THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC DOANH
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN
NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN 8
2.2.1 Công tác kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế Quận 8
2.2.1.1 Tình hình công tác kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế Quận 8
Lực lượng thực hiện công tác kiểm tra tại Chi cục Thuế Quận 8 gồm 04 Đội Kiểm tra (Đội Kiểm tra 1: thực hiện việc kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế, Kiểm tra nội bộ, giải quyết đơn khiếu nại tố cáo của công dân; Đội Kiểm tra thuế số 2, 3, 4 thực hiện việc kiểm tra hồ sơ thuế tại cơ quan thuế, tại trụ sở người nộp thuế và thực hiện công tác quản lý doanh nghiệp); với tổng số công chức là 29 công chức/101 công chức và hợp đồng toàn Chi cục Thuế.
Công tác kiểm tra thuế được tổ chức thực hiện theo Luật số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 về quản lý thuế, Luật số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 về sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế, Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011của Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành Nghị định 85/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính Phủ; Quy trình kiểm tra thuế ban hành kèm theo Quyết định 528/QĐ-TCT ngày 29/5/2008 và Quy trình kiểm tra thuế kèm theo Quyết định 746/QĐ-TCT ngày 20/4/2015 của Tổng Cục Thuế…
Với số lượng doanh nghiệp do Chi cục Thuế đang quản lý rất lớn, nên công tác quản lý thuế nói chung và công tác kiểm tra nói riêng cần phải có phương pháp quản lý khoa học, sử dụng các ứng dụng của công nghệ thông tin, xây dựng và sử dụng cơ
sở dữ liệu người nộp thuế một cách hiệu quả, tạo điều kiện quản lý tốt đối tượng nộp thuế và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra.
Chi cục thuế đã xây dựng chọn đối tượng kiểm tra theo nguyên tắc phân tích đánh giá rủi ro trong kê khai nộp thuế, trong việc chấp hành luật thuế, góp phần định hướng mục tiêu cho công tác kiểm tra, chọn lọc đối tượng kiểm tra tương đối khách quan, tạo sự công bằng giữa các doanh nghiệp và nâng cao tính tuân thủ của các doanh nghiệp, đảm bảo tăng cường số thu cho ngân sách Nhà nước.
Việc xây dựng cơ sở dữ liệu người nộp thuế là rất quan trọng và cần thiết, là cơ sở để cơ quan thuế có thể đánh giá, phân tích, định hướng cho công tác kiểm tra.
Hàng năm căn cứ vào chỉ tiêu kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế do Cục Thuế giao, Chi cục Thuế đã xây dựng kế hoạch kiểm tra và giao chỉ tiêu kiểm tra cho các Đội Kiểm tra thuế, các đội kiểm tra cũng giao chỉ tiêu đến từng công chức của đội. Việc kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế chủ yếu do đội kiểm tra thuế số 1 thực hiện.
Các đội kiểm tra ngoài việc thực hiện công tác kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra theo chỉ đạo của thủ trưởng đơn vị, các đội kiểm tra còn phải quản lý tình hình kê khai, nộp thuế của các doanh nghiệp, thực hiện việc xác minh địa điểm kinh doanh của các doanh nghiệp, trả lời xác minh hóa đơn của cơ quan thuế ở các địa phương khác và cơ quan công an. Đội kiểm tra thuế số 1 còn phải thực hiện kiêm công tác nội bộ (như: giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiểm tra nội bộ…). Do đó công tác kiểm tra tại Chi cục Thuế còn nhiều hạn chế.
2.2.1.2 Quy trình thực hiện công tác kiểm tra thuế
Nhận thức được quy trình kiểm tra thuế đóng vai trò rất quan trọng trong công tác kiểm tra thuế. Do đó công chức thuế làm công tác kiểm tra luôn tuân thủ và thực hiện theo đúng qui định về qui trình kiểm tra thuế. Đặc biệt là các mẫu biểu, thời gian theo qui định.
