Quy trình cho vay đối với các đối tƣợng vay vốn QKN thực hiện theo Quyết định của UBND Thành phố Hà Nội gồm 6 bƣớc và đƣợc mô tả bởi sơ đồ nhƣ sau:
Biểu đồ 3.3: Sơ đồ Quy trình cho vay của QKN.
Bƣớc 1: Tiếp nhận nhu cầu và hƣớng dẫn ngƣời vay vốn lập hồ sơ vay vốn.
Cán bộ chuyên quản QKN là đầu mối tiếp xúc, hƣớng dẫn ngƣời xin
Tiếp nhận hồ sơ, hƣớng dẫn vay vốn Thẩm định cơ sở Thẩm định Thành phố Xét duyệt cho vay, ký hợp đồng vay vốn Giải ngân, giám sát việc sử dụng vốn Thu phí quản lý, thu hồi vốn. Thanh Lý Hợp đồng Không đạt Đạt Không đạt Đủ hồ sơ Món vay >100 tr Món vay <100 tr Trả đủ Gốc, lãi
vay vốn lập hồ sơ vay vốn và tiếp nhận hồ sơ. Tổng hợp danh sách ngƣời xin vay vốn báo cáo Trƣởng Tiểu ban quản lý QKN để tổ chức kiểm tra, điều tra, thu thập thông tin về ngƣời vay vốn và phƣơng án vay vốn. Trƣởng Tiểu ban quản lý QKN lập danh sách ngƣời xin vay vốn đủ điều kiện sau điều tra, thu thập thông tin, báo cáo Hội đồng thẩm định (HĐTĐ) cấp cơ sở để tổ chức thẩm định.
Bƣớc 2: Thẩm định dự án, phƣơng án vay vốn Quỹ
Việc thẩm định dự án, phƣơng án vay vốn Quỹ đƣợc thực hiện qua 2 bƣớc: thẩm định cấp cơ sở và thẩm định cấp thành phố. Cụ thể:
* Hội đồng thẩm định cấp cơ sở thẩm định hồ sơ xin vay vốn theo các nội dung sau:
- Thẩm định tính hợp pháp của Hồ sơ vay vốn; thẩm định nội dung dự án, phƣơng án đầu tƣ và quy trình kỹ thuật sản xuất kinh doanh chuyên ngành;
- Thẩm định điều kiện cơ sở vật chất thực tế tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh để thực hiện dự án, phƣơng án;
- Thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay;
- Thẩm định mức vốn vay phù hợp với Quy chế của Qũy;
Trung tâm Khuyến nông có trách nhiệm tổ chức thẩm định cấp cơ sở theo các nội dung nêu trên để báo cáo HĐTĐ cấp Thành phố.
* Hồ sơ dự án, phƣơng án vay vốn sau khi thẩm định cấp cơ sở, chuyển lên thẩm định cấp Thành phố. HĐTĐ cấp thành phố thẩm định hồ sơ xin vay vốn theo các nội dung sau:
Thẩm định Hồ sơ vay vốn, tài sản thế chấp;
Thẩm định hiệu quả sản xuất kinh doanh và tính khả thi của dự án, phƣơng án;
Thẩm định mức vốn vay phù hợp với quy chế của Qũy.
* Đối với dự án, phƣơng án vay vốn có mức vay dƣới 100 triệu đồng/dự án, phƣơng án thì không qua bƣớc thẩm định cấp thành phố. Hội đồng thẩm định cấp thành phố ủy quyền cho Giám đốc Trung tâm Khuyến nông ký hợp đồng vay vốn theo quy định và theo mức vốn vay đã đƣợc Hội đồng các cấp thẩm định; định kỳ 6 tháng và 01 năm, Giám đốc Trung tâm khuyến nông báo cáo Hội đồng thẩm định cấp Thành phố.
Bƣớc 3: Xét duyệt cho vay, ký hợp đồng vay vốn
+ Đối với những dự án, phƣơng án có mức vốn vay dƣới 100 triệu đồng, sau khi nghiên cứu, thẩm định các điều kiện vay vốn, Chủ tịch HĐTĐ cấp cơ sở tổng hợp trình Giám đốc Quỹ danh sách ngƣời xin vay vốn trong đó thể hiện các nội dung: Họ tên; địa chỉ nơi ở; tên phƣơng án, dự án sản xuất, kinh doanh; số tiền vốn lƣu động cần cho ...số tiền đề nghị xin vay; số tiền HĐTĐ cấp cơ sở đề nghị cho vay; Số tiền Giám đốc Quỹ duyệt.
