Gợi ý chính sách

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành dược phẩm việt nam (Trang 61 - 63)

Những gợi ý chính sách cho việc lựa chọn cấu trúc vốn của doanh nghiệp.

5.2.1 Chuyển đổi cơ cấu vốn.

Như đã phân tích ở chương 4, các doanh nghiệp ngành Dược phẩm đã sử dụng cấu trúc vốn vẫn chưa hiệu quả và còn mất cân đối khi sử dụng nợ vay, đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi xây dựng chiến lược phát triển dài hạn mà nhu cầu sử dụng vốn cần phải ổn định lâu dài và có hiệu quả. Vì vậy các doanh nghiệp cần phải chuyển sang một cấu trúc vốn thích hợp hơn bằng cách sử dụng các biện pháp sau :

Các khoản nợ

Do nhu cầu vốn ngắn hạn rất cao, nhưng hiện nay các doanh nghiệp Dược rất khó có được nguồn vốn trên ổn định và tăng thêm với một mức chi phí hợp lý. Để có được các khoản tài trợ ngắn hạn nhằm đáp ứng cho nhu cầu, các doanh nghiệp dược

phẩm nên chuyển đổi các khoản nợ ngắn hạn nhằm đáp ứng cho nhu cầu, các doanh nghiệp nên chuyển đổi các khoản nợ ngắn hạn không thường xuyên thành các khoản nợ ngắn hạn thường xuyên bằng cách các doanh nghiệp ký hợp đồng dài hạn với nhà cung cấp, đây là khoản nợ rất cần thiết vì doanh nghiệp sử dụng mà không cần phải trả phí.

Mặt khác, để giảm tỷ trọng nợ ngắn hạn hiện tại, các doanh nghiệp phải tích cực thu hồi các khoản phải thu và dự trữ hàng tồn kho thích hợp, lúc đó doanh nghiệp mới có khả năng thanh toán các khoản nợ ngăn hạn và tạo được nguồn vốn lưu động cần thiết để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

Vốn cổ phần.

Ngoài nợ vay, các doanh nghiệp cần quan tâm nhiều hơn đối với vốn cổ phần, đặc biệt là nguồn vốn nội bộ như lợi nhuận giữ lại, hay phát hành thêm vốn cổ phần ra bên ngoài.

Như vậy nếu thực hiện đồng bộ và linh hoạt các giải pháp đã nêu trên thì cấu trúc vốn của doanh nghiệp sẽ phù hợp hơn trong việc giảm thiểu rủi ro, giảm thiểu chi phí sử dụng vốn bình quân và gia tăng giá trị tài sản cổ đông.

5.2.2 Nâng cao năng lực quản trị vận hành nhằm tạo chủ động trong sử dụng vốn của doanh nghiệp

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn cần một lượng vốn để giải quyết những vấn đền phát sinh thường xuyên trong hoạt động, như tiền mặt và một số khoản có thể chuyển nhanh thành tiền như hàng tồn kho, các khoản phải thu của khách hàng. Nếu những nguồn vốn được quản lý tốt có ảnh hưởng đến sự cân bằng tài chính và gia tăng hiệu quả của việc sử dụng nợ vay.

Hàng tồn kho : Với nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài thì cũng cần phải tính đến cách phòng ngừa rủi ro về tỷ giá bằng cách sử dụng công cụ tài chính như quyền chọn (option), hợp đồng tương lai (future) để han chế tối đa sự biến động về tỷ giá và tỷ giá làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Xác định chuẩn xác về nhu cầu hàng dự kiến trong tương lai: xây dựng mức tồn kho tối ưu để đáp ứng nhu cầu sản

Đối với các khoản phải thu: cần phải xây dựng một hệ thống quản lý nhằm theo dõi, đôn đốc vè thu hồi các khoản phải thu. Để giảm thiểu các khoản nợ phải thu quá hạn phát sinh mới, doanh nghiệp cần phải xây dựng quy trình quản lý kiếm soát phù hợp đồng thời rà soát, phân loại chính xác tuổi nợ, đối tượng nợ… của từng khoản nợ để thuận tiện cho việc thu hồi và lập các khoản dự phòng phải thu khó đòi hợp lý.

5.2.3 Đa dạng hóa sản phẩm thông qua nghiên cứu và phát triển

Yếu điểm lớn nhất của doanh nghiệp dược trong nước là hầu hết chỉ sản xuất thuốc Generic (những loại thuốc chữa bệnh thông thường có giá thấp), chưa sản xuất được các loại thuốc đặc trị. Do đó các doanh nghiệp dược cần gia tăng lợi thế cạnh tranh bằng cách liên tục nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm, nhất là các sản phẩm thuốc đặc trị, điều này giúp tăng thị phần và tăng doanh thu. Qua đó góp phần giảm thiểu rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính và có được nguồn vốn cần thiết để đầu tư cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm dược ngày càng mới và có hiệu quả trong chăm sóc và điều trị bệnh nhân.

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành dược phẩm việt nam (Trang 61 - 63)