NỘI DUNG KIỂM TRA THUẾ TNDN

Một phần của tài liệu đề tài hoàn thiện công tác kiểm tra thuế tndn tại chi cục thuế quận 8 tp hcm (Trang 29 - 36)

Ta có công thức tính thuế TNDN:

Thuế Thu nhập doanh nghiệp = Thu nhập chịu thuế x thuế suất thuế TNDN. Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí được trừ + các khoản thu nhập khác

1.4.1 Kiểm tra doanh thu tính thuế TNDN

Xác định doanh thu tính thuế Thu nhập doanh nghiệp là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

- Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT.

- Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng là doanh thu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.

Khi kiểm tra doanh thu cần lưu ý các tài khoản sau:

Số liệu về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK 511 và TK 512), các khoản giảm trừ doanh thu (TK 521, TK531, TK532) trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Số liệu các khoản phải thu khách hàng, người mua trả tiền trước (TK 131), hàng hóa tồn kho (TK 155, TK156). Các khoản phải trả, phải nộp khác (TK 338) trên bảng cân đối kế toán.

Số liệu về tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ… nếu có sự chênh lệch giữa đầu kỳ năm nay và cuối kỳ năm trước.

Chênh lệch số liệu về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh với số phát sinh có TK 511 và TK512 trên bảng cân đối phát sinh các tài khoản.

Có chênh lệch số liệu của chỉ tiêu phát sinh nợ TK 131 (bảng cân đối phát sinh các tài khoản) với tổng doanh số bán ra đã có thuế GTGT của 12 tháng (bảng kê hóa đơn hàng hóa bán ra).

Số liệu về tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp chênh lệch với phát sinh có TK 511 + TK 3331 + dư có TK 131 và TK 3387 – phát sinh nợ TK 521 + TK 3331 tương ứng và TK 532 + TK 3331 tương ứng trên bảng cân đối phát sinh các tài khoản.

Dư có TK 131 dẫn đến kiểm tra nội dung chi tiết của các số dư, trường hợp người mua trả tiền trước cần kiểm tra kỹ hợp đồng; trường hợp hàng hóa đã tiêu thụ nhưng chưa thu tiền (theo chế độ kế toán doanh nghiệp được hạch toán vào tài khoản này) phải ghi nhận doanh thu để tính thuế (theo quy định của pháp luật thuế).

Dư nợ TK 154 (đối với XDCB) dẫn đến kiểm tra kỹ nội dung chi tiết của số dư, đối chiếu với hợp đồng, tiến độ thực hiện hợp đồng, biên bản nghiệm thu, bàn giao đối với các hạng mục công trình đã hoàn thành để ghi nhận doanh thu tính thuế theo quy định của pháp luật.

Dư nợ hoặc dư có TK 138 – phải thu khác dẫn đến kiểm tra, xem xét nội dung và tính chất của khoản phải thu khác là gì? Hoặc vì sao lại thu thừa? trường hợp là các nghiệp vụ giao dịch hàng hóa, dịch vụ thì phải ghi nhận doanh thu tính thuế.

Khi phát sinh có TK 154 lớn hơn phát sinh nợ TK 155 dấu hiệu bán hàng không nhập kho hoặc dùng sản phẩm trao đổi, biếu tặng, tiêu dùng nội bộ không ghi nhận doanh thu tính thuế. Yêu cầu người nộp thuế giải trình chi tiết làm rõ nội dung chênh lệch giữa phát sinh có TK 154 và phát sinh nợ TK 155, đối chiếu nội dung chênh lệch này với phát sinh có TK 511, TK512 và phát sinh có TK 3331 để xem xét doanh nghiệp đã xuất hóa đơn, ghi nhận doanh thu và tính thuế GTGT chưa?. Trường hợp chưa ghi nhận thì phải ghi nhận doanh thu tính thuế.

Trường hợp xuất nguyên vật liệu để trao đổi hoặc bán ra không ghi nhận doanh thu thì kiểm tra TK 131, TK111 đối ứng với phát sinh có TK 152 để ghi nhận doanh thu tính thuế.

1.4.2 Kiểm tra chi phí tính thuế TNDN

 Nguyên tắc xác định các khoản chi phí được trừ trong thuế TNDN:

Thứ nhất là: Những khoản chi phí có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ hai là: Các khoản chi phí mà doanh nghiệp thực sự có chi ra, có chứng từ hợp pháp.