Khi đã đƣợc Giám đốc Quỹ duyệt danh sách và số tiền cho vay đối với dự án, phƣơng án có mức vốn vay dƣới 100 triệu đồng; Biên bản họp HĐTĐ cấp thành phố phê duyệt danh sách và số tiền cho vay đối với dự án, phƣơng án có mức vốn vay từ 100 triệu đồng trở lên. Trƣởng phòng quản lý QKN chịu trách nhiệm phân công cán bộ soạn thảo hợp đồng vay vốn và hợp đồng thế chấp tài sản. Trƣởng phòng quản lý QKN xem xét, kiểm tra lại theo đúng các điều kiện đã đƣợc phê duyệt và ký trình Giám đốc Quỹ. Giám đốc Quỹ ký hợp đồng vay vốn và hợp đồng thế chấp tài sản đảm bảo tiền vay.
Ngƣời vay vốn mang hợp đồng vay vốn và Hợp đồng thế chấp tài sản đến phòng Công chứng để làm thủ tục công chứng. Sau đó chuyển Hợp đồng vay vốn, Hợp đồng thế chấp tài sản và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến Văn phòng đăng ký nhà và đất các quận, huyện, thị xã để làm thủ tục ghi bảo đảm
Bƣớc 4: Giải ngân, theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay.
Cán bộ phòng quản lý QKN đƣợc phân công cùng với ngƣời vay vốn làm thủ tục giao nhận tài sản thế chấp là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sau đó chuyển hồ sơ đến bộ phận kế toán QKN để tiến hành giải ngân.
Sau khi giải ngân, Trƣởng phòng quản lý QKN, trƣởng Tiểu ban quản lý QKN chỉ đạo cán bộ chuyên quản và cán bộ kỹ thuật thƣờng xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, giúp các hộ vay vốn giải quyết những khó khăn, vƣớng mắc về kỹ thuật, thông tin thị trƣờng,... kịp thời phát hiện những phát sinh, rủi ro để đề xuất biện pháp giải quyết.
Bƣớc 5: Thu hồi vốn, phí quản lý và xử lý phát sinh.
Cán bộ chuyên quản Quỹ, Trƣởng phòng Quản lý Quỹ theo dõi việc trả nợ gốc, phí quản lý thông qua hợp đồng vay vốn, chứng từ kế toán, dữ liệu trên máy tính,...để thông báo trả nợ gốc, phí quản lý cho ngƣời vay vốn. Bộ phận kế toán Quỹ tiến hành thu nợ và ghi sổ kế toán, đồng thời thông báo cho phòng Quản lý Quỹ biết để cùng theo dõi.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng vay vốn, do nhiều nguyên nhân có thể phải xử lý các tình huống nhƣ trả nợ trƣớc hạn, chuyển nợ quá hạn, xử lý thu nợ quá hạn, xử lý tài sản đảm bảo,...Khi có phát sinh các trƣờng hợp trên, cán bộ chuyên quản Quỹ chịu trách nhiệm tiếp nhận và hƣớng dẫn ngƣời vay vốn hoàn thiện hồ sơ, thủ tục. Trƣởng Tiểu ban quản lý Quỹ tổng hợp báo cáo Giám đốc Quỹ thông qua phòng Quản lý Quỹ. Trƣởng phòng Quản lý Quỹ tiến hành phân tích, đánh giá tình hình thực tế của khách hàng, dự án, phƣơng án sản xuất, đối chiếu với quy định của Quy chế quản lý Quỹ của UBND thành phố để đề xuất xử lý. Sau đó lập tờ trình và tập hồ sơ trình Giám đốc Quỹ. Các trƣờng hợp thuộc thẩm quyền giải quyết thì Giám đốc Quỹ xem xét cho ý kiến giải quyết vào tờ trình của phòng quản lý Quỹ, đối với các trƣờng
hợp phải báo các HĐTĐ cấp thành phố thì Giám đốc Quỹ yêu cầu Trƣởng phòng quản lý Quỹ lập tờ trình và tập hồ sơ để báo cáo HĐTĐ cấp thành phố vào kỳ họp gần nhất. Trƣởng phòng quản lý Quỹ nhận lại hồ sơ và ý kiến xử lý của lãnh đạo, bàn giao lại cho Trƣởng Tiểu ban quản lý Quỹ để thông báo cho ngƣời vay vốn, hƣớng dẫn cho ngƣời vay vốn thực hiện theo đúng nội dung chỉ đạo của Giám đốc Quỹ và Biên bản họp HĐTĐ cấp thành phố.
Bƣớc 6: Thanh lý hợp đồng vay vốn.
Khi khách hàng trả hết nợ, cán bộ chuyên quản tiến hành kiểm tra, đối chiếu với Bộ phận kế toán Quỹ về số tiền trả nợ gốc và phí quản lý, đề xuất Trƣởng phòng quản lý Quỹ thanh lý hợp đồng vay vốn và làm thủ tục giải chấp tài sản đảm bảo tiền vay.