Công tác kiểm tra thuế được thực hiện kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế và kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế. Cụ thể:
2.2.1.2.1 Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế
Bước 1: Kiểm tra, phân loại hồ sơ khai thuế:
hồ sơ thuế tại cơ quan thuế. Công chức thuế được thực hiện kiểm tra, đối chiếu nội dung kê khai trong hồ sơ thuế với cơ sở dữ liệu của người nộp thuế và tài liệu có liên quan về người nộp thuế, so sánh các dữ liệu của người nộp thuế cùng ngành nghề, mặt hàng kinh doanh để phân tích đánh giá tính tuân thủ hoặc phát hiện các trường hợp khai chưa đầy đủ dẫn tới việc thiếu thuế hoặc trốn thuế, gian lận thuế. Căn cứ kết quả kiểm tra, công chức kiểm tra thực hiện xác nhận kết quả kiểm tra vào hồ sơ thuế theo một trong các trường hợp:
+ Đối với các hồ sơ khai thuế khai đầy đủ chỉ tiêu; đảm bảo tính hợp lý, chính xác của các thông tin, tài liệu; chưa phát hiện dấu hiệu rủi ro thì chấp nhận theo kê khai của doanh nghiệp;
+ Đối với các hồ sơ khai thuế qua đối chiếu, so sánh, phân tích xét thấy có nội dung khai chưa đúng, số liệu khai không chính xác hoặc có những nội dung cần xác minh liên quan đến số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm … Thì sẽ ban hành thông báo giải trình hoặc bổ sung thông tin tài liệu đến doanh nghiệp.
Bước 2: Xử lý kết quả kiểm tra hồ sơ thuế sau khi ban hành thông báo:
Trường hợp NNT giải trình đầy đủ và chứng minh số thuế đã khai là đúng thì chấp nhận theo kê khai của NNT.
Trường hợp NNT giải trình chưa đầy đủ và chưa chứng minh số thuế đã khai là đúng thì phát hành tiếp thông báo bổ sung.
Hết thời gian giải trình mà NNT không giải trình, bổ sung thông tin tài liệu, hoặc giải trình, khai bổ sung nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng thì quyết định ấn định số thuế phải nộp, hoặc ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.
2.2.1.2.2 Kiểm tra hồ sơ thuế tại trụ sở người nộp thuế:
Bước 1: Thông báo quyết định kiểm tra:
Thủ trưởng cơ quan thuế ra quyết định kiểm tra thuế đối với các trường hợp kiểm tra thuế theo qui định.
Nội dung cơ bản của quyết định kiểm tra phải thể hiện đầy đủ các nội dung: căn cứ pháp lý để kiểm tra, nội dung, phạm vi kiểm tra, thời gian tiến hành kiểm tra,
trưởng đoàn kiểm tra và các thành viên khác của đoàn kiểm tra, quyền hạn và trách nhiệm của đoàn kiểm tra và đối tượng kiểm tra.
Thời hạn gửi quyết định cho người nộp thuế chậm nhất là ba ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định.
Bước 2: Tổ chức kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế:
Thời hạn bắt đầu kiểm tra: Đoàn kiểm tra phải thực hiện quyết định kiểm tra chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định.
Khi tiến hành kiểm tra thuế: trưởng đoàn kiểm tra thuế có trách nhiệm công bố quyết định kiểm tra thuế và giải thích nội dung quyết định kiểm tra để đối tượng kiểm tra hiểu và có trách nhiệm chấp hành quyết định kiểm tra.
Thực hiện kiểm tra: Đoàn kiểm tra thực hiện việc đối chiếu nội dung trong hồ sơ thuế với sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, các tài liệu có liên quan, tình trạng thực tế trong phạm vi nội dung của quyết định kiểm tra thuế.
Người nộp thuế có nghĩa vụ cung cấp kịp thời, đầy đủ chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin, tài liệu đã cung cấp, đối với các thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm tra, thông tin tài liệu thuộc bí mật nhà nước, người nộp thuế có quyền từ chối cung cấp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Thời hạn kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế không quá 05 ngày làm việc thực tế kể từ ngày bắt đầu kiểm tra. Trong trường hợp xét thấy cần thiết cần có thêm thời gian xác minh, thu thập chứng cứ thì chậm nhất là một ngày trước khi kết thúc thời hạn kiểm tra theo quy định, trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định kiểm tra để gia hạn kiểm tra, quyết định kiểm tra chỉ được gia hạn một lần, dưới hình thức văn bản, thời gian gia hạn không quá 05 ngày làm việc.
