Các kiểm định đánh giá, khắc phục và so sánh mô hình

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành dược phẩm việt nam (Trang 38)

Phần này sẽ liên quan đến việc đánh giá xem một mô hình có đúng đắn, phù hợp với bản chất của vấn đề nghiên cứu hay không thông qua các kiểm định thống kê.

Một quy trình kiểm định giả thuyết thống kê kinh tế bao gồm: Bước 1: Xác định bài toán kiểm định H0, H1.

Bước 3: Xác định miền bác bỏ từ mức ý nghĩa thống kê.

Bước 4: Tính giá trị thống kê kiểm định từ các quan sát của các mẫu hoặc các mô hình. Từ giá trị thống kê này đưa ra kết luận về kiểm định.

Kiểm định đa công tuyến

Hiện tượng đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập trong mô hình hồi quy có một sự tương quan tuyến tính với nhau. Điều này làm giảm chất lượng của mô hình hồi quy tuyến tính. Đối với trường hợp dữ liệu bảng, việc kiểm định vấn đề đa cộng tuyến thường mang tính chất kinh nghiệm. Hiện tượng đa cộng tuyến là vấn đề không thể loại bỏ hoàn toàn trong nghiên cứu kinh tế lượng. Do đó, các nghiên cứu thực tế là hạn chế sự đa cộng tuyến ở mức thấp nhất có thể.

Hệ số tương quan

Hệ số tương quan giữa hai đại lượng ngẫu nhiên X, Y được định nghĩa như sau: ρ(X,Y) = cov(X,Y)/σXσY

Khi hệ số tương quan giữa hai đại lượng ngẫu nhiên cao có thể khẳng định tồn tại mối quan hệ tuyến tính giữa hai đại lượng này. Tuy nhiên, hệ số tương quan không phải là điều kiện cần để khẳng định sự tồn tại của đa cộng tuyến trong mô hình vì trong thực tế hiện tượng đa cộng tuyến vẫn hiện diện ngay cả khi hệ số tương quan thấp. Do đó luận văn xem xét thêm phương án nhân tử phóng đại phương sai.

Nhân tử phóng đại phương sai

Phương pháp này chạy mô hình hội quy phụ thứ i giữa một biến độc lập Xi với các biến độc lập còn lại. Căn cứ trên các mô hình hồi quy phụ này để tính :

VIF (X,i) =

Theo Myes (1990), nếu VIF ≥ 10 thì khả năng tồn tại đa cộng tuyến là rất cao.  Kiểm định tương quan chuỗi

Hiện tượng tương quan chuỗi trong mô hình hồi quy dạng thời gian là phần dư et của mô hình tự tương quan(et = yt - ŷt). Luận văn sử dụng kiểm định Breusch-

Godfrey và Wooldrigde test để kiểm tra hiện tượng tương quan chuỗi trong dữ liệu bảng.

H0 : không có tương quan chuỗi bậc nhất trong dữ liệu bảng. Bước 1: tính đại lượng thống kê F.

Bước 2: Kiểm định

Nếu Prob > F < α thì bác bỏ H0,nghĩa là có tương quan chuỗi bậc nhất.

Nếu Prob > F ≥ α thì chấp nhận H0, nghĩa là không có tương quan chuỗi bậc nhất.  Kiểm định so sánh mô hình

Đánh giá mức độ phù hợp mô hình bằng hệ số R2 và RMSE

Do luận văn xem xét ba mô hình hồi quy PM, FEM, REM dẫn đến ta phải so sánh các mô hình với nhau. Từ các kết quả hồi quy, căn cứ đầu tiên để tiên đoán mức độ phù hợp của mô hình là hệ số R2. Như ta đã biết, hệ số R2 dùng để đánh giá mức độ thích hợp của một mô hình hồi quy, nghĩa là mô hình hồi quy giải thích được bao nhiêu phần tram sự thay đổi của biến phụ thuộc. Hệ số càng gần thì mô hình hồi quy càng có ý nghĩa. Ngoài ra, giá trị trung bình của căn bậc hai của bình phương sai số RMSE (Root Mean Squared Error) cũng có thể được dùng để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình. RMSE thường được dùng để đo sự sai khác giữa giá trị dự báo và giá trị thực tế của mô hình. Vậy nên giá trị RMSE càng thấp thì mô hình càng được dự báo tốt.

So sánh mô hình PM và FEM

Để so sánh hai mô hình PM và FEM luận văn sử dụng kiểm định Wald test để đánh giá và so sánh hai mô hình

H0: μi = 0, với mọi i

Bước 1: tính đại lượng thống kê F Bước 2: Kiểm định

Nếu Prob > F ≥ α thì chấp nhận H0, nghĩa là tất cả các doanh nghiệp không có ảnh hưởng cố định đến biến phụ thuộc. Vậy mô hình PM phù hợp hơn mô hình FEM.

