NHỮNG HẠN CHẾ, TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ TNDN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ

Một phần của tài liệu đề tài hoàn thiện công tác kiểm tra thuế tndn tại chi cục thuế quận 8 tp hcm (Trang 61 - 68)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC DOANH

2.4 NHỮNG HẠN CHẾ, TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ TNDN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ

KIỂM TRA THUẾ TNDN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN 8

2.4.1 Những hạn chế và tồn tại 2.4.1.1 Về chính sách, pháp luật thuế

+ Luật Doanh nghiệp thông thoáng, việc thành lập doanh nghiệp rất dễ dàng, không bị ràng buộc bởi các điều kiện về vốn, nhân thân, cơ quan cấp phép đăng ký kinh doanh không thực hiện tốt việc hậu kiểm do đó nhiều doanh nghiệp lợi dụng thành lập doanh nghiệp để kinh doanh trốn thuế, mua bán hóa đơn …

+ Thiếu các cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ công tác ấn định thuế Thu nhập doanh nghiệp có tính chất hệ thống và căn cứ pháp lý như: Không có bảng tỷ lệ ấn định thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp vi phạm để thống nhất trong việc xử lý của cơ quan thuế.

+ Thuế Thu nhập doanh nghiệp quá nhiều ưu đãi, miễn, giảm. Việc quy định các điều kiện để hưởng ưu đãi không đáp ứng được tính đơn giản, tạo ra nhiều cơ hội để doanh nghiệp lợi dụng để được hưởng ưu đãi, còn doanh nghiệp đáng lẽ ra thuộc diện ưu đãi nhưng không thực hiện được.

+ Chính sách về thuế Thu nhập doanh nghiệp thường xuyên thay đổi, nhất là trong năm 2013 và đầu năm 2014, dẫn đến công chức kiểm tra xử lý còn lúng túng, mất thời gian và nhiều rủi ro.

+ Triển khai các qui trình kiểm tra và các văn bản hướng dẫn Luật liên quan chưa phù hợp tình hình thực tế, nên khó chuẩn hóa trong triển khai nhiệm vụ, còn sức ỳ. Trách nhiệm của trưởng đoàn rất lớn, nên tâm lý ngán ngại làm trưởng đoàn …

+ Có trường hợp kiểm tra kéo dài, chậm kết thúc hồ sơ: do phát sinh các tình huống trong quá trình kiểm tra; Đoàn Kiểm tra không chủ động, không lường trước được hướng xử lý vướng mắc, về chính sách không có hướng giải quyết. Đến khi kết thúc kiểm tra mới trình xin ý kiến xử lý, hoặc làm văn bản xin ý kiến cấp trên; các niên độ kiểm tra dài liên quan đến nhiều thời hiệu áp dụng văn bản, Luật nên dễ dẫn đến việc sai sót trong kết luận. Ngoài ra việc thiếu kiên quyết khi các doanh nghiệp có biểu hiện không giải trình dẫn đến kéo dài thời gian kiểm tra.

+ Các quy định xác định hành vi vi phạm chưa mang tính khả thi cao. Việc quy định hành vi khai sai còn mang tính chung chung, không rõ ràng gây khó khăn cho việc áp dụng xử lý hành vi vi phạm cho công chức kiểm tra. Hơn nữa các doanh nghiệp lợi dụng việc khai sai các căn cứ tính thuế để trốn thuế (chưa điều chỉnh, ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ khai thuế) nhưng khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện thì doanh nghiệp tự giác nộp đủ số tiền thuế khai thiếu vào Ngân sách Nhà nước trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền lập biên bản kiểm tra thuế thì xử lý phạt khai sai. Dẫn đến tính răn đe, ngăn ngừa không đủ mạnh.

2.4.1.2 Về doanh nghiệp

Do đa số doanh nghiệp ở địa bàn Quận 8 là doanh ngiệp nhỏ và siêu nhỏ, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ dẫn đến nhiều doanh nghiệp không mở đầy đủ sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ, hiểu biết pháp luật về thuế nói chung cũng như thuế Thu nhập doanh nghiệp nói riêng chưa sâu.

