Tình hình cho vay vốn của Quỹ Khuyến nông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của quỹ khuyến nông hà nội (Trang 73 - 79)

3.2.4.1. Kết quả cho vay vốn.

Từ khi thành lập cho đến nay, QKN đã thẩm định và giải ngân cho vay đƣợc 2.650 lƣợt hộ, với số vốn quay vòng lên đến 420 tỷ đồng. Trong đó: Các

phƣơng án vay vốn sản xuất trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn: 11,886 tỷ đồng chiếm 2,83%; Lĩnh vực chăn nuôi: 191,772 tỷ đồng chiếm 45,66%; Lĩnh vực thủy sản: 109,242 tỷ đồng chiếm 26,01%; Lĩnh vực trồng trọt: 44,52 tỷ đồng, chiếm 10,60%; Các phƣơng án sản xuất tổng hợp cả chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản: 62,58 tỷ đồng chiếm 14,90%. Sau khi hợp nhất Hà Nội, nguồn vốn QKN đã đƣợc tuyên truyền, phổ biến rộng rãi tới các HTX, các trang trại và bà con nông dân trên toàn thành phố, đến nay QKN đã giải ngân cho vay trên 23 quận, huyện, thị xã. Nhìn chung các hộ nông dân, chủ trang trại, HTX đƣợc vay vốn QKN đã sử dụng vốn đúng mục đích, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình và xã hội. Thu phí quản lý quỹ và thu hồi vốn đến hạn đầy đủ, đúng hạn, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ khuyến nông kiểm tra và báo cáo việc sử dụng vốn vay vào sản xuất của gia đình.

Quỹ khuyến nông ra đời đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn mở rộng sản xuất của nông dân trên địa bàn Thành phố, góp phần kích thích sản xuất phát triển, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa có quy mô lớn. Tạo việc làm thƣờng xuyên cho khoảng 7.000 lao động nông thôn với mức thu nhập bình quân thời điểm hiện nay từ 2,5 triệu đến 4 triệu đồng/ngƣời/ tháng, tạo giá trị sản phẩm hàng hóa đạt từ 200-300 triệu đồng/ha canh tác/năm (những mô hình điểm có thể lên tới 400-500 triệu đồng /ha canh tác/năm). Giá trị sản xuất của các dự án vay vốn Quỹ khuyến nông tăng từ 20-30% so với trƣớc khi đƣợc vay vốn do đƣợc đáp ứng vốn kịp thời và đƣợc Trung tâm khuyến nông hỗ trợ, tƣ vấn về khoa học kỹ thuật và thông tin thị trƣờng giá cả.

Theo Bảng 3.1, tốc độ tăng trƣởng doanh số cho vay của QKN cao và ổn định từ 2009-2012, bình quân trên 20%/năm, từ năm 2013 đến năm 2015 tốc độ tăng trƣởng không cao do bị hạn chế về số vốn tuy nhiên bình quân tăng trƣởng trong 7 năm từ 2009-2015 đạt sấp xỉ 10,94%. Doanh số thu nợ có tốc độ thu nợ tăng trƣởng bình quân 15,92%.

Bảng 3.1: Tổng hợp hoạt động cho vay vốn của QKN từ 2009-2015 Chỉ tiêu Số lƣợng (triệu đồng) Tốc độ tăng trƣởng BQ (%) 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Doanh số cho vay 29.455 34.715 46.480 48.233 52.345 51.185 53.121 110,94 Doanh số thu nợ 19.505 27.230 32.340 44.128 42.286 45.661 44.253 115,92

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của QKN thành phố Hà Nội)

Số hộ xin vay vốn tăng lên hàng năm tuy nhiên số hộ vay đƣợc vốn lại có xu hƣớng giảm, tốc độ tăng trƣởng âm 0.24% (thể hiện ở bảng 3.2). Tổng dƣ nợ của QKN có xu hƣớng tăng theo các năm tuy nhiên từ trƣớc năm 2013 tốc độ tăng trƣởng tổng dƣ nợ cao hơn so với sau năm 2013. Bình quân tăng trƣởng tổng dƣ nợ từ năm 2009 đến năm 2015 tăng 19,97%. Số liệu đƣợc tổng hợp và thể hiện tại bảng 3.2.