So sánh mô hình PM và mô mình REM

Để so sánh hai mô hình PM và mô hình REM luận văn sử dụng kiểm định Breusch – Pagan Lagrange multiplier test để so sánh hai mô hình.

H0 : var(μi) = 0, với mọi i

Bước 1: tính đại lượng thống kê χ2

Bước 2: Kiểm định

Nếu Prob > χ2 < α thì bác bỏ H0, nghĩa là có ảnh hưởng ngẫu nhiên. Vậy nên mô hình REM phù hợp hơn mô hình PM.

Nếu Prob > χ2 ≥ α thì chấp nhận H0, nghĩa là không có ảnh hưởng ngẫu nhiên. Vậy mô hình PM phù hợp hơn mô hình REM.

So sánh mô hình FEM và REM

Kiểm định Hausman test được sử dụng để so sánh giữa mô hình FEM và REM. H0 : cov(Xit, μi ) = 0

H1 : cov(Xit, μi ) # 0

Bước 1: tính đại lượng thống kê χ2

Bước 2: Kiểm định

Nếu Prob > χ2 < α thì bác bỏ H0, nghĩa là có sự khác biệt giữa các doanh nghiệp mang tính hệ thống. Vậy nên mô hình FEM phù hợp hơn mô hình REM.

Nếu Prob > χ2 ≥ α thì chấp nhận H0, nghĩa là sự khác biệt của các doanh nghiệp không mang tính hệ thống (mang tính ngẫu nhiên). Vậy mô hình REM phù hợp hơn mô hình FEM.

Kiểm định phương sai thay đổi

Để kiểm định phương sai thay đổi luận văn sử dụng kiểm định Wald test . H0: Phương sai giống nhau

Bước 1: tính đại lượng thống kê χ2

Bước 2: Kiểm định

Nếu Prob > χ2 < α thì bác bỏ H0,nghĩa là phương sai thay đổi.

Nếu Prob > χ2 ≥ α thì chấp nhận H0, nghĩa là phương sai không thay đổi.

Kết luận chương 3

Dựa trên cơ sở lý thuyết ở chương 2, chương 3 tác giả lựa chọn mô hình nghiên cứu nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam, đồng thời trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để đánh giá sự tác động của các yếu tố đến cấu trúc vốn. Nghiên cứu định lượng dựa trên dữ liệu thu thập từ báo cáo tài chính của 21 doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên Sở GDCK TPHCM và Sở GDCK Hà Nội. Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được tính toán và xử lý thông qua phần mềm hỗ trợ STATA. Kết quả nghiên cứu sẽ được thực hiện các phương pháp phân tích thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy. Chương tiếp theo sẽ trình bày nội dung và kết quả nghiên cứu đề tài.

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Mô tả bộ dữ liệu

4.1.1 Phân tích định tính về ngành Dược phẩm

Đặc điểm hoạt động của các doanh nghiệp ngành Dược phẩm

Ngành Dược phẩm là một ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, có chức năng sản xuất, nhập khẩu, phân phối các loại thuốc phục vụ cho việc điều trị, chữa bệnh, phục hồi và tăng cường sức khỏe của con người.

Hiện tại hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp dược phẩm được phân thành hai loại chính là sản xuất và phân phối thuốc. Nhóm sản xuất bao gồm các nhà cung ứng nguyên liệu sản xuất dược phẩm, các doanh nghiệp dược nội địa, các doanh nghiệp dược FDI. Nhóm phân phối bao gồm các nhà phân phối sỉ, phân phối lẻ nội địa và nước ngoài, hệ thống chợ sỉ.

Trong khi khủng hoảng kéo theo sự đi xuống của hầu hết các ngành kinh tế, ngành Dược phẩm vẫn ghi nhận tăng trưởng ngược dòng với tốc độ trung bình 20%/năm trong giai đoạn 5 năm 2010 – 2014. Nhân tố chính tác động đến xu hướng này là do bản thân dược phẩm là sản phẩm không thể thay thế, sự nhận thức về chăm sóc sức khỏe của người Việt cũng tăng cao.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa phát triển công nghệ hóa dược, do đó hầu hết nguyên liệu sản xuất dược phẩm tại Việt Nam đều phải nhập khẩu (chiếm 90% nguyên liệu sản xuất dược phẩm tại Việt Nam). Trong đó Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia có kim ngạch xuất khẩu nguyên liệu dược phẩm vào Việt Nam lớn nhất trong nhiều năm.