Kê khai doanh thu và chi phí không trung thực (nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng việc thiếu kiểm tra của cơ quan thuế, lập chứng từ hóa đơn không trung thực, kê khai doanh thu thấp hơn thực tế, vi phạm trong việc kê khai doanh thu, chi phí, và sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để hợp thức hóa chi phí nhằm trốn thuế; thành lập doanh nghiệp để mua bán hóa đơn; cố tình chậm nộp thuế…

2.4.1.3 Về ứng dụng tin học trong công tác kiểm tra

Công tác cập nhật cơ sở dữ liệu người nộp thuế phục vụ cho hoạt động kiểm tra thuế Thu nhập doanh nghiệp thiếu chính xác, đầy đủ, kịp thời trước hết là do nhận thức chưa đầy đủ về trách nhiệm của các bộ phận chức năng trong đơn vị. Mặt khác các bộ phận trong cơ quan thuế thiếu sự phối hợp, kiểm tra, đối chiếu thông tin với thực tế quản lý, công chức phụ trách chưa khai thác sử dụng thông tin trên mạng nên không phát hiện ra dữ liệu bị sai sót.

Về sử dụng ứng dụng TTR hiện nay được thực hiện khá chi tiết và mất nhiều thời gian, trong khi các thông tin kết xuất từ ứng dụng không phục vụ được cho công tác lập báo cáo thống kê theo quy định của ngành.

2.4.1.4 Phương pháp thực hiện

Tình trạng thiếu nhân lực, đặc biệt là thiếu nhân lực cho bộ phận kiểm tra thuế. Từ năm 2012 đến nay chỉ bổ sung thêm 13 công chức mới và 02 công chức ở đơn vị khác chuyển về (bổ sung cho bộ phận kiểm tra là 6 công chức). Nhưng số lượng công chức chuyển đi là 02 công chức, số lượng công chức nghỉ hưu là 35 công chức (trong đó bộ phận kiểm tra là: 3 công chức nghỉ hưu, 1 công chức chuyển đi, 3 công chức luân chuyển sang bộ phận khác).

Kỹ năng thực hiện các phương pháp kiểm tra thuế Thu nhập doanh nghiệp của công chức kiểm tra thuế còn hạn chế. Số lượng công chức làm công tác kiểm tra trên 45 tuổi chiếm 41% trên tổng số công chức làm công tác kiểm tra. Do đó phương pháp thực hiện chủ yếu là thủ công và kinh nghiệm. Chưa khai thác hết số liệu từ hệ thống. Một số cán bộ làm kiểm tra còn chưa nắm vững các chính sách thuế, chưa thành thạo về kế toán doanh nghiệp, phân tích đánh giá tài chính doanh nghiệp để có điều kiện phát hiện gian lận về thuế. Nghiêm trọng hơn là một số cán bộ kiểm tra có biểu hiện vụ lợi, ý thức trách nhiệm pháp luật thấp, lợi dụng công tác kiểm tra để gây phiền hà, sách nhiễu đối tượng nộp thuế.

Phương pháp kiểm tra phần lớn còn nhằm vào tất cả các cơ sở kinh doanh, chưa áp dụng việc phân tích các tiêu chí rủi ro một cách toàn diện, đầy đủ, thống nhất trong toàn hệ thống; phương pháp phân tích theo tiêu chí rủi ro chỉ áp dụng một số tiêu chí cơ bản như doanh thu, chi phí nên chưa đánh giá được mức rủi ro của doanh nghiệp; Việc thu thập, khai thác thông tin người nộp thuế phục vụ cho phân tích đánh giá rủi ro còn chưa tập trung, thống nhất. Sổ tay nghiệp vụ kiểm tra chưa hoàn thiện. Phương pháp kỹ năng kiểm tra còn chậm chuyển biến, chưa theo kịp diễn biến và sự phát triển của các doanh nghiệp.

