Phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của quỹ khuyến nông hà nội (Trang 54)

Phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng đối với dữ liệu tài chính bao gồm: (1) Phƣơng pháp so sánh; (2) Phƣơng pháp tỷ số; ; (3) Ngoài ra trong bài còn sử dụng phƣơng pháp liên hệ cân đối. Cụ thể từng phƣơng pháp đƣợc trình bày nhƣ sau:

Phƣơng pháp so sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tƣợng kinh tế đã đƣợc lƣợng hóa có cùng một nội dung, một tính chất tƣơng tự nhau. Phƣơng pháp so sánh có nhiều dạng:

- So sánh các số liệu thực hiện với các số liệu định mức hay kế hoạch để xem xét, đánh giá việc thực hiện các mục tiêu đặt ra đối với từng chỉ tiêu kinh tế.

- So sánh số liệu thực tế giữa các kỳ, các năm để xem xét, xác định tốc độ và xu hƣớng phát triển của các chỉ tiêu kinh tế.

- So sánh số liệu thực hiện với các thông số kỹ thuật kinh tế trung bình hoặc tiên tiến.

Phƣơng pháp tỷ số là phƣơng pháp trong đó các tỷ số đƣợc sử dụng để phân tích. Đó là các chỉ số đơn đƣợc thiết lập bởi chỉ tiêu này so với chỉ tiêu khác. Đây là phƣơng pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng ngày càng đƣợc bổ sung và hoàn thiện bởi lẽ: Nguồn thông tin kế toán và tài chính đƣợc cải tiến và đƣợc cung cấp đầy đủ hơn. Đó là cơ sở để hoàn thành những tỷ lệ tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá một tỷ số của doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp. Việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích lũy dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ số.

Phƣơng pháp này giúp ngƣời phân tích khai thác chính xác những số liệu và phân tích một cách có hệ thống hàng loạt tỷ số theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn.

Tiểu kết chƣơng 2

Chƣơng này cung cấp mô ̣t cách nhìn tổng quát về các bƣớc phải làm trong viê ̣c giải quyết mu ̣c tiêu của đề tài đồng thời là cơ sở định hƣớng giúp tác giả thực hiện nghiên cứu của mình. Phƣơng pháp nghiên cứu cùng với cơ sở lý luận ở Chƣơng 1 làm luận cứ giúp tác giả nghiên cứu thực trạng các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay của Qũy Khuyến nông Hà Nội đƣợc rõ ràng và logic hơn.

CHƢƠNG 3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY

CỦA QUỸ KHUYẾN NÔNG HÀ NỘI 3.1 Giới thiệu chung về Quỹ Khuyến nông Hà Nội. 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Trong những năm qua, với tốc độ phát triển công nghiệp và đô thị hoá ngày càng cao đã đặt ra cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn những thách thức mới. Đất sản xuất nông nghiệp giảm mạnh (bình quân mỗi năm trên 1.000 ha), nhu cầu nông sản, thực phẩm phục vụ đô thị đang ngày càng đòi hỏi khối lƣợng lớn và chất lƣợng cao. Thêm vào đó, việc giải quyết việc làm cho ngƣời lao động khu vực ngoại thành, vấn đề môi trƣờng, xã hội nông thôn,... đang là những vấn đề bức xúc hàng ngày, hàng giờ. Chính vì vậy, nông nghiệp, nông thôn đã trở thành một “mặt trận” quan trọng trong chiến lƣợc phát triển chung của Thủ đô Hà Nội.

Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố khoá 13 đã quyết định ban hành chƣơng trình số 12- CTr/TU ngày 05/11/2001 về “Phát triển kinh tế ngoại thành và từng bƣớc hiện đại hoá nông thôn” với chủ trƣơng: “Phát triển nông nghiệp và kinh tế ngoại thành theo hƣớng nông nghiệp đô thị, sinh thái; Tăng cƣờng đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật để phát triển kinh tế ngoại thành; Nâng cao chất lƣợng các sản phẩm nông nghiệp; Ƣu tiên xây dựng vành đai xanh, sạch phục vụ đời sống của nhân dân, bảo vệ môi trƣờng; phát triển các nghề, làng nghề truyền thống; đầu tƣ tạo giống và công nghệ mới phục vụ sản xuất nông nghiệp, chú trọng công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch; Giải quyết tốt thị trƣờng tiêu thụ hàng nông sản; Đẩy mạnh công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; gắn đô thị hoá với xây dựng nông thôn theo hƣớng văn hoá, sinh thái; từng bƣớc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nhằm tăng tỷ trọng công nghiệp,