Trong khi đó, dù cung cấp được 50% nhu cầu nhưng nội địa chỉ đáp ứng lại 38%, các doanh nghiệp trong nước chuyển sang hướng xuất khẩu. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu còn thấp, do sản phẩm của doanh nghiệp nội địa mới chỉ là những công thức thuốc thông thường mà nguồn cung trên thị trường quốc tế vẫn đang rất dồi dào, cộng với việc nguồn dược liệu phải nhập khẩu, khiến mặt hàng của Việt Nam thiếu cạnh tranh.

Dự báo tốc tăng trưởng bình quân của ngành Dược phẩm năm 2015 – 2018 khoảng 16,2%/ năm, doanh số thể đạt gần 3 tỷ USD. Đây cũng là cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp ngành Dược phẩm trong thời gian tới để gia tăng thị phần và doanh thu.

Thực trạng về vốn và cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành Dược phẩm.

Như ta đã biết, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp phản ánh cấu trúc tài sản, cấu trúc vốn và mối quan hệ giữa cấu trúc tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp.

Cấu trúc tài sản của doanh nghiệp

Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sản của doanh nghiệp bao gồm: tỷ suất đầu tư dài hạn và tỷ suất đầu tư ngắn hạn: Kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ tiêu này đối với các doanh nghiệp ngành Dược phẩm như sau:

Bảng 4.1 Tổng quan về cấu trúc tài sản của doanh nghiệp

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 TB

TSDH/Tổng TS 23,03% 21,15% 19,68% 20,74% 19,10% 20,74%

TSNH/Tổng TS 76,97% 78,85% 80,32% 79,26% 80,90% 79,26%

Nguồn: Tính toán từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành Dược phẩm

Theo kết quả khảo sát và thống kê 21 doanh nghiệp ngành Dược giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014, cho thấy tỷ trọng bình quân tài sản dài hạn trên tổng tài sản là 20,74%, trong khi đó năm 2010 tỷ trọng TSDH/Tổng TS đạt mức 23,03%, năm 2014 tỷ trọng này bình quân là 19,10%. Như vậy tài sản dài hạn bình quân của doanh nghiệp ngành Dược phẩm có xu hướng tăng trong những năm gần đây.

Tài sản ngắn hạn bình quân của các doanh nghiệp ngành Dược cũng có xu hướng tăng và chiếm một tỷ lệ cao trong tổng tài sản. Tỷ trọng TSNH/Tổng TS bình quân của toàn ngành là 79,26%. Điều này cho thấy tài sản ngắn hạn chiếm đa số trong tổng tài sản của doanh nghiệp, mà trong đó chủ yếu là các khoản phải thu khách hàng và hàng tồn kho.

Cấu trúc vốn của doanh nghiệp

Cấu trúc nguồn vốn phản ánh cơ cấu tỷ lệ của các loại nguồn vốn hình thành nên vốn hoạt động của doanh nghiệp. Nguồn vốn có hai bộ phận lớn là nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn nợ. Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm: tỷ suất nợ, trong đó có tỷ suất nợ ngắn hạn và tỷ suất nợ dài hạn; tỷ suất vốn chủ sở hữu. Kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ tiêu này đối với các doanh nghiệp ngành Dược phẩm thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 4.2 Tổng quan về cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 TB

NNH/Tổng NV 54,03% 59,72% 59,23% 57,4% 55,36% 57,15%

NDH/Tổng NV 2,71% 3,88% 2,65% 3,98% 3,28% 3,3%

VCSH/Tổng NV 43,26% 36,4% 38,12% 38,62% 41,36% 39,55

Nguồn: Tính toán từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành Dược phẩm

Bảng trên thể hiện rõ nét cấu trúc nguồn vốn của các doanh nghiệp Dược phẩm, qua đó ta thấy nguồn tài trợ chính cho các hoạt động của doanh nghiệp là nợ ngắn hạn và nguồn vốn chủ sở hữu, nợ dài hạn chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Phân tích cụ thể trong báo cáo tài chính của từng doanh nghiệp ta thấy bức tranh tài chính rõ hơn. Trong tổng số nợ ngắn hạn thì nợ phải trả người cung cấp chiếm tỷ trọng cao nhất. Các nhà quản trị coi đây như là một khoản tín dụng thương mại.

Tình hình nợ vay của doanh nghiệp

Có thể thấy hiện nay đa số các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên hai sàn chứng khoán có tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cao hơn 1 điều này cho thấy các doanh nghiệp ngành Dược trong nước sử dụng nợ ngắn hạn kết hợp với vốn chủ sở hữu để đầu tư cho tài sản ngắn hạn mà chủ yếu là các khoản phải thu khách hàng và hàng tồn kho. Bởi vì ngành Dược có nguyên liệu và phụ liệu dược phẩm phần lớn phải nhập khẩu từ nước ngoài, do đó các doanh nghiệp có xu hướng nhập nhiều về để tích trữ sử dụng dần cho sản xuất. Hơn nữa, thị trường dược hiện nay khá cạnh tranh với những sản phẩm dược chữa bệnh thông thường, nên để tiêu thụ sản phẩm các doanh nghiệp

áp dụng chính sách bán hàng trả chậm khá nhiều, do đó khoản phải thu có xu hướng tăng cao.