Bảng 3.2: Tổng hợp số hộ vay vốn và tổng dư nợ cuối các năm 2009-2015

Chỉ tiêu Số lƣợng (triệu đồng) Tốc độ tăng trƣởng BQ (%) 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Số hộ vay vốn 258 260 249 238 241 235 253 99,76 Dƣ nợ cuối năm 43.650 64.155 81.195 99.684 115.788 119.184 124.482 119,97

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của QKN thành phố Hà Nội)

Nợ quá hạn lại có xu hƣớng tăng nhanh đặc biệt là các khoản nợ quá hạn lũy kế từ năm trƣớc sang năm sau tăng liên tục tốc độ tăng trƣởng bình quân nợ quá hạn từ năm 2009-2015 vào khoảng 21,45% quá cao so với tốc độ

tăng trƣởng của doanh số cho vay trong đó các khoản còn phải thu (lũy kế sang năm sau) càng ngày càng cao, bình quân trong 7 năm là 30,83% điều này cho thấy công tác thu hồi nợ của Quỹ yếu, không đáp ứng đƣợc với điều kiện hiện tại cần phải có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Bảng tổng hợp sau sẽ cho ta thấy rõ hơn chất lƣợng cho vay vốn của QKN Hà Nội.

Bảng 3.3: Tổng hợp hoạt động thu nợ của QKN (2009-2015)

Chỉ tiêu Số lƣợng (triệu đồng) Tốc độ tăng trƣởng BQ (%) 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Nợ quá hạn 2.947 2.254 1.984 3.066 5.435 6.674 7.313 121,45 - Đã thu 946 1.135 999 1.240 905 1.868 2.436 123,65 - Còn phải thu 2.001 1.119 985 1.826 4.530 4.806 4.877 130,83 Nợ khó đòi 0 0 0 0 0 0 0 0

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của QKN thành phố Hà Nội)

Biểu đồ 3.4: Tình hình thu nợ của QKN 2009-2015

0 2.000 4.000 6.000 8.000 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Triệu đồng Tổng số Đã thu Còn phải thu

Trong cơ cấu chi phí thì chi trả tiền công cho lao động hợp đồng theo hợp đồng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Chi cho công tác thẩm định, kiểm tra cũng chiếm tỷ trọng cao.

Phần chênh lệch thu chi đƣợc Quỹ tiếp tục bổ sung vào nguồn vốn cho vay cho các năm sau.

Bảng 3.4: Kết quả hoạt động QKN Hà Nội từ năm 2009-2015 Chỉ tiêu Số lƣợng (triệu đồng) 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 1. Tổng thu 1.906 2.794 3.850 4.950 5.026 4.989 5.105 Thu phí quản lý 1.906 2.794 3.850 4.950 5.026 4.989 5.105 Thu khác - - - 2 . Chi phí 1.906 2.794 3.850 4.950 5.026 4.989 5.105

Chi cho lao động hợp

đồng 450,52 564,29 821,48 923,15 915,22 932,15 928,15 Chi cho công tác thẩm

định 242,12 394,52 647,58 652,54 634,58 642,32 658,29 Chi mua sắm, sửa

chữa tài sản 168,07 141,00 83,05 120,28 94,25 95,39 79,52 Chi quản lý và công

vụ 199,13 297,02 372,91 385,56 386,97 395,49 387,58 Trích lập quỹ dự

phòng 409,17 698,58 962,49 1.025,12 1.032,46 1.018,21 1.040,52 Trích lập quỹ khen

thƣởng 81,83 139,72 192,50 154,89 165,36 167,25 175,25

3. Chênh lệch thu chi 355,16 558,87 769,99 1.688,46 1.797,16 1.738,19 1.835,69

4. Bổ sung nguồn vốn 355,16 558,87 769,99 1.688,46 1.797,16 1.738,19 1.835,69

(Nguồn: Báo cáo tài chính QKN thành phố Hà Nội)

