Phân tích định tính về ngành Dược phẩm

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành dược phẩm việt nam (Trang 43 - 46)

Đặc điểm hoạt động của các doanh nghiệp ngành Dược phẩm

Ngành Dược phẩm là một ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, có chức năng sản xuất, nhập khẩu, phân phối các loại thuốc phục vụ cho việc điều trị, chữa bệnh, phục hồi và tăng cường sức khỏe của con người.

Hiện tại hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp dược phẩm được phân thành hai loại chính là sản xuất và phân phối thuốc. Nhóm sản xuất bao gồm các nhà cung ứng nguyên liệu sản xuất dược phẩm, các doanh nghiệp dược nội địa, các doanh nghiệp dược FDI. Nhóm phân phối bao gồm các nhà phân phối sỉ, phân phối lẻ nội địa và nước ngoài, hệ thống chợ sỉ.

Trong khi khủng hoảng kéo theo sự đi xuống của hầu hết các ngành kinh tế, ngành Dược phẩm vẫn ghi nhận tăng trưởng ngược dòng với tốc độ trung bình 20%/năm trong giai đoạn 5 năm 2010 – 2014. Nhân tố chính tác động đến xu hướng này là do bản thân dược phẩm là sản phẩm không thể thay thế, sự nhận thức về chăm sóc sức khỏe của người Việt cũng tăng cao.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa phát triển công nghệ hóa dược, do đó hầu hết nguyên liệu sản xuất dược phẩm tại Việt Nam đều phải nhập khẩu (chiếm 90% nguyên liệu sản xuất dược phẩm tại Việt Nam). Trong đó Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia có kim ngạch xuất khẩu nguyên liệu dược phẩm vào Việt Nam lớn nhất trong nhiều năm.

Trong khi đó, dù cung cấp được 50% nhu cầu nhưng nội địa chỉ đáp ứng lại 38%, các doanh nghiệp trong nước chuyển sang hướng xuất khẩu. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu còn thấp, do sản phẩm của doanh nghiệp nội địa mới chỉ là những công thức thuốc thông thường mà nguồn cung trên thị trường quốc tế vẫn đang rất dồi dào, cộng với việc nguồn dược liệu phải nhập khẩu, khiến mặt hàng của Việt Nam thiếu cạnh tranh.

Dự báo tốc tăng trưởng bình quân của ngành Dược phẩm năm 2015 – 2018 khoảng 16,2%/ năm, doanh số thể đạt gần 3 tỷ USD. Đây cũng là cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp ngành Dược phẩm trong thời gian tới để gia tăng thị phần và doanh thu.

Thực trạng về vốn và cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành Dược phẩm.

Như ta đã biết, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp phản ánh cấu trúc tài sản, cấu trúc vốn và mối quan hệ giữa cấu trúc tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp.

Cấu trúc tài sản của doanh nghiệp

Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sản của doanh nghiệp bao gồm: tỷ suất đầu tư dài hạn và tỷ suất đầu tư ngắn hạn: Kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ tiêu này đối với các doanh nghiệp ngành Dược phẩm như sau:

Bảng 4.1 Tổng quan về cấu trúc tài sản của doanh nghiệp

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 TB

TSDH/Tổng TS 23,03% 21,15% 19,68% 20,74% 19,10% 20,74%

TSNH/Tổng TS 76,97% 78,85% 80,32% 79,26% 80,90% 79,26%

Nguồn: Tính toán từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành Dược phẩm

Theo kết quả khảo sát và thống kê 21 doanh nghiệp ngành Dược giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014, cho thấy tỷ trọng bình quân tài sản dài hạn trên tổng tài sản là 20,74%, trong khi đó năm 2010 tỷ trọng TSDH/Tổng TS đạt mức 23,03%, năm 2014 tỷ trọng này bình quân là 19,10%. Như vậy tài sản dài hạn bình quân của doanh nghiệp ngành Dược phẩm có xu hướng tăng trong những năm gần đây.

Tài sản ngắn hạn bình quân của các doanh nghiệp ngành Dược cũng có xu hướng tăng và chiếm một tỷ lệ cao trong tổng tài sản. Tỷ trọng TSNH/Tổng TS bình quân của toàn ngành là 79,26%. Điều này cho thấy tài sản ngắn hạn chiếm đa số trong tổng tài sản của doanh nghiệp, mà trong đó chủ yếu là các khoản phải thu khách hàng và hàng tồn kho.

Cấu trúc vốn của doanh nghiệp

Cấu trúc nguồn vốn phản ánh cơ cấu tỷ lệ của các loại nguồn vốn hình thành nên vốn hoạt động của doanh nghiệp. Nguồn vốn có hai bộ phận lớn là nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn nợ. Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm: tỷ suất nợ, trong đó có tỷ suất nợ ngắn hạn và tỷ suất nợ dài hạn; tỷ suất vốn chủ sở hữu. Kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ tiêu này đối với các doanh nghiệp ngành Dược phẩm thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 4.2 Tổng quan về cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 TB

NNH/Tổng NV 54,03% 59,72% 59,23% 57,4% 55,36% 57,15%

NDH/Tổng NV 2,71% 3,88% 2,65% 3,98% 3,28% 3,3%

VCSH/Tổng NV 43,26% 36,4% 38,12% 38,62% 41,36% 39,55

Nguồn: Tính toán từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành Dược phẩm

Bảng trên thể hiện rõ nét cấu trúc nguồn vốn của các doanh nghiệp Dược phẩm, qua đó ta thấy nguồn tài trợ chính cho các hoạt động của doanh nghiệp là nợ ngắn hạn và nguồn vốn chủ sở hữu, nợ dài hạn chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Phân tích cụ thể trong báo cáo tài chính của từng doanh nghiệp ta thấy bức tranh tài chính rõ hơn. Trong tổng số nợ ngắn hạn thì nợ phải trả người cung cấp chiếm tỷ trọng cao nhất. Các nhà quản trị coi đây như là một khoản tín dụng thương mại.

Tình hình nợ vay của doanh nghiệp

Có thể thấy hiện nay đa số các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên hai sàn chứng khoán có tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cao hơn 1 điều này cho thấy các doanh nghiệp ngành Dược trong nước sử dụng nợ ngắn hạn kết hợp với vốn chủ sở hữu để đầu tư cho tài sản ngắn hạn mà chủ yếu là các khoản phải thu khách hàng và hàng tồn kho. Bởi vì ngành Dược có nguyên liệu và phụ liệu dược phẩm phần lớn phải nhập khẩu từ nước ngoài, do đó các doanh nghiệp có xu hướng nhập nhiều về để tích trữ sử dụng dần cho sản xuất. Hơn nữa, thị trường dược hiện nay khá cạnh tranh với những sản phẩm dược chữa bệnh thông thường, nên để tiêu thụ sản phẩm các doanh nghiệp

áp dụng chính sách bán hàng trả chậm khá nhiều, do đó khoản phải thu có xu hướng tăng cao.

Trên đây là tổng quan về tình hình tài chính của các doanh nghiệp ngành Dược phẩm niên yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán. Để tìm hiểu ký hơn về vấn đề sử dụng đòn bấy tài chính chúng ta sẽ nghiên cứu mô hình định lượng trong phần kế tiếp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành dược phẩm việt nam (Trang 43 - 46)