Công tác lập kế hoạch chưa bao quát hết các loại hình doanh nghiệp, dữ liệu chưa được cập nhật thường xuyên, dẫn đến chưa loại trừ được các doanh nghiệp có rủi ro thấp, doanh nghiệp được kiểm tra liên tục, chưa chỉ ra được doanh nghiệp có rủi ro cao có khả năng khai thác số thu lớn.

chính sách pháp luật, xử lý về thuế chưa thuyết phục doanh nghiệp và thể hiện văn hóa ứng xử với người nộp thuế.

Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế còn chưa đều khắp, nội dung chưa đa dạng, phong phú.

Số công chức làm công tác kiểm tra vừa thiếu, vừa không đồng đều trong công tác chuyên môn dẫn đến hiệu quả, chất lượng chuyên môn còn nhiều hạn chế.

2.4.1.5 Về chất lượng cuộc kiểm tra

 Còn hình thức trong phân công phân nhiệm vụ cho thành viên ở một số đoàn kiểm tra, một số thành viên còn ỷ lại trưởng đoàn dồn đẩy trách nhiệm và công việc cho trưởng đoàn, khiến công việc dồn ứ, không đẩy nhanh được tiến độ kiểm tra.

 Còn trường hợp ban hành quyết định xử lý không đúng mẫu, ghi không đầy đủ hoặc ghi sai văn bản vi phạm pháp luật làm căn cứ ban hành Quyết định xử lý; ghi sai ngày lập biên bản; xác định hành vi vi phạm không đúng điều, khoản của văn bản pháp luật áp dụng xử lý; số liệu xử lý truy thu thuế trên quyết định không đúng với ghi nhận trong biên bản kiểm tra; mức xử phạt không phù hợp với hành vi vi phạm hoặc đã quá thời hiệu xử phạt; ban hành quyết định chậm quá thời hạn quy định; xử lý trường hợp hóa đơn của doanh nghiệp bỏ trốn chưa đúng theo hướng dẫn tại công văn 7333/BTC của Bộ Tài Chính; có trường hợp chỉ xử lý truy thu thuế mà không xử phạt vi phạm theo quy định; tống đạt quyết định không có ghi ngày nhận và chữ ký của người nhận.

 Cơ quan thuế chưa được giao chức năng khởi tố điều tra các vụ án vi phạm pháp luật về thuế, phải chuyển hồ sơ sang cơ quan Công an để điều tra xử lý theo Luật định. Tuy nhiên khi chuyển hồ sơ sang cơ quan công an phải thụ lý hồ sơ từ đầu, do đó kết quả điều tra rất chậm.

 Kết quả kiểm tra thuế Thu nhập doanh nghiệp các năm qua tỷ lệ phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật thuế chiếm tỷ lệ cao; công tác kiểm tra hàng năm chỉ tập trung vào các doanh nghiệp qua phân tích rủi ro, nhưng vẫn chưa thực hiện kiểm tra hết; chưa hoàn thành kế hoạch giao của Cục thuế do thiếu lực lượng công chức làm công tác kiểm tra.

 Nhiều hồ sơ giải quyết liên quan đến nhiều thời kỳ, xử lý liên quan đến thời hiệu, hiệu lực của nhiều văn bản, quan điểm xử lý giữa các đoàn, các đội ở một số trường hợp còn chưa thống nhất.

2.4.2 Nguyên nhân

Về phía đối tượng nộp thuế.

- Trình độ hiểu biết của các doanh nghiệp về pháp luật, chính sách thuế, các chế độ hạch toán kế toán, chế độ sử dụng hoá đơn chứng từ… còn hạn chế.

- Nhiều doanh nghiệp tìm mọi cách gian lận thuế và có nhiều biểu hiện tiêu cực trong quá trình hạch toán, cố tình bỏ sót các khoản thu, khai tăng chi phí nhằm làm giảm số thuế phải nộp.