dịch vụ nông nghiệp, thu hẹp sự cách biệt giữa nội thành và ngoại thành”. Để đẩy nhanh phát triển sản xuất hàng hoá trong các năm đầu thế kỷ XXI, nhằm tạo điều kiện chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ khuyến nông, phục vụ mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn của Thủ đô giai đoạn 2001- 2010 và những năm tiếp theo; Ngày 27 tháng 02 năm 2002 UBND Thành phố Hà Nội đã ra quyết định số 26/2002/QĐ- UB về việc “Thành lập QKN Hà Nội” và ban hành Quy chế quản lý, sử dụng QKN. Số vốn QKN ban đầu đƣợc Thành phố cấp năm 2002 là 5 tỷ đồng. Hàng năm đều đƣợc cấp bổ sung, tính đến hết năm 2015, nguồn vốn QKN do ngân sách cấp đã đạt 124 tỷ đồng.

3.1.2 Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động.

Mục tiêu: QKN Hà Nội đƣợc hình thành nhằm tăng cƣờng nguồn lực

tài chính, tạo điều kiện chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ Khuyến nông, phục vụ mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn Thủ đô. Cho tới nay, đây là mô hình duy nhất trên cả nƣớc đƣợc thành lập để tăng cƣờng nguồn lực tài chính, hỗ trợ công tác Khuyến nông, nhằm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn của Thành phố, góp phần tích cực vào sự nghiệp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo định hƣớng phát triển nông nghiệp sạch, chất lƣợng cao với kỹ thuật và công nghệ hiện đại.

Nguyên tắc hoạt động: QKN Thành phố Hà Nội hoạt động không vì

mục tiêu lợi nhuận, trên nguyên tắc bảo toàn vốn.

3.1.3 Nội dung hoạt động của Quỹ

QKN Thành phố Hà Nội chỉ cho vay đối với những phƣơng án, dự án mở rộng quy mô sản xuất của những mô hình khuyến nông tiên tiến đã đƣợc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật có hiệu quả đến các hộ nông dân. Mức cho vay tối đa không quá 50% nhu cầu giống, vật tƣ của từng mô hình theo dự án hoặc phƣơng án đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Chi ứng trƣớc 50% - 70% cho việc mua giống, vật tƣ kỹ thuật, tập huấn để thực hiện nghiệp vụ khuyến nông theo kế hoạch hoạt động nghiệp vụ Khuyến nông đã đƣợc Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội phê duyệt nhƣng chƣa đƣợc cấp kinh phí nhằm đảm bảo kịp mùa vụ và đƣợc hoàn trả khi ngân sách cấp theo dự toán năm đƣợc duyệt.

Khoản thu 10% giá trị sản lƣợng nông nghiệp tăng lên từ các mô hình khuyến nông quy định đƣợc coi là 100% và phân bổ để sử dụng nhƣ sau:

- 50% để hỗ trợ các mô hình khuyến nông gặp rủi ro do nguyên nhân bất khả kháng trên cơ sở hợp đồng thoả thuận giữa hai bên.

- 30% phụ cấp ngoài lƣơng cho cán bộ khuyến nông.

- 20% khen thƣởng cho công tác khuyến nông đƣợc vận dụng theo chế độ quy định tại thông tƣ số 25/2001/TT- BTC ngày 16/4/2001 của Bộ Tài chính.

Chi cho việc quản lý QKN từ khoản thu phí 0,2%/ tháng của vốn cho vay có thu hồi cho những nội dung sau: chi thẩm định dự án, phƣơng án vay vốn, hội họp, hội nghị, thuê lao động hợp đồng và chi khác.

* Từ năm 2008 đến nay:

Chi cho việc quản lý QKN từ khoản thu phí 0,5%/ tháng của vốn cho vay có thu hồi cho những nội dung sau: chi thẩm định dự án, phƣơng án vay vốn, hội họp, hội nghị, thuê lao động hợp đồng và chi khác.

3.1.4 Bộ máy tổ chức.

Quỹ Khuyến nông là một đơn vị trực thuộc của Trung tâm khuyến nông thành phố Hà Nội do đó trong quá trình hoạt động có những mối quan hệ mật thiết với các phòng ban khác của trung tâm cũng nhƣ chịu sự điều hành trực tiếp từ lãnh đạo trung tâm và Sở Nông nghiệp & PTNT. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu 3.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức thực hiện việc quản lý, sử dụng, bảo toàn QKN Thành phố Hà Nội.

- Hội đồng thẩm định cấp thành phố:

Tại Quyết định số 303/QĐ-SNN ngày 18/02/2009 của Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội về việc thành lập Hội đồng thẩm định cấp thành phố các phƣơng án, dự án vay vốn quỹ khuyến nông Thành phố Hà Nội gồm 7 đồng chí trong đó có 01 chủ tịch, 01 phó chủ tịch và 05 ủy viên.