3.2.4.2. Tình hình cho vay vốn của Quỹ Khuyến nông.

Dƣ nợ cho vay của QKN năm sau luôn cao hơn năm trƣớc. Tổng dƣ nợ cho vay tại thời điểm 31/12/2009 là 43,650 triệu đồng, đến thời điểm 31/12/2015 là 124,482 triệu đồng, tốc độ tăng trƣởng bình quân 19,97%. Theo đối tƣợng khách hàng thì QKN mới chỉ cho vay các hộ sản xuất và chủ trang trại. Đối tƣợng doanh nghiệp và hợp tác xã không có trong tổng hợp kết quả cho vay vốn của QKN Hà Nội, do yêu cầu của QKN về tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất nên các đối tƣợng này gặp khó khăn, mặt khác QKN chỉ cho vay tối đa 500 triệu đồng cho một dự án, phƣơng án sản xuất nên các đối tƣợng này cũng không mặn mà. Phân tích dự nợ theo địa bàn nhìn chung cụm Sơn Tây và Hà Đông luôn có số dƣ nợ lớn hơn, do địa bàn của hai cụm này rộng hơn, đối tƣợng sản xuất đa dạng hơn, riêng năm 2009 số dự nợ của cụm

Hà Đông và Sơn Tây nhỏ hơn là do năm 2009 là năm đầu tiên triển khai cho vay tại địa bàn hai cụm này, còn cụm Hà Nội (cũ) có số dƣ nợ của năm 2008 chuyển sang. Phân tích dƣ nợ theo ngành sản xuất ở bảng 3.2 và biểu đồ 3.2 thì chăn nuôi luôn có số dƣ nợ lớn và tốc độ tăng hàng năm cũng lớn hơn so với các ngành sản xuất khác, riêng dƣ nợ ngành trồng trọt giảm do chi phí đầu tƣ cho sản xuất trồng trọt nhìn chung thấp và thời gian thu hồi vốn ngắn, nên nhu cầu vay vốn cho sản xuất trồng trọt của hộ dân không lớn.

Bảng 3.5: Dư nợ cho vay của QKN năm 2009-2015

Chỉ tiêu Số lƣợng (triệu đồng) Tốc độ tăng trƣởng BQ (%) 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng dƣ nợ 43.650 64.170 81.195 99.684 115.788 119.184 124.482 119,97 1. Phân theo khách hàng - Doanh nghiệp - - - - - - - - Hợp tác xã - - - - - - - - Hộ sản xuất, chủ trang trại 43.650 64.155 81.195 99.684 115.788 119.184 124.482 119,97

2. Phân theo địa bàn

- Cụm Sơn Tây 10.215 21.520 27.280 37.800 47.897 49.041 53.239 135,61 - Cụm Hà Đông 10.225 22.970 32.895 41.719 49.554 50.778 51.045 136,08 - Cụm Hà Nội(cũ) 23.210 19.665 21.020 20.165 18.337 19.365 20.198 98,07

3. Phân theo ngành sản xuất

- Hộ SX Trồng trọt 8.005 8.165 6.840 8.972 12.737 13.110 14.938 112,63 - Hộ SX chăn nuôi 18.315 32.445 46.455 55.823 60.210 60.784 65.975 126,31 - Hộ nuôi trồng Thủy sản 10.520 14.475 16.380 20.934 25.473 26.220 26.141 117,15 - Hộ sản xuất Tổng hợp 6.810 9.070 11.520 13.956 17.368 19.069 17.427 117,83

Nhìn chung, dự nợ cho vay sản xuất nông nghiệp của QKN tăng nhanh nhƣng sự tăng trƣởng dƣ nợ qua các năm không đều, do chịu ảnh hƣởng bởi các điều kiện sản xuất của ngƣời dân, mà sản xuất nông nghiệp lại chịu ảnh hƣởng lớn bởi điều kiện thời tiết và dịch bệnh. Dƣ nợ cho vay ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng lớn do Hà Nội là thành phố có số đầu con gia súc, gia cầm lớn nhất cả nƣớc, vì vậy nhu cầu vốn cho phát triển chăn nuôi là rất lớn.

Biểu đồ 3.5: Tình hình dư nợ theo ngành sản xuất (2009-2015)

- 20.000 40.000 60.000

80.000 Triệu đồng

Hộ SX trồng trọt Hộ SX chăn nuôi Hộ nuôi trồng

thủy sản Hộ SX tổng hợp Năm 2009 8.005 18.315 10.520 6.880 Năm 2010 8.165 32.445 14.475 9.085 Năm 2011 6.840 46.455 16.380 11.520 Năm 2012 8.972 55.823 20.934 13.956 Năm 2013 12.737 60.210 25.473 17.368 Năm 2014 13.110 60.784 26.220 19.069 Năm 2015 14.938 65.975 26.141 17.427

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của quỹ khuyến nông hà nội (Trang 73 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)