 Về phía cơ quan thuế:

- Một số cán bộ thuế có trình độ quản lý còn yếu, chưa nắm bắt được những thông tin về hoạt động sản xuất – kinh doanh diễn ra thực tế tại các doanh nghiệp. Do đó, chưa quản lý tốt đối tượng nộp thuế. Có một số cán bộ chưa có tinh thần trách nhiệm trong công tác quản lý, cấu kết với đối tượng nộp thuế rút tiền của nhà nước.

- Hoạt động tuyên truyền hỗ trợ đối tượng nộp thuế chưa thực sự được chú trọng. - Công tác kiểm tra chưa được thực hiện tốt nên kết quả chưa cao, chưa xây dựng một đề cương cụ thể nên còn lúng túng. Tỷ lệ doanh nghiệp được kiểm tra trong năm còn rất thấp, chỉ tập trung kiểm tra quyết toán thuế. Công tác xác minh hoá đơn chiếm nhiều thời gian làm kéo dài hồ sơ kiểm tra.

- Chính sách thuế vẫn chưa chặt chẽ, nhiều doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở của pháp luật để trốn thuế mà không phải là hành vi phạm pháp.

Cơ quan thuế vẫn chưa có một hệ thống thông tin đầy đủ về đối tượng nộp thuế để phục vụ tôt cho yêu cầu quản lý. Mặt khác, hệ thống tin học về cơ bản đã được ứng dụng trong quản lý nhưng chưa được ứng dụng rộng rãi.

Ngoài ra chi cục thuế Quận 8 còn phải thực hiện các công tác khác theo chỉ đạo của lãnh đạo như: Tuyên truyền phổ biến công tác kê khai qua mạng, hướng dẫn sử dụng hóa đơn tự in, tuyên truyền phổ biến công tác nộp thuế điện tử … Do đó công tác

quản lý đã chi phối nhiều thời gian làm hạn chế thời gian cho công tác kiểm tra của chi cục thuế.

Tổ chức bộ máy kiểm tra thuế chưa phù hợp với khối lượng công việc và vai trò của công tác kiểm tra thuế.

Công tác kiểm tra nội bộ của chi cục thuế Quận 8 về công tác kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế chưa thực hiện thường xuyên.

Từ những vấn đề còn tồn tại và qua phân tích các nguyên nhân trên đã đặt ra yêu cầu bức thiết cho chi cục thuế Quận 8 là cần có những giải pháp hữu hiệu để giải quyết những vấn đề trên. Sau đây, ở phần tiếp theo, em xin đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra thuế TNDN tại chi cục thuế Quận 8.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Xác định công tác kiểm tra thuế nói chung hay công tác kiểm tra thuế Thu nhập doanh nghiệp nói riêng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và là công việc thường xuyên của cơ quan thuế. Nên Ban lãnh đạo chi cục thuế Quận 8 luôn quan tâm trong việc theo dõi, đôn đốc chỉ đạo công tác kiểm tra thuế. Hầu hết các cuộc kiểm tra về thuế nói chung hay kiểm tra thuế Thu nhập doanh nghiệp nói riêng đã phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật thuế, thực hiện kiến nghị xử lý truy thu và xử phạt vi phạm pháp luật về thuế, góp phần tích cực trong việc khai thác nguồn thu, chống thất thu thuế, góp phần hoàn thiện chính sách thuế. Đồng thời mang tính răn đe đối với người nộp thuế. Tuy nhiên tình hình thực hiện công tác kiểm tra thuế hiện nay vẫn còn những ưu khuyết điểm như đã phân tích trên đây, sau đây tôi nghiên cứu, tham khảo và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp cụ thể được trình bày trong chương 3 dưới đây.

CHƯƠNG 3:

Một phần của tài liệu đề tài hoàn thiện công tác kiểm tra thuế tndn tại chi cục thuế quận 8 tp hcm (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)