Thứ ba là: Các khoản chi phí có mức trả hợp lý (mức khống chế như: lãi vay; Không được tính vào chi phí được trừ phần trích khấu hao tương ứng với nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với xe ô tô từ 9 chổ ngồi trở xuống (trừ: ô tô dùng cho kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn; ô tô dùng để làm mẫu, lái thử cho kinh doanh ô tô));

Thứ tư là: Những khoản chi có tính thu nhập trong kỳ.

 Kiểm tra chi phí kinh doanh hợp lý: + Kiểm tra chi phí khấu hao tài sản cố định:

Căn cứ kiểm tra là: Sổ chi tiết tài sản cố định (TK 2111); sổ chi tiết hao mòn tài sản cố định (TK 214); sổ chi tiết chi phí (TK 627, 641, 642); sổ chi tiết chi phí trả trước (TK 142); thẻ tài sản cố định; các hồ sơ tăng, giảm tài sản cố định trong năm; biên bản kiểm kê tài sản; bảng tính và phân bổ khấu hao.

Phương pháp kiểm tra là:

-Kiểm tra việc xác định nguyên giá tài sản cố định phải trích khấu hao có đúng nguyên tắc hiện hành hay không, phát hiện những tài sản cố định đã khấu hao đủ nhưng doanh nghiệp còn tiếp tục trích khấu hao để loại ra khỏi chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế. Căn cứ vào bảng tính khấu hao của đơn vị, đối chiếu giữa tỷ lệ khấu hao đã trích với tỷ lệ quy định tại Thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 và nay là Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài Chính ban hành qui chế quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định .

-Kiểm tra việc sử dụng tài sản cố định để xác định tài sản cố định không phục vụ kinh doanh mà sử dụng cho mục đích phúc lợi, công cộng nhưng đơn vị vẫn trích khấu hao hạch toán vào chi phí.

-Đối chiếu giữa bảng trích khấu hao, sổ chi tiết TK 214 với sổ hạch toán chi phí để xác định đơn vị đã tính và phân bổ khấu hao đầy đủ vào chi phí không?

-Kiểm tra sổ chi tiết tài khoản chi phí phải trả (TK 335) để phát hiện đơn vị thực hiện trích trước sửa chữa lớn tài sản cố định nhưng thực tế không chi, làm giảm thu nhập chịu thuế trong kỳ.

-Kiểm tra sổ chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất chung phát hiện những trường hợp mua sắm tài sản đủ tiêu chuẩn xác định tài sản cố định, nhưng doanh nghiệp không trích khấu hao như quy định mà hạch toán thẳng vào chi phí kinh doanh trong năm …

+ Kiểm tra chi phí nguyên liệu, vật tư:

Căn cứ kiểm tra là: Hóa đơn mua vật tư, hàng hóa; chứng từ vận chuyển vật tư, hàng hóa, phiếu nhập, phiếu xuất vật tư, bảng kê thu mua hàng nông sản, lâm sản, thủy sản của người trực tiếp sản xuất; Sổ chi tiết TK 152, TK 156; định mức tiêu hao vật tư; biên bản kiểm kê vật tư, hàng hóa đầu năm, cuối năm.

Phương pháp kiểm tra:

-Căn cứ số lượng vật tư xuất dùng cho sản xuất và số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho để xác định mức tiêu hao vật tư thực tế trong kỳ, so sánh với định mức tiêu hao vật tư cho 1 sản phẩm để xác định mức tiêu hao hợp lý.

-Kiểm tra giá mua các loại vật tư và các chi phí liên quan đến quá trình thu mua, căn cứ vào các hóa đơn, chứng từ, bảng kê thu mua nếu thấy cao hơn giá thị trường thì yêu cầu doanh nghiệp phải giải trình rõ.

-Trường hợp cần thiết có thể đối chiếu so sánh với hóa đơn chứng từ của người bán để phát hiện xem có chênh lệch giá không?.

-Kiểm tra, phát hiện và loại trừ khỏi thu nhập chịu thuế giá trị vật tư xuất dùng cho xây dựng cơ bản, xuất cho nhượng bán, trao đổi hàng hóa … không liên quan đến sản xuất sản phẩm và giá trị vật tư bị mất mát, hao hụt quá mức quy định.

