

3.3.4 Yếu tố chuyên nghiệp của PSR

Bảng 3. 3 Thang đo sự phù hợp giá thuốc generic

Mã hóa Thang đo Nguồn tham khảo

GC1 Giá thuốc Generic ở TP.HCM là phù hợp Lalit Kumar Sharma (2012).

GC2 Giá thuốc Generic ở TP.HCM rẻ hơn nhiều so với thuốc gốc phát minh

GC3 Giá của thuốc Generic là thỏa đáng với giá trị nó mang lại cho bệnh nhân của tôi

GC4 Giá của thuốc Generic phù hợp với khả năng chi trả của bệnh nhân ở TP.HCM

Bảng 3. 5 Thang đo sự chuyên nghiệp của PSR

Mã hóa Thang đo Nguồn tham khảo

CN1 Trình dược viên thuốc Generic làm việc chuyên nghiệp hơn trình dược viên thuốc gốc phát minh

Ermest Cyril & Mee-kon N. Felix (2006), Lalit Kumar Sharma (2012), Kareem và cộng sự. (2011)

CN2 Trình dược viên thuốc Generic làm việc tận tình hơn trình dược viên thuốc gốc phát minh CN3 Trình dược viên thuốc Generic có kiến thức

chuyên môn tốt

CN4 Trình dược viên thuốc Generic rất uy tín khi làm việc với khách hàng

3.3.5 Yếu tố ảnh hưởng chuyên gia đầu ngành

Bảng 3. 6 Thang đo chuyên gia đầu ngành

Mã hóa Thang đo Nguồn tham khảo

AH1 Những kinh nghiệm sử dụng thuốc Generic từ các bác sĩ đầu ngành là rất bổ ích cho tôi

Kareem và cộng sự (2011)

AH2 Những kinh nghiệm sử dụng thuốc Generic từ các bác sĩ đầu ngành là những thông tin đáng tin cậy cho tôi

AH3 Những kinh nghiệm sử dụng thuốc Generic từ các bác sĩ đầu ngành giúp tôi sử dụng thuốc tốt hơn

3.3.6 Tính cách PSR

Bảng 3. 7 Thang đo tính cách PSR

Mã hóa Thang đo Nguồn tham khảo

TC1 Trình dược viên thuốc Generic làm việc sôi nổi hơn trình dược viên thuốc gốc phát minh

Kareem và cộng sự, Ermest Cyril & Mee-kon N. Felix (2006)

TC2 Trình dược viên thuốc Generic làm việc cẩn thận hơn trình dược viên thuốc gốc phát minh

TC3 Trình dược viên thuốc Generic nói

chuyện hấp dẫn hơn trình dược viên thuốc gốc phát minh

TC4 Trình dược viên thuốc Generic biết lắng nghe hơn trình dược viên thuốc gốc phát minh

3.3.7 Yếu tố quà tặng hữu hình từ công ty Generic

Bảng 3. 8 Quà tặng hữu hình

Mã hóa Thang đo Nguồn tham khảo

QT1 Những chuyến du lịch hội thảo, hội nghị của công ty mang lại nhiều điều bổ ích cho tôi

Kareem và cộng sự. (2011)

QT2 Mua thuốc Generic luôn nhận được quà có giá trị

QT3 Các công ty sản xuất thuốc Generic sẵn sàng cung cấp nhiều tài liệu y khoa bổ ích

QT4 Mua thuốc Generic nhận được nhiều lợi ích hơn mua thuốc gốc phát minh

3.4 PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU 3.4.1 Phương pháp lấy mẫu 3.4.1 Phương pháp lấy mẫu

Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu phi xác suất, sự thuận tiện đối với bác sĩ và dược sĩ đang làm việc tại TP. HCM. Lý do tác giả chọn mẫu phi xác suất bởi vì “thang đo là một khái niệm nghiên cứu bao gồm một tập biến quan sát. Tập biến này thực sự là một mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu phán đoán từ một đám đông bao gồm nhiều biến quan sát đo lường khái niện nghiên cứu đó, về lý thuyết mẫu thì mẫu này phải được chọn theo phương pháp xác suất thì mới đại diện cho đám đông nhưng chúng ta không thực hiện được điều này” (Nguyễn Đình Thọ (2013), trang 302. Hơn nữa, vì hạn chế nguồn nhân lực chọn mẫu phi xác suất tiết được thời gian, chi phí và công sức. Việc lấy mẫu hoàn toàn thuận tiện, tuy nhiên việc chọn 4 bệnh viện và hơn 150 nhà thuốc trên quận Tân Bình và tân Phú: Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Bệnh Viện Hooc Môn, Bệnh Viện Hồng Đức và Bệnh Viện Triều An. Việc phỏng vấn được tiến hành phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng khảo sát của tác giả.

