Thị trƣờng xuất nhập khẩu thủy sản-Pakistan

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt động xuất khẩu sang thị trường pakistan của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ” (Trang 58)

7 Kết luận:

4.2.2 Thị trƣờng xuất nhập khẩu thủy sản-Pakistan

4.2.2.1 Sơ lược thị trường xuất nhập khẩu thủy sản

Theo Vụ thị trƣờng Tây Phi Nam Á thuộc bộ Công thƣơng thì Pakistan là một trong những nƣớc tiêu thụ thủy sản thấp nhất thế giới, chỉ 2kg/ngƣời/năm, tuy

47

nhiên trong những năm gần đây, con số này đã có chiều hƣớng đi lên khi ngƣời dân bắt đầu sử dụng cá nhiều hơn. Cá xuất hiện nhiều hơn ở các cửa hàng thức ăn nhanh, nhà hàng, các bữa tiệc…

Bảng 4.9 Kim ngạch xuất nhập khẩu thủy sản của Pakistan giai đoạn 2012- 2014

ĐVT: Triệu USD

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Xuất khẩu 325,640 345,754 366,326

Nhập khẩu 8,952 16,811 20,236

Nguồn: Tổng hợp từ UNCOMTRADE, www.comtrade.un.org

Bảng 4.10 Chênh lệch về kim ngạch xuất nhập khẩu qua các năm đối với thị trƣờng xuất khẩu thủy sản Pakistan

ĐVT: Triệu USD

Chỉ tiêu

2013/2012 2014/2013

Số tuyệt đối Số tƣơng đối

(%) Số tuyệt đối Số tƣơng đối (%)

Xuất khẩu 20,114 6,2 20,572 5,9

Nhập khẩu 7,859 87,8 3,425 20,4

Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu Bảng 4.8

Pakistan luôn xuất siêu với mặt hàng thủy hải sản, kim ngạch xuất tăng đều qua các năm, năm 2014 kim ngạch đạt 366,326 triệu USD tăng khoảng 6%, mức tăng không nhiều so với năm 2013 là 345,754 triệu USD. Về chiều hƣớng nhập khẩu thì tăng liên tục qua các năm, đặc biệt là sự tăng đột biến vào năm 2013, tăng khoảng 89%, tƣơng ứng con số 16,811 triệu, vào năm tiếp theo tăng ở mức 20% đạt 20,236 triệu USD 2014.

Từ trƣớc đến nay Pakistan vẫn áp dụng các kỹ thuật nuôi trồng truyền thống, ít sử dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhƣ các nƣớc láng giềng Ấn Độ, Bangladesh hay Indonesia. Tuy nhiên bù lại thì Pakistan hội tụ những điều kiện thuận lợi phục vụ việc nuôi trồng thủy hải sản, từ sự trù phú của kênh rạch, chất lƣợng nƣớc mặt quanh năm gần nhƣ ở độ pH=7,5, nhiệt độ trung bình 280C, lao động giá rẻ chỉ từ 75-125 USD/tháng…. Trong đó quận Thatta và Badin thuộc Sindl là những vùng

48

nuôi trồng thủy sản quan trọng nhất tổng hòa giữa điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng.

Một điểm bất lợi cho thủy sản Pakistan đó là thiếu vùng ƣơm nuôi và cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản. Thức ăn nhập khẩu chiếm giá trị gần 50%, mà thức ăn lại chiếm 50% lƣợng tiêu dùng của các nông trại, do đó rất ảnh hƣởng đến giá thành nếu thức ăn nhập khẩu có nhiều biến động.

Trong mối giao thương về thủy sản với Việt Nam:

0.85 1.07 0.91 4.82 10.48 13.51 0 2 4 6 8 10 12 14 16 2012 2013 2014 Đ V T : T ri ệu U SD Việt Nam Các nước khác Nguồn: Tổng hợp từ comtrade.un.org

Hình 4.4 Tình hình nhập khẩu thủy sản của Pakistan với đối tác Việt Nam và các nƣớc khác

Việt Nam là nƣớc mà Pakistan nhập nhiều thủy sản chƣa qua chế biến (HS03) nhất với giá trị chiếm hơn 80% trong giai đoạn 2013-2014. Các sản phẩm bao gồm thịt các các loại, động vật không xƣơng sống, giáp xác… cho thấy tầm quan trọng của các mặt hàng thủy sản Việt Nam tại thị trƣờng này.