Hội đồng thẩm định cấp thành phố các phƣơng án dự án vay vốn Qũy Khuyến nông Thành phố Hà Nội đƣợc sử dụng con dấu của Sở Nông nghiệp & PTNT để thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao. Giao trung tâm khuyến nông làm thƣờng trực Hội đồng. Hội đồng thẩm định cấp thành phố có nhiệm vụ thẩm định hồ sơ vay vốn, tài sản thế chấp; thẩm định hiệu quả sản xuất kinh doanh

Giám đốc QKN

Phòng Quản lý QKN

Hội đồng thẩm định cấp cơ sở các phƣơng án, dự án xin vay vốn QKN Thành phố

Tiểu ban triển khai, quản lý, sử dụng và bảo toàn QKN các quận, huyện, thị xã

và tính khả thi của dự án, phƣơng án; Thẩm định về phƣơng án tài chính của dự án, phƣơng án; thẩm định mức vốn vay phù hợp với quy chế của quỹ.

Các thành viên của hội đồng thực hiện theo quy chế hoạt động của hội đồng và theo nhiệm vụ đƣợc Chủ tịch Hội đồng phân công.

- Giám đốc QKN Thành phố Hà Nội:

Điều 2 chƣơng I Quy chế quản lý và sử dụng QKN Thành phố Hà Nội (ban hành kèm theo Quyết định số 26/2002/QĐ- UB ngày 27/02/2002 của UBND Thành phố Hà Nội) đã nêu rõ: Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội uỷ quyền cho Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội làm chủ tài khoản QKN Thành phố Hà Nội và có trách nhiệm quản lý, sử dụng Quỹ đúng mục đích, đúng đối tƣợng, đúng quy định của Quy chế và tuân thủ chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nƣớc. Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội trực tiếp làm Giám đốc QKN Thành phố Hà Nội.

- Phòng Quản lý quỹ khuyến nông:

Phòng quản lý Quỹ Khuyến nông do Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội quyết định thành lập; hoạt động theo chế độ chuyên trách. Biên chế của phòng Quản lý Quỹ Khuyến nông nằm trong biên chế của Trung tâm khuyến nông đƣợc UBND Thành phố giao hàng năm.

- Hội đồng thẩm định cấp cơ sở các phƣơng án, dự án vay vốn QKN thành phố Hà Nôi:

Giám đốc QKN Thành phố Hà Nội đã có quyết định thành lập hội đồng thẩm định cấp cơ sở các phƣơng án, dự án vay vốn quỹ khuyến nông thành phố Hà Nội tại Quyết định số 129 QĐ/TTKN-TC ngày 21/3/2012. Hội đồng thẩm định cấp cơ sở gồm có 06 thành viên do đồng chí Phó Giám đốc Trung tâm khuyến nông Hà Nội làm chủ tịch hội đồng; các đồng chí trƣởng phòng Quản lý QKN làm Phó Chủ tich hội đồng; các đồng chí Trƣởng phòng Kế hoạch-Tài chính, Khuyến nông Trồng trọt, Khuyến nông Chăn nuôi-Thuỷ sản,

cán bộ phòng Quản lý QKN làm Uỷ viên.

- Tiểu ban quản lý QKN các quận, huyện, thị xã.

Tại Quyết định số 130QĐ/TTKN-TC ngày 21/3/2012 về việc thành lập Tiểu ban triển khai, quản lý, sử dụng và bảo toàn QKN thành phố Hà Nội do Giám đốc QKN Thành phố Hà Nội ban hành; Gồm 20 Tiểu ban triển khai, quản lý, sử dụng và bảo toàn QKN tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố nằm trong bộ máy hoạt động của các Trạm Khuyến nông Quận, huyện, thị xã trực thuộc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội.

- Biên chế nhân sự của QKN hiện tại là 30 ngƣời bao gồm cả cán bộ hợp đồng cán bộ chuyên trách và kiêm nhiệm, nằm tại trung tâm và cơ sở.

3.2 Thực trạng hoạt động cho vay của Quỹ Khuyến nông Hà Nội 3.2.1 Tình hình về nguồn vốn 3.2.1 Tình hình về nguồn vốn

- Cơ sở nguồn hình thành vốn:

+ Ngân sách Thành phố cấp: Vốn của Qũy Khuyến nông thành phố Hà Nội do ngân sách Thành phố cấp lần đầu là 05 tỷ đồng. Hàng năm, ngân sách Thành phố thực hiện cấp bổ sung vốn quỹ theo quyết định của UBND Thành phố.

- Nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc; - Nguồn vốn kết dƣ của Qũy năm trƣớc chuyển sang;

- Nguồn trích từ phí quản lý Qũy theo quy định.

Hiện nay nguồn hình thành vốn chủ yếu là từ ngân sách thành phố cấp và một phần đƣợc trích từ phí quản lý Quỹ; nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc đến thời điểm hiện tại vẫn chƣa có.

- Tình hình về nguồn vốn:

Từ nguồn vốn ban đầu khi thành lập năm 2002 là 5 tỷ đồng; năm 2003 Qũy đƣợc bổ sung thêm 10 tỷ, các năm 2004, 2005, 2006, 2007 mỗi năm Qũy đƣợc Ngân sách Thành phố cấp bổ sung 5 tỷ. Năm 2008, do chuẩn bị hợp

nhất nên không đề nghị cấp bổ sung. Từ năm 2009, QKN hoạt động trên địa bàn Hà Nội mở rộng nên nguồn vốn QKN đƣợc ngân sách Thành phố cấp bổ sung lớn hơn từ 10 tỷ đồng năm 2009, năm 2012 ngân sách cấp bổ sung là 20 tỷ đồng, từ năm 2013 ngân sách thành phố khó khăn nên việc cấp vốn cho Quỹ giảm đi cụ thể năm 2013 cấp bổ sung 8 tỷ đồng, năm 2014 cấp 7 tỷ đồng, năm 2015 cấp 5 tỷ đồng (thể hiện qua Sơ đồ 3.1). Đến năm 2015 Qũy khuyến nông đã đƣợc ngân sách thành phố cấp vốn là 113 tỷ đồng.

Ngoài ra, nguồn vốn Qũy đƣợc bổ sung từ tỷ lệ (%) trích từ khoản thu phí quản lý Qũy, các khoản viện trợ, ủng hộ của các tổ chức, các nhân và các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu đồ 3.2: Thực trạng nguồn NSNN cấp cho QKN Hà Nội từ 2002-2015

0 5 10 15 20 2002 2004 2006 2009 2011 2013 2015 5 10 5 5 5 5 10 13 15 20 8 7 5 Tỷ đồng Năm

(Nguồn từ báo cáo thường niên của QKN Hà Nội)

Đến hết năm 2012 UBND Thành phố đã đã giảm lƣợng vốn cấp cho Quỹ Khuyến nông từ nguồn NSNN. Do đó việc tăng trƣởng nguồn vốn của Quỹ giai đoạn từ 2012 đến nay phần lớn dựa vào khoản thu từ phí quản lý quỹ.

Đến hết 31/12/2015 nguồn vốn để cho vay của Quỹ là 120.808.671.000 đồng.

Hiện tại nhu cầu vay vốn của các hộ dân đối với Quỹ Khuyến nông là rất lớn vƣợt xa con số mà Quỹ có thể đáp ứng, do đó thực trạng về nguồn vốn của Quỹ đang là một vấn đề khó khăn ảnh hƣởng lớn tới hiệu quả cho vay của Quỹ.

3.2.2. Quy trình nghiệp vụ cho vay:

Quy trình cho vay đối với các đối tƣợng vay vốn QKN thực hiện theo Quyết định của UBND Thành phố Hà Nội gồm 6 bƣớc và đƣợc mô tả bởi sơ đồ nhƣ sau:

Biểu đồ 3.3: Sơ đồ Quy trình cho vay của QKN.

Bƣớc 1: Tiếp nhận nhu cầu và hƣớng dẫn ngƣời vay vốn lập hồ sơ vay vốn.

Cán bộ chuyên quản QKN là đầu mối tiếp xúc, hƣớng dẫn ngƣời xin

Tiếp nhận hồ sơ, hƣớng dẫn vay vốn Thẩm định cơ sở Thẩm định Thành phố Xét duyệt cho vay, ký hợp đồng vay vốn Giải ngân, giám sát việc sử dụng vốn Thu phí quản lý, thu hồi vốn. Thanh Lý Hợp đồng Không đạt Đạt Không đạt Đủ hồ sơ Món vay >100 tr Món vay <100 tr Trả đủ Gốc, lãi

vay vốn lập hồ sơ vay vốn và tiếp nhận hồ sơ. Tổng hợp danh sách ngƣời xin vay vốn báo cáo Trƣởng Tiểu ban quản lý QKN để tổ chức kiểm tra, điều tra, thu thập thông tin về ngƣời vay vốn và phƣơng án vay vốn. Trƣởng Tiểu ban quản lý QKN lập danh sách ngƣời xin vay vốn đủ điều kiện sau điều tra, thu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của quỹ khuyến nông hà nội (Trang 54)