Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của quỹ khuyến nông hà nội (Trang 100 - 102)

Chất lƣợng nguồn nhân lực hiện tại đang là một trong những trở ngại lớn nhất để phát triển hoạt động của QKN. Vì vậy, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực chủ yếu thông qua phát triển cơ sở hạ tầng cho đào tạo nghiệp vụ và quản lý hiện đóng vai trò hết sức quan trọng.

Các đối tƣợng đƣợc đào tạo nên tập trung vào:

- Các cán bộ liên quan trực tiếp tới hoạt động cho vay ở tất cả các cấp - Đội ngũ lãnh đạo, tập trung vào ban giám đốc.

Cần phối hợp với các đơn vị đào tạo chuyên nghiệp hoặc tận dụng một số khóa đào tạo hiện có của Ngân hàng nhà nƣớc, một số tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế ... thậm chí có thể thuê một số trƣờng đại học danh tiếng trong nƣớc tổ chức lớp đào tạo nhƣ đại học Kinh tế Quốc đân, học viên Tài

chính, Học viện Ngân Hàng...

Một số chƣơng trình có thể cấp chứng chỉ bao gồm: + Phƣơng pháp cho vay;

+ Tín dụng cơ bản; + Quản lý nợ quá hạn;

+ Kỹ năng sử dụng hệ thống thông tin quản lý; + Quản lý rủi ro.

Để đào tạo thành công, cần thực hiện đào tạo đi đôi với thực hành, việc đào tạo nên thông qua nhiều hình thức khác nhau nhƣ: đào tạo tập trung, đào tạo tại chỗ, giao lƣu học hỏi kinh nghiệm...

Trên cơ sở định mức biên chế đƣợc giao, để nâng cao chất lƣợng cán bộ, Quỹ Khuyến nông Hà Nội cần chú trọng việc tuyển dụng cán bộ làm công tác quản lý có trình độ đại học loại khá trở lên thuộc các chuyên ngành tài chính, ngân hàng, ngoại thƣơng,... hệ chính quy các trƣờng Đại học công lập. Có biện pháp khuyến khích cán bộ tự nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ; Cử cán bộ trẻ, có trình độ có năng lực thuộc diện quy hoạch phát triển lâu dài đi đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao.

Nâng cao chất lƣợng thẩm định bằng cách đánh giá đầy đủ năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự và uy tín của hộ dân thông qua các thông tin hộ cung cấp và tham khảo ý kiến của chính quyền cơ sở, các tổ chức đoàn thể, cộng đồng, kiểm tra thực tế tình hình sản xuất của hộ dân để thấy đƣợc việc tổ chức sản xuất có thực sự đem lại hiệu quả hay không. Trong quá trình thẩm định cần thông báo rõ thời gian có kết quả cụ thể, chính xác để hộ dân không phải đi lại nhiều, đồng thời có kế hoạch tổ chức sản xuất khi đƣợc giải ngân.

Thƣờng xuyên kiểm tra việc thực hiện các quy định, quy trình nghiệp vụ, đánh giá hiệu quả công việc của cán bộ Quỹ. Việc kiểm tra sẽ giúp phát hiện kịp thời những sai sót để có biện pháp khắc phục phù hợp, đảm bảo an

toàn và hiệu quả trong hoạt động của QKN. Xây dựng kế hoạch kiểm tra trong năm về các nội dung nhƣ: kiểm tra về hồ sơ vay vốn, việc lƣu trữ quản lý hồ sơ, tài sản đảm bảo, sử dụng vốn vay,.. Sau kiểm tra phải tổ chức thực hiện khắc phục những sai sót nếu có.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của quỹ khuyến nông hà nội (Trang 100 - 102)