Từ việc nghiên cứu quy trình cho vay vốn của QKN Hà Nội, rút ra nhận xét nhƣ sau:
- Về đánh giá nhu cầu vay vốn và tìm hiểu ngƣời vay vốn: Trong nhiều trƣờng hợp, cán bộ chuyên quản Quỹ mới chỉ căn cứ vào thông tin mà ngƣời vay vốn cung cấp mà thiếu sự kiểm tra thực tế, dẫn tới việc thu thập thông tin để xét cho vay chƣa đầy đủ và chƣa phù hợp. Mặt khác, do hạn chế về trình độ nên nhiều hộ dân phải nhờ cán bộ chuyên quản Quỹ xây dựng giúp dự án, phƣơng án và việc xác định mức cho vay chủ yếu dựa trên tài sản thế chấp là giá trị quyền sử dụng đất. Điều đó dẫn đến các hạn chế đó là không đánh giá đầy đủ tài sản của hộ dân, không nắm rõ đƣợc thực tế sản xuất kinh doanh của hộ nên xác định mức cho vay không phù hợp. Theo tác giả, việc xác định mức cho vay không nên quá chú trọng vào tài sản đảm bảo vì tài sản đảm bảo chỉ là biện pháp thu hồi nợ khi ngƣời vay vốn thực sự không còn khả năng trả nợ.
Theo ý kiến chuyên gia đƣợc phỏng vấn, nhiều ý kiến cho rằng quy trình cho vay hiện tại của Quỹ vẫn còn rƣờm rà phức tạp. Mỗi hồ sơ để đƣợc phê duyệt phải đƣợc thông qua nhiều bƣớc mất rất nhiều thời gian. Mặc dù
qua nhiều công đoạn thẩm định nhƣ vậy nhƣng chất lƣợng mỗi bộ hồ sơ đều không cao, hầu nhƣ vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nguyên nhân chính là do trình độ cả về kiến thức chuyên ngành lẫn kiến thức nghiệp vụ của bản thân cán bộ cho vay cũng nhƣ ngƣời đi vay vốn. Ngoài ra hiện tại theo quy chế cho vay của Quỹ thì việc cho vay vẫn coi yếu tố tài sản đảm bảo là yếu tố quan trọng khi thẩm định và ra quyết định cho vay.
- Sự hợp tác giữa cán bộ chuyên quản Quỹ và cán bộ kỹ thuật với ngƣời vay vốn: Sự hợp tác chặt chẽ giữa cán bộ chuyên quản Quỹ và ngƣời vay vốn trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng sẽ giúp cho QKN quản lý đƣợc khoản vay và giúp ngƣời vay vốn sử dụng vốn đạt hiệu quả cao. Thực tế hoạt động QKN Hà Nội cho thấy, việc kiểm tra sử dụng vốn vay, tƣ vấn, hƣớng dẫn về kỹ thuật, quản lý, thông tin thị trƣờng cho ngƣời vay vốn ít đƣợc các Tiểu ban quản lý Quỹ quan tâm. Mặt khác, thời vụ của các loại cây trồng, vật nuôi khác nhau, địa bàn lại rộng lớn, nên việc kiểm tra cũng gặp nhiều khó khăn.
- Về phân công, phân nhiệm trong quá trình cho vay: Hiện nay, Trung tâm Khuyến nông đã căn cứ vào năng lực của cán bộ chuyên quản Quỹ và cán bộ phòng Quản lý Quỹ để phân công phụ trách theo địa bàn. Theo đó, mỗi cán bộ chuyên quản Quỹ sẽ hƣớng dẫn, tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng trên địa bàn mình phụ trách, đồng thời kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của ngƣời vay vốn. Tuy nhiên để nâng cao năng lực công tác của cán bộ chuyên quản Quỹ và các cán bộ làm công tác Quỹ cần tăng cƣờng tổ chức các khoá tập huấn nâng cao nghiệp vụ cũng nhƣ giáo dục, bồi dƣỡng về đạo đức nghề nghiệp nhƣ một cán bộ tín dụng, đồng thời thƣờng xuyên tổ chức các đợt kiểm tra việc thực hiện các quy định theo Quy chế quản lý Quỹ.
- Sự phối hợp giữa Quỹ với các cấp chính quyền cơ sở và các tổ chức đoàn thể.
Theo tác giả, Quỹ khuyến nông cần có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an, Toà án trong việc giải quyết tranh chấp phát sinh và xử lý, phát mại tài sản thế chấp của ngƣời vay vốn để thu hồi nợ; phối hợp chặt chẽ với UBND các xã, phƣờng, thị trấn; các tổ chức đoàn thể để tăng cƣờng kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và đôn đốc thu hồi nợ. QKN cũng nên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý Nhà nƣớc để đơn giản hoá thủ tục, giúp ngƣời vay vốn tiết kiệm chi phí và thời gian khi vay vốn.
Theo ý kiến của các chuyên gia phỏng vấn cũng đồng tình với quan điểm của tác giả là cần phải có sự thống nhất giữa các cơ quan tổ chức trong việc giám sát và giải quyết các vấn đề phát sinh sau vay vốn, ngoài ra cần phải nâng cao công tác giám sát, đánh giá đối với các cán bộ thực hiện hoạt động vay vốn để giúp cho hoạt động cho vay của Quỹ đạt hiệu quả.