+ Kiểm tra chi phí tiền lương:

Căn cứ kiểm tra là: Sổ chi tiết tiền lương (TK 334 – phải trả công nhân viên); tài liệu xây dựng và phê duyệt đơn giá tiền lương; quyết toán quỹ tiền lương thực tế; bảng chia lương.

Phương pháp kiểm tra là:

-Dựa vào đơn giá tiền lương đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc được giao trong quyết định giao đơn giá tiền lương gắn với các chỉ tiêu doanh thu, tổng sản

phẩm, thu nhập chịu thuế để xác định quỹ tiền lương được trích trong năm và đối chiếu với quỹ lương thực tế đơn vị đã trích trên bảng quyết toán quỹ lương thực tế hay trên sổ chi tiết TK 334 để phát hiện trường hợp trích vượt quỹ lương vào chi phí sản xuất kinh doanh.

-Cần chú ý khi kiểm tra phải loại bỏ các khoản chi phí tiền lương, tiền công không có liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (tiền lương công nhân bộ phận xây dựng cơ bản; chế tạo tài sản cố định tư trang, tự chế …) hoặc tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ hộ cá thể của các sáng lập viên các công ty mà họ không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất kinh doanh khi xác định thu nhập chịu thuế.

-Các khoản tiền thưởng không ghi rõ trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy chế tài chính của doanh nghiệp.

+ Kiểm tra chi phí trích trước:

Để làm giảm thu nhập chịu thuế trong kỳ, các doanh nghiệp thường trích chi phí bảo hành sản phẩm, trích trước tiền lương nghỉ phép, BHYT, kinh phí công đoàn cao hơn thực tế; Trích trước lãi vay quá cao so với số phải trả, thậm chí không vay vốn kinh doanh nhưng lập chứng từ khống về việc vay bên ngoài với số tiền lớn để hạch toán vào chi phí lãi vay; Hoặc trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định tính vào chi phí trong năm nhưng thực tế lại không chi.

Căn cứ kiểm tra là: Sổ chi tiết chi phí phải trả (TK 335); Sổ chi tiết chi phí SXKD các TK 622, TK 627, TK 641, TK 642, TK 334 …, các chứng từ liên quan đến hạch toán chi phí trích trước (trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, chi phí bảo hành, lãi tiền vay …).

Phương pháp kiểm tra là:

-Nếu là chi phí phải trả trích trước để bảo hành sản phẩm, phải xác định rõ điều khoản bảo hành đã cam kết trong hợp đồng hoặc trong phiếu bảo hành.

-Điều cần chú ý nhất là thời gian bảo hành, số chi phí bảo hành đã chi thực tế đến cuối niên độ kế toán, cách xác định tỷ lệ để tính chi phí bảo hành và số lượng, giá trị sản phẩm phải bảo hành. Từ đó xác định lại số chi phí phải trả để bảo hành sản

phẩm đối chiếu với số chi phí cơ sở đã tính và hạch toán vào chi phí phải trả, xác định chênh lệch.

-Nếu là chi phí phải trả lãi vay, phải xác định rõ điều khoản lãi suất phải trả theo quy định trong hợp đồng tín dụng hoặc trong khế ước vay vốn (thời hạn vay, lãi suất, thời hạn trả), tiền lãi vay thực tế đã trả. Từ đó xác định lại số tiền lãi phải trả hạch toán vào chi phí phải trả, sau đó đối chiếu với số đơn vị đã tính và hạch toán vào chi phí phải trả, xác định chênh lệch. Có nhiều trường hợp doanh nghiệp không có nhu cầu vay vốn nhưng vẫn lập hợp đồng vay của các cá nhân để hạch toán giảm chi phí.

+ Kiểm tra chi phí trích lập dự phòng:

Căn cứ kiểm tra là: Sổ chi tiết TK 139 (dự phòng phải thu khó đòi) TK 159 (dự phòng giảm giá hàng tồn kho), biên bản đối chiếu công nợ, sổ chi tiết theo dõi công nợ phải thu, hồ sơ từng khoản trích lập dự phòng (hợp đồng kinh tế, hóa đơn, chứng từ bán hàng), bảng giá các hàng hóa trích lập dự phòng tại thời điểm trích lập dự phòng, báo cáo kết quả kinh doanh.

