Các quy định của Quỹ Khuyến nông về cơ chế cho vay

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của quỹ khuyến nông hà nội (Trang 69 - 73)

3.2.3.1. Đối tƣợng vay vốn:

Hiện tại theo quy định thì QKN chỉ cho vay đối với các đối tƣợng nhƣ sau:

- Hộ nông dân, chủ trang trại hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực nông, lâm, ngƣ nghiệp, chế biến nông sản trên địa bàn thành phố Hà Nội và có hộ khẩu thƣờng trú tại Hà Nội.

- Hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa có trụ sở chính tại Hà Nội, có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề thuộc các lĩnh vực nông, lâm, ngƣ nghiệp, chế biến nông sản và có địa điểm sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo tác giả việc quy định đối tƣợng vay vốn nhƣ vậy vẫn chƣa thực sự đem lại hiệu quả cho sự phát triển của ngành nông nghiệp Thủ đô. Việc đóng góp cho sự phát triển của nền nông nghiệp thủ đô không phải chỉ có các hộ nông dân, chủ trang trại có hộ khẩu thƣờng trú ở Hà Nội hay các hợp tác xã,

doanh nghiệp nhỏ và vừa có trụ sở chính tại Hà Nội. Hiện nay có rất nhiều cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc có có kỹ thuật tốt đã tham gia đầu tƣ sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp và góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nông nghiệp Thủ đô, việc loại bỏ những đối tƣợng nhƣ vậy ra khỏi đối tƣợng cho vay vô hình chung sẽ làm phát sinh sự bất bình đẳng trong hoạt động cho vay của Quỹ. Nhƣ vậy sẽ đi ngƣợc với chủ trƣơng phát triển nền nông nghiệp của Thủ đô của đảng và nhà nƣớc.

3.2.3.2. Điều kiện vay vốn:

- Hộ nông dân, chủ trang trại, hợp tác xã và doanh nghiệp nhỏ và vừa (gọi tắt là ngƣời vay vốn) có kinh nghiệm hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực nông, lâm, ngƣ nghiệp, chế biến nông sản từ 01 năm trở lên.

- Ngƣời vay vốn phải có dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xất kinh doanh khả thi về lĩnh vực sử dụng nguồn vốn vay Quỹ và có khả năng hoàn trả vốn vay. Trong kỳ sản xuất kinh doanh của dự án, phƣơng án ngƣời vay vốn chỉ đƣợc vay Qũy 01 lần.

- Ngƣời vay vốn không có các khoản nợ đọng thuế 02 năm liền kề, không có nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng.

- Ngƣời vay vốn phải có cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện dự án, phƣơng án nhƣ: Chuồng trại, máy móc thiết bị, đất đai, ao hồ, vƣờn cây... để triển khai sản xuất, đáp ứng yêu cầu dự án và phƣơng án sản xuất, kinh doanh.

- Ngƣời vay vốn phải có nguồn vốn chủ sở hữu, có tài sản đảm bảo tiền vay. Tài sản đảm bảo tiền vay là tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của ngƣời vay hoặc tài sản đƣợc ngƣời khác bảo lãnh có nguồn gốc hợp pháp, rõ ràng, không có tranh chấp. Tài sản đảm bảo tiền vay phải có giá trị lớn hơn giá trị vốn vay. Qũy có quyền lựa chọn tài sản đủ điều kiện làm đảm bảo tiền vay (tài sản cầm

cố, tài sản thế chấp) hoặc lựa chọn ngƣời khác bảo lãnh bằng tài sản.

- Ngƣời vay vốn phải làm đơn vay vốn đƣợc UBND xã, phƣờng, thị trấn nơi thực hiện dự án xác nhận. Trong đơn vay vốn, ngƣời vay vốn phải cam kết tuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật, chịu sự hƣớng dẫn, kiểm tra của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội; Cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, nộp phí quản lý quỹ và hoàn trả vốn vay đầy đủ, đúng thời hạn ghi trong hợp đồng vay vốn đã ký với Trung tâm Khuyến nông.

Sau khi nghiên cứu các điều kiện vay vốn theo quy chế quản lý của QKN thì tác giả có một số đánh giá nhƣ sau:

Đối với điều kiện kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp nếu chỉ quy định chung chung 01 năm trở lên thì vẫn chƣa thể đánh giá cũng nhƣ phân loại đƣợc các đối tƣợng vay vốn, cụ thể đối với các khách hàng hoạt động sản xuất trong lĩnh vực có chu kỳ kinh doanh ngắn khoảng 3-5 tháng thì với kinh nghiệm trên 01 năm thì họ đã có ít nhất 2-3 chu kỳ kinh doanh việc đánh giá hiệu quả cũng nhƣ kinh nghiệm tổ chức sản xuất là có cơ sở tuy nhiên đối với khách hàng hoạt động trong lĩnh vực có chu kỳ kinh doanh dài nhƣ trồng cây lâu năm, phát triển trang trại.... thƣờng có chu kỳ kinh doanh khoảng 2-5 năm thì việc đƣa ra chỉ tiêu 01 năm kinh nghiệm là không đủ để đánh giá đƣợc hiệu quả cũng nhƣ kinh nghiệm của khách hàng vay vốn đƣợc.