Bước 3: Lập biên bản kiểm tra:
Biên bản kiểm tra phải được lập theo mẫu quy định, biên bản kiểm tra gồm các nội dung chính:
+ Các căn cứ pháp lý để thiết lập biên bản, kết quả kiểm tra, nguyên nhân chênh lệch so với kê khai báo cáo của người nộp thuế (nếu có), kết luận về từng nội dung đã
+ Biên bản kiểm tra phải được công bố công khai trước Đoàn kiểm tra và người nộp thuế được kiểm tra. Biên bản kiểm tra phải được Trưởng đoàn kiểm tra và người nộp thuế (hoặc đại diện hợp pháp của người nộp thuế) ký vào từng trang, đóng dấu của người nộp thuế (nếu có).
+ Người nộp thuế được quyền nhận biên bản kiểm tra thuế, yêu cầu giải thích nội dung biên bản kiểm tra thuế và bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra thuế.
Bước 4: Xử lý kết quả kiểm tra thuế:
Chậm nhất năm ngày làm việc kể từ ngày ký biên bản kiểm tra với người nộp thuế, trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo trưởng bộ phận kiểm tra để trình thủ trưởng cơ quan thuế về kết quả kiểm tra thuế hoặc kết luận kiểm tra thuế.
Trường hợp phải xử lý truy thu về thuế; xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày ký biên bản kiểm tra (trường hợp phức tạp thì không quá 30 ngày). Thủ trưởng cơ quan thuế phải ban hành quyết định xử lý vi phạm về thuế.
Trường hợp qua kiểm tra thuế mà phát hiện hành vi vi phạm về thuế có dấu hiệu trốn thuế, gian lận về thuế thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra (trường hợp phức tạp thì không quá 30 ngày). Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm báo trưởng bộ phận kiểm tra trình thủ trưởng cơ quan thuế để ban hành quyết định xử lý sau kiểm tra hoặc chuyển hồ sơ sang bộ phận thanh tra.
Trường hợp qua kiểm tra mà phát hiện hành vi trốn thuế có dấu hiệu tội phạm thì trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện. Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm báo cáo trưởng bộ phận trình Thủ trưởng cơ quan thuế chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
Điểm mạnh của quy trình kiểm tra thuế trên là rõ ràng, trình tự thời gian cụ thể, công khai…Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm của quy trình kiểm tra thuế hiện hành thì còn gặp phải nhiều bất cập phát sinh trong thực tế khi thực hiện kiểm tra thuế là chưa có chỉ số bình quân ngành, thiếu cơ sở pháp lý bảo vệ công chức thuế thi hành công vụ, chưa có ban hành tiêu chí đánh giá rủi ro cụ thể…
2.2.1.3 Kết quả công tác kiểm tra thuế của chi cục thuế Quận 8 từ năm 2012 đến tháng 9 năm 2015
Nhận thức kiểm tra thuế là một chức năng cực kỳ quan trọng trong công tác quản lý thuế. Chi cục Thuế Quận 8 được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của thường trực Quận Ủy, UBND Quận 8 và lãnh đạo Cục thuế Thành Phố Hồ Chí Minh. Ban lãnh đạo Chi cục Thuế Quận 8 đã quan tâm chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra thuế, kịp thời phát hiện và hướng dẫn người nộp thuế những sai sót trong quá trình kê khai nộp thuế, nhằm tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng, nâng cao ý thức chấp hành nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.