Phương pháp kiểm tra là:

- Đối với dự phòng công nợ phải thu khó đòi thì: Xác định số trích lập dự phòng của doanh nghiệp có vượt qua số lợi nhuận phát sinh của doanh nghiệp không?; có vượt qua 20% tổng số nợ phải thu của doanh nghiệp không?; xác định đối tượng nợ phải thu đã trích lập dự phòng có đủ điều kiện để trích lập dự phòng không? Bằng cách: Căn cứ hợp đồng kinh tế, hóa đơn bán hàng, biên bản đối chiếu công nợ để xác định khoản nợ đã trích lập dự phòng đã đủ hai năm chưa. Nếu đó là khoản không có thực thì không được trích lập dự phòng.

-Đối với khoản dự phòng giảm giá vật tư hàng hóa tồn kho thì: Cần xác định số đã trích lập dự phòng của doanh nghiệp có vượt quá số lợi nhuận phát sinh của doanh nghiệp không? (căn cứ báo cáo kết quả kinh doanh và sổ chi tiết TK 159); đối chiếu với vật tư hàng hóa trên báo cáo kiểm kê vật tư hàng hóa tồn kho cuối năm xem có đảm bảo tính khớp đúng không? Những vật tư hàng hóa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp không?; Những vật tư đã trích lập dự phòng phải có chứng từ hợp lệ chứng minh giá vốn của vật tư hàng hóa đó đang tồn kho thực tế; đối chiếu vật tư hàng hóa tồn kho với giá thị trường có thấp hơn giá các loại vật tư hàng hóa đó mà doanh nghiệp

đang hạch toán trên sổ sách kế toán không? Nếu giá thị trường bằng hoặc cao hơn thì không được trích lập dự phòng.

+ Kiểm tra chi phí bằng tiền khác:

Căn cứ kiểm tra là: Sổ quỹ tiền mặt (TK 111), sổ tiền gửi ngân hàng (TK 112), sổ chi tiết tài khoản chi phí (TK 627, 641, 642), chứng từ chi tiền, quy chế chi, định mức chi của đơn vị.

Phương pháp kiểm tra là:

-Kiểm tra xác định các khoản chi phí trên có liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh hay không?.

-Chi có đúng định mức không? Nếu khoản chi phí nào không liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh hoặc chi vượt định mức theo quy định thì yêu cầu đơn vị phải hạch toán giảm khoản chi phí đó.

-Kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ chi, nếu khoản chi không có chứng từ hợp pháp thì không được hạch toán vào chi phí kinh doanh.

-Kiểm tra việc hạch toán vào chi phí có đúng với bản chất nghiệp vụ kinh tế phát sinh không bằng cách đối chiếu giữa nội dung trên chứng từ gốc với việc hạch toán trên sổ chi tiết tài khoản chi phí, kiểm tra hồ sơ gốc liên quan đến khoản chi … nhằm phát hiện những khoản chi bất hợp lý.

-Riêng đối với doanh nghiệp tư nhân cần chú ý các khoản chi mua tài sản, tiền điện, nước phục vụ cá nhân và gia đình hạch toán chung vào chi phí hoạt động kinh doanh phải loại trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

+ Về chênh lệch tỷ giá có gốc ngoại tệ:

Trường hợp phát sinh dư nợ TK 413 hoặc phát sinh TK 007 trên bảng cân đối kế toán dẫn đến dấu hiệu của việc không loại trừ khoản chênh lệch đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính khỏi chi phí được trừ khi tính thuế Thu nhập doanh nghiệp. Yêu cầu người nộp thuế giải trình cung cấp chi tiết số dư nợ TK 413 để kiểm tra chi tiết.

+ Kiểm tra chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp:

Kiểm tra chi phí tiền lương; chi phí khấu hao tài sản cố định; chi phí vật liệu bao bì; chi phí bảo hành; chi phí dịch vụ mua ngoài; thuế, lệ phí; chi phí khác bằng tiền ….

Phương pháp kiểm tra là: So sánh chi phí kỳ này với kỳ trước, so sánh với bình

Một phần của tài liệu đề tài hoàn thiện công tác kiểm tra thuế tndn tại chi cục thuế quận 8 tp hcm (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)