3.4.2 Kích thước mẫu

Có rất nhiều công thức và kinh nghiệm để tính ra kích cỡ mẫu khảo sát cho phù hợp. Kích cỡ mẫu cần thiết phụ thuộc vào kỷ thuật phân tích. Đối với đề tài sử dụng phương phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA), theo Hair và cộng sự (2009) cho rằng kích thước mẫu là n ≥140 + m (với m là số lượng biến độc lập và phụ thuộc), hoặc n ≥ 50 + m nếu m < 5 là có ý nghĩa để phân tích. Theo Nguyễn Đình Thọ (2013),

thì cỡ mẫu tối thiểu để phân tích EFA phải là (5*k + 50) trong đó k là số biến quan sát độc lập và phụ thuộc, cho nên mẫu tối thiểu trong nghiên cứu này là 5*31 +50 = 255, và điều kiện mẫu tối thiểu để phân tích hồi quy bội là 8*m +50, trong đó m là yếu tố độc lập và phụ thuộc nên mẫu tối thiểu để phân tích hồi quy là 8*8+50=114, vi vậy max của hai điều kiện trên của nghiên cứu này mẫu tối thiểu phải là 255 là đủ điều kiện để phân tích cho hai phương pháp, cho nên để cho bài nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn cao hơn tác giả chọn kích thước mẫu là 300 làm mẫu nghiên cứu cho luận văn này, và trong thực tế nếu cỡ mẫu càng lớn hơn mức tối thiểu càng tốt vì để trừ hao hụt xảy ra khi khảo sát trong thực tế.

3.4.3 Bảng khảo sát định lượng

Bảng khảo sát định lượng được thực hiện qua hai bước. Đầu tiên, dựa trên cơ cở lý thuyết, tham khảo các tài liệu, nghiên cứu trước đó và căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu hình thành nên bảng khảo sát sơ bộ. Sau đó bảng này được đem đi khảo sát khoảng 50 cá nhân bằng cuộc khảo sát sơ bộ định lượng Nguyễn Đình Thọ (2013) trang 300.

Tác giả tiến hành tổng hợp và đúc kết những ý kiến đóng góp của các chuyên gia được khảo sát, sau đó tác giả đã hoàn thành bảng hỏi chính thức trình bày ở phụ lục 2 trang iv.

3.4.4 Thu thập thông tin mẫu nghiên cứu

Thông tin mẫu nghiên cứu được thu thập bằng kỷ thuật phỏng vấn trực tiếp những bác sĩ, dược sĩ đang làm việc tại TP. HCM được chọn ra từ phần thiết kế mẫu nghiên cứu.

Sau khi tiến hành phỏng vấn thông qua 300 bảng câu hỏi được phát đi, tổng số bảng hỏi thu được là 300, tác giả gạn lọc được 295 bản trả lời hoàn chỉnh của bác sĩ và dược sĩ. Kết quả này được nhập vào ma trận dữ liệu trên phần mềm SPSS 23.0 và được làm sạch trước khi sử dụng để thống kê và phân tích dữ liệu.

3.5 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Trình tự phân tích dữ liệu được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị dữ liệu: sau khi nhận lại các bản trả lời, tác giả tiến hành làm sạch dữ liệu, mã hóa các dữ liệu cần thiết trong bảng câu hỏi vào phần mềm SPSS 23.0

Bước 3: Phân tích độ tin cậy: tiến hành đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha

Bước 4: Phân tích nhân tố khám phá Bước 5: Phân tích tương quan Pearson Bước 6: Phân tích hồi quy bội

Bước 7: Kiểm định mô hình và kiểm định giả thuyết

Bước 8: Kiểm định sự khác biệt theo các đặc điểm nhân khẩu học

3.5.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Phân tích độ tin cậy thông qua nhận xét hệ số Cronbach’s Alpha để loại những biến không phù hợp. Hệ số Cronbach’s Alpha càng cao thì độ tin cậy của thang đo càng cao. Sử dụng phương pháp Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố khám phá EFA để loại những biến không phù hợp vì các biến này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2011).

Hệ số tin cậy chỉ cho biết các biến đo lường có liên kết với nhau hay không, nhưng không cho biết biến nào cần loại và giữ biến nào. Do đó, kết hợp sử dụng hệ số tương quan biến tổng để loại ra những biến không đóng góp nhiều cho khái niệm cần đo ( Hoàng Trọng & Chu Mộng Ngọc, 2008).

Các chỉ tiêu đánh giá

Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha > 0.8 là thang đo tốt, 0.7 đến 0.8 là sử dụng được ( Hoàng Trọng & Chu Mộng Ngọc, 2008).

0.6 ≤ Cronbach’s Alpha ≤ 0.95 và tương quan biến tổng > 0.3 là đạt yêu cầu (Hoàng Trọng, 2008 trang 353; Nguyễn Đình Thọ, 2013, trang 404).

Hệ số tương quan biến tổng, các biến quan sát có tương quan biến tổng < 0.3 được xem là biến có độ tương quan thấp và không phù hợp thì se bị loại và thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu. Đối với nghiên cứu này, các biến có hệ số tương quan biến tổng < 0.3 sẽ bị loại và hệ số Cronbach’s Alpha > 0.6 là đạt yêu cầu thì thang đo được giữ lại và đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua thuốc generic của bác sĩ, dược sĩ tại thành phố hồ chí minh (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)