Giá thuốc mà không ảnh hưởng đến quyết định mua trong những sản phẩm thông thường là một điều vô lý, nhưng trong nghiên cứu này sản phẩm là một sản phẩm đặc biệt thuốc Generic (thuốc tây) cho nên giá cả không ảnh hưởng cũng rất hợp lý vì người mua (bệnh nhân) là người mua đích, nhưng người quyết định lại là BS, DS do đó giá thuốc ở đây không phải là vấn đề quan trọng đối với BS, DS mà họ quan tâm làm sao điều trị cho bệnh nhân nhanh chóng hết bệnh mới là mục đích chính của BS, DS. Về phía người mua đích là bệnh nhân thông thường ta sử dụng thuốc trong những trường hợp cần thiết như bệnh tật hoặc muốn tăng cường sức khỏe, cho nên họ mua trong những lúc rất cần thiết cho nên giá cả cũng không phải là yếu tố quan trọng nữa mà là sức khỏe bệnh tật của chúng ta mới quan trọng. Vì vậy trong thực tế các tổ chức như bệnh viện, nhà thuốc mua thuốc về chưa hẳn thuốc rẻ đã mua, mà mua những thuốc gì cần thiết cho công tác khám điều trị cho bệnh nhân sao cho hiệu quả.
Việc quản lý giá thuốc hiện nay đang được giao cho 3 Bộ: Tài chính, Công Thương và Y tế cùng các hội đồng chuyên môn đảm nhiệm. Với quan điểm không nên để tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”, Bộ Y tế đã có đề nghị với Quốc hội và Chủ tịch Quốc hội đã kết luận “Bộ Y tế chỉ nên làm công tác chuyên môn”. Vì vậy hiện tại giá thuốc vô cùng phức tạp mà các bộ ngành cũng chưa thống nhất được mặt dù đã có hàng trăm văn bản chỉ đạo nhưng giá thuốc cũng không ổn định ví dụ cùng một hàm lượng, hoạt chất công dụng giống nhau cùng sản xuất trên một quốc gia nhưng giá thuốc hoàn toàn khác nhau. Chính vì vậy người mua thực sự là BS, DS và người mua đích là bệnh nhân cũng không biết giá thuốc như thế nào là hợp lý cho nên trong nghiên cứu của tác giả thì biến quan sát về giá thuốc bị loại ngay từ phân tích nhân tố khám phá EFA là hoàn toàn hợp lý.
Theo quy định chung của thế giới và của Việt Nam, tất cả các mặt hàng thuốc lưu hành tại thị trường Việt Nam phải được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành. Để được cấp số đăng ký lưu hành, hồ sơ đăng ký sản phẩm đã phải được các Hội đồng chuyên gia đầu ngành thẩm định đầy đủ về tiêu chuẩn chất lượng thuốc, các dữ liệu lâm sàng về an toàn, hiệu quả của thuốc. Cụ thể, tất cả các thuốc lưu hành tại thị trường Việt Nam phải đạt tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam hoặc các
tiêu chuẩn Dược điển Mỹ (USP), Dược điển Anh (BP), tiêu chuẩn Dược điển châu Âu... Ngoài ra, đối với một số nhóm hoạt chất phải thực hiện nghiên cứu đánh giá tương đương sinh học so sánh với các thuốc phát minh theo quy định để được cấp số đăng ký lưu hành.