Đối với quy định liên quan đến tài sản đảm bảo cho khoản vay, hiện tại Quỹ mới chỉ quan tâm đến tài sản có giá trị lớn hơn giá trị của khoản vay mà chƣa có một quy định nào cụ thể về vấn đề tài sản, ví dụ nhƣ khoản vay phải đƣợc bảo đảm bằng tài sản có giá trị bằng bao nhiêu (có tỷ lệ bảo đảm cụ thể) hay tùy từng loại hình tài sản đảm bảo khác nhau mà cho các mức tỷ lệ cho vay là khác nhau.... việc quy định không rõ ràng nhƣ vậy sẽ gây khó khăn cho công tác thẩm định cho vay cũng nhƣ hoạt động quản trị rủi ro của các món vay sau này.

3.2.3.3. Mức vốn, thời hạn, phƣơng thức cho vay và phí quản lý Quỹ: - Quỹ cho vay tối đa bằng 50% tổng số vốn của dự án, phƣơng án đầu tƣ nhƣng không quá 500 triệu đồng/dự án, phƣơng án. Vốn vay đƣợc sử dụng chủ yếu để mua giống, vật tƣ kỹ thuật cho dự án, phƣơng án.

- Thời hạn cho vay một dự án, phƣơng án tối đa là 02 năm kể từ ngày ngƣời vay vốn nhận khoản vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ vay. Đối với các dự án, phƣơng án vay vốn để phát triển sản xuất vùng cây ăn quả, cây công nghiệp có chu kỳ sản xuất từ khi nuôi trồng đến khi thu hoạch kéo dài thì thời gian cho vay tối đa là 3 năm.

Trƣờng hợp quá trình thực hiện dự án, phƣơng án gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan. HĐTD cấp thành phố sẽ xem xét, quyết định gia hạn thêm thời gian vay, nhƣng tối đa không quá 01 năm. Trong thời gian đƣợc gia hạn ngƣời vay vốn không phải nộp phí quản lý Quỹ.

- Nghĩa vụ và thời hạn trả nợ vay:

Nghĩa vụ trả nợ của ngƣời vay bao gồm tiền vay (nợ gốc), phí quản lý Qũy, phí quá hạn (nếu có) đƣợc ghi trong Hợp đồng. Thời hạn trả nợ vay đƣợc tính từ ngày ngƣời vay vốn bắt đầu trả nợ vay cho đến ngày trả hết nợ vay theo Hợp đồng đã ký kết.

Ngƣời vay vốn phải trả phí quản lý Qũy 6 tháng 1 lần, thời gian nộp phí trong vòng 10 ngày của tháng đầu tiên của kỳ trả phí tiếp theo. Quá thời hạn trên, nếu ngƣời vay vốn không trả phí quản lý thì phí quản lý quá hạn tính bằng 130% phí quản lý Quỹ. Ngƣời vay vốn có thể trả phí trƣớc thời hạn.

Trả nợ gốc: Hết thời hạn vay vốn, trong vòng 10 ngày, ngƣời vay vốn phải trả toàn bộ nợ gốc và phí quản lý còn lại. Nếu quá thời hạn ghi trong hợp đồng vay vốn mà chƣa trả, ngƣời vay vốn bị gộp số phí quản lý còn lại vào nợ gốc và phải chịu phí bằng 130% phí quản lý Qũy kể từ ngày quá hạn.

- Phí quản lý Qũy

Phí quản lý Quỹ = Tổng số tiền vay x 0,5%/tháng x Số tháng vay. Tác giả có một số nhận xét nhƣ sau:

Về số vốn cho vay tối đa hiện nay đƣợc quy định không quá 500 triệu/ món vay sẽ là cao đối với các phƣơng án sản xuất nhỏ lẻ manh mún nhƣng sẽ là thấp đối với các phƣơng án sản xuất liên quan đến chăn nuôi, trồng hoa chất lƣợng cao và có quy mô công nghiệp. Nhƣ vậy vô hình chung việc quy định mức cho vay tối đa là 500 triệu sẽ không đạt hiệu quả đối với mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp vì khi cho vay sẽ chỉ hỗ trợ đƣợc cho các phƣơng án sản xuất nhỏ lẻ manh mún cổ truyền mà không tham gia thúc đẩy các phƣơng án có quy mô lớn, chuyên nghiệp và hiện đại.

Mức phí phạt khi khách hàng không trả nợ đúng hạn đƣợc quy định bằng 130% phí quản lý quỹ sẽ là thấp đối với những khách hàng bị quá hạn quá lâu (trên 3 tháng) và cao đối với khách hàng mới chỉ quá hạn dƣới 10 ngày. Việc quy định 1 hình thức phát nhƣ vậy sẽ không tạo đƣợc dộng lực để ngƣời vay vốn trả nợ mà sẽ chỉ làm tăng tính chây ì trong việc trả nợ.

Đối với phƣơng thức giải ngân trực tiếp cho khách hàng bằng tiền mặt theo quan điểm của tác giả nếu làm nhƣ vậy thì Quỹ sẽ không thể kiểm soát đƣợc khoản vay cũng nhƣ đánh giá đúng hiệu quả của khoản vay. Vì ngay khi khách hàng nhận đƣợc tiền mặt, Quỹ sẽ không thể biết đƣợc khoản tiền mà khách hàng nhận có sử dụng vào đúng mục đích hay không, liệu có đƣợc sử dụng để mua vật tƣ, giống,... phục vụ sản xuất nông nghiệp hay mua sắm vật dụng gia định, ăn uống, ...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của quỹ khuyến nông hà nội (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)