Trên đây là tổng quan về tình hình tài chính của các doanh nghiệp ngành Dược phẩm niên yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán. Để tìm hiểu ký hơn về vấn đề sử dụng đòn bấy tài chính chúng ta sẽ nghiên cứu mô hình định lượng trong phần kế tiếp.

4.2.2 Thống kê mô tả

Thống kê mô tả các biến phụ thuộc

Bảng 4.3 Thống kê mô tả cấu trúc vốn

Obs Mean Std. Dev Min Max

TD 105 0,52928 0,25398 0,11608 1,59094

Nguồn: Tác giả tính toán từ chương trình STATA

Tỷ lệ nợ trung bình của các doanh nghiệp ngành Dược phẩm từ năm 2010 đến năm 2014 là 52,93%, cao nhất là 159,09% của công ty Cổ phần Dược phẩm Phong Phú (mã cổ phiếu là PPP) vào năm 2012 và thấp nhất là 11, 61% của công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm (mã cổ phiếu là IMP) vào năm 2010.

Thống kê mô tả các biến độc lập.

Bảng 4.4 Thống kê mô tả các biến độc lập

Obs Mean Std. Dev Min Max

PROF 105 0,08641 0,23513 (2,13299) 0,4437 SIZE 105 13,06156 1,39227 8,33639 16,24626 TANG 105 0,26835 0,19841 0,00563 1,38817 GROW 105 0,14997 0,23433 (0,460922) 1,30574 LIQ 105 1.987 1,1321 0,99249 7,54459 VOL 105 0,03181 0,03374 0,00455 0,15097 TAXSH 105 0,02786 0,01824 0 0,09651 BSIZE 105 1,78541 0,20812 1,38629 2,19722 DUALITY 105 0,45714 0,50055 0 1

Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế và lãi trên tổng doanh thu (PROF) trung bình là 8.64%, cao nhất là 44,37% của công ty cổ phần SPM (mã cổ phiếu là SPM) vào năm 2010 và thấp nhất là -213,3% của công ty cổ phần sản xuất kinh doanh dược và trang thiết bị y tế Việt Mỹ (mã cổ phiếu là AMV) vào năm 2014.

Quy mô doanh nghiệp (SIZE) bằng logarithm của tổng doanh thu trung bình là 13,0615, cao nhất là 16,2463 của công ty cổ phần y dược phẩm Việt Nam (mã cổ phiếu là VMD) vào năm 2014 và thấp nhất là 8,3364 của của công ty cổ phần sản xuất kinh doanh dược và trang thiết bị y tế Việt Mỹ (mã cổ phiếu là AMV) vào năm 2014.

Tài sản cố định trên tổng tài sản (TANG) trung bình là 26,84%, cao nhất là 138,82% của của công ty Cổ phần Dược phẩm Phong Phú (mã cổ phiếu là PPP) vào năm 2012 và thấp nhất là 0,56% của công ty cổ phần y dược phẩm Việt Nam (mã cổ phiếu là VMD) vào năm 2012.

Tốc độ tăng trưởng được đo bằng phần trăm thay đổi trong tổng doanh thu (GROW) trung bình 15%, cao nhất là 130,57% của công ty cổ phần thiết bị y tế Việt Nhật (mã cổ phiếu JVC) vào năm 2010 và thấp nhất là -46,09% của công ty cổ phần sản xuất kinh doanh dược và trang thiết bị y tế Việt Mỹ (mã cổ phiếu là AMV) vào năm 2014.

Tài sản ngắn hạn trên nợ ngắn hạn (LIQ) trung bình là 1,987, cao nhất là 7,544 của công ty Cổ phần Dược phẩm Phong Phú (mã cổ phiếu là PPP) vào năm 2010 và thấp nhất là 0,992 của công ty cổ phần SPM (mã cổ phiếu là SPM) vào năm 2011.

Rủi ro được đo lường bằng độ lệch chuẩn của lợi nhuận trước thuế và lãi trên tổng tài sản (VOL) trung bình là 0,032, cao nhất là 0,15 của công ty cổ phần sản xuất kinh doanh dược và trang thiết bị y tế Việt Mỹ (mã cổ phiếu là AMV) và thấp nhất là 0,004 của công ty cổ phần y dược phẩm Việt Nam (mã cổ phiếu là VMD).

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành dược phẩm việt nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)