Nhờ các nổ lực trên công tác kiểm tra thuế của Chi cục Thuế Quận 8 từ năm 2012 đến tháng 9 năm 2015 đạt được những kết quả sau:
Về công tác kiểm tra thuế tại cơ quan thuế:
Bảng 2.2 Kết quả kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế
TT Chỉ tiêu
Kết quả xử lý hồ sơ Tổng số tiền thuế ( ĐVT : Triệu đồng ) Tổng số Số hồ sơ chấp nhận Số hồ sơ điều chỉnh Số hồ sơ Ấn định Số hồ sơ đề nghị kiểm tra tại DN Điều chỉnh Ấn định Tăng Giảm 1 Năm 2012 581 153 10 0 418 280 0 0 2 Năm 2013 781 336 71 0 374 2.079 0 0 3 Năm 2014 683 56 27 0 600 1.861 0 0 4 9 tháng năm 2014 478 44 27 0 407 1.862 0 0 5 9 tháng năm 2015 507 5 3 0 499 0 0 0
(Nguồn: Số liệu từ Chi cục thuế Quận 8)
Công tác kiểm tra thuế tại cơ quan thuế từ năm 2012 đến tháng 9 năm 2015 về số lượng hồ sơ chủ yếu là tăng qua các năm, cụ thể: Năm 2013 tăng 34,42% so với năm 2012, năm 2014 giảm 12,6% so với năm 2013 và 9 tháng năm 2015 tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2014.
Số hồ sơ chấp nhận trong năm 2012 chiếm 26,3% so với tổng hồ sơ kiểm tra trong năm là do trong năm thực hiện kiểm tra giải thể khóa mã số thuế cho doanh nghiệp (78 hồ sơ kiểm tra giải thể chiếm 51% so với tổng hồ sơ chấp nhận). Số còn lại chấp nhận là do doanh nghiệp giải trình được số liệu theo yêu cầu của cơ quan thuế.
Số hồ sơ chấp nhận trong năm 2013 chiếm 43% so với tổng hồ sơ kiểm tra trong năm là do trong năm 2013 thực hiện tiếp theo công văn số 7261/CT-KTNB ngày 25/09/2012 của Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh, về kế hoạch kiểm tra các cơ sở kinh doanh ngành ăn uống, dịch vụ giải trí và thực hiện kế hoạch kiểm tra các tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành ăn uống, dịch vụ giải trí, của Chi cục Thuế Quận 8 ngày 25/10/2012 thì số hồ sơ chấp nhận qua kiểm tra là 201 hồ sơ (chiếm 60% so với tổng số hồ sơ chấp nhận), Số còn lại chấp nhận là hồ sơ kiểm tra giải thể và một số doanh nghiệp giải trình được số liệu theo yêu cầu của cơ quan thuế.
Về công tác kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế:
Bảng 2.3 Kết quả kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế
STT Năm
Kết quả xử lý hồ sơ Số thu trong năm (đơn vị tính: tỷ đồng)
Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ thực hiện/kế hoạch Truy thu và phạt Giảm khấu trừ Giảm lỗ Tổng cộng thực hiện Kế hoạch Tỷ lệ thực hiện/kế hoạch 1 2012 120 97 80,83% 36,5 0,6 7,3 38,4 32 119,89% 2 2013 200 110 55,00% 7,9 1,6 15,5 12,3 35 35,05% 3 2014 450 202 44,89% 16,7 3,0 91,8 35,8 30 119,44% 4 9 tháng 2014 338 141 41,72% 10,9 2,8 80,9 27,9 22,5 123,81% 5 9 tháng 2015 263 130 49,43% 13,5 5,1 27,7 23,4 22,5 104,21%
(Nguồn: Số liệu từ Chi cục thuế Quận 8)
Nhìn chung về số lượng hồ sơ thực hiện qua các năm đều có xu hướng tăng (cụ thể: năm 2013 tăng 13,4% so với năm 2012, năm 2014 tăng 84,64%, nhưng 9 tháng năm 2015 lại giảm 7,80% so với cùng kỳ năm 2014).
Về số thuế truy thu và phạt qua các năm có sự biến động (cụ thể: Năm 2013 giảm 78,36% so với năm 2012, Năm 2014 tăng 111,39% so với năm 2013 và 9 tháng năm 2015 tăng 23,85% so với cùng kỳ của năm 2014).
Bình quân số thuế truy thu và phạt trung bình cho mỗi hồ sơ năm 2012: 376 triệu đồng, năm 2013: 72 triệu đồng, năm 2014: 83 triệu đồng và 9 tháng năm 2015: 104 triệu đồng.
Số lượng hồ sơ qua các năm tăng, nhưng 9 tháng năm 2015 giảm so với cùng kỳ là do trong năm Chi cục Thuế Quận 8 tập trung lực lượng công chức của các Đội Kiểm tra đẩy mạnh việc triển khai công tác kê khai nộp thuế điện tử.