Về việc nuôi trồng đáp ứng nhu cầu nội địa và xuất khẩu, Pakistan có 30% diện tích đất liền là môi trƣờng thủy sinh gồm sông, hồ, kênh, vịnh và các vùng

49

ƣơm nuôi nhân tạo, đồng thời 1.100 km đƣờng bờ biển là tiềm năng lớn của ngành. Các tỉnh vƣợt trội về lĩnh vực nuôi trồng thủy sản là tỉnh Sindh và Punjab. Nguồn nguyên liệu là hết sức phong phú, tuy nhiên do việc nuôi trồng cũng tốn khá nhiều chi phí làm đội giá thành lên, giá chỉ dao động từ 1-3,5 PKR c ho thấy rằng nếu đầu tƣ hợp lý và đúng cách thì Pakistan có thể phát triển tốt hơn nữa trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.

4.2.2.2 Các qui định thủ tục về xuất nhập khẩu hàng thủy sản

Mặt hàng thủy sản nhập khẩu chịu mức thuế 10% giá trị lô hàng, thuế nhập khẩu hàng hóa đƣợc tính dựa trên giá trị hàng hóa. Đối với các hàng hóa xuất khẩu sang Pakistan đòi hỏi một số các chứng từ thông dụng nhƣ: vận đơn, hóa đơn, phiếu đóng hàng, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, bản sao thƣ tín dụng, giấy chứng nhận bảo hiểm. Đối với việc kiểm tra chất lƣợng sản phẩm nhập khẩu sẽ do Hội đồng thẩm định quốc gia Pakistan (PNAC), Bộ Khoa học và Công nghệ, Islamabad chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề liên quan đến việc công nhận hàng hoá có đủ tiêu chuẩn hay không.

Đối với qui định về nhãn mác bao gói của sản phẩm là thực phẩm chịu sự chi phối của Bộ Nông Nghiệp Pakistan. Nhìn chung nhãn mác cần phải ghi đầy đủ thông tin về sản phẩm, về nhà sản xuất, chất lƣợng tiêu chuẩn, dữ liệu nhận biết… Đối với hàng thực phẩm nhãn cần phải có thêm các tiêu chuẩn và thành phần phù hợp với yêu cầu vệ sinh an toàn. Thông tin về nƣớc sản xuất cũng cần ghi rõ trên bao bì.

Cơ quan quản lý tiêu chuẩn và chất lƣợng Pakistan (viết tắt là PSQCA), Bộ Khoa học và Công nghệ là hai cơ quan chịu trách nhiệm về việc ban hành và triển khai các quy định về tiêu chuẩn chất lƣợng tại Pakistan, và Hội đồng nghiên cứu khoa học và công nghiệp Pakistan (PCSIR) trong một vài trƣờng hợp sẽ chịu trách nhiệm việc cấp giấy chứng nhận sản phẩm. Mặc dù hiện nay PSQCA đã ban hành hơn 15.000 tiêu chuẩn khác nhau nhƣng việc thực hiện vẫn còn rất hạn chế do nhiều nguyên nhân. Trong nhiều trƣờng hợp, việc áp dụng các tiêu chuẩn chỉ mang tính chất tự nguyện. Các tiêu chuẩn bắt buộc chỉ áp dụng đối với một số mặt hàng, chủ yếu là thực phẩm và hàng xuất khẩu.

4.2.3 Đánh giá thực trạng

Tuy so với các thị trƣờng lớn nhƣ Mỹ hay các nƣớc ở EU thì sản lƣợng và kim ngạch của công ty xuất sang Pakistan còn rất kiêm tốn, tuy nhiên đối chiếu với thị

50

trƣờng châu Á thì Pakistan là một điểm sáng, với kim ngạch và sản lƣợng không ngừng tăng. Một điểm nhận thấy ở đây là Pakistan cũng là một quốc gia mạnh về thủy sản với lƣợng xuất siêu hàng năm cao. Tuy nhiên họ cũng đối mặt với những khó khăn về việc nuôi trồng và kỹ thuật, cũng phải nhập khẩu nhiều từ các nƣớc bên ngoài. Với lợi thế tƣơng đối có phần cao hơn, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũng đặc niềm tin lớn vào thị trƣờng ở khu vực này trong những năm gần đây, thời gian tới cùng những qui định tƣơng đối thông thoáng về nhập khẩu nói chung và thủy sản nói riêng là một cơ hội tốt cho thủy sản Việt Nam, riêng về phía CASEAMEX đây cũng là cơ hội cho công ty tiếp tục duy trì khách hàng cũ và tìm kiếm thêm lƣợng khách hàng mới.

4.3 CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG CÔNG TY ẢNH HƢỞNG TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU SANG P AKISTAN XUẤT KHẨU SANG P AKISTAN

4.3.1 Nguồn nhân lực

Hầu hết các thành viên trong ban lãnh đạo hiện nay đều có bằng đại học và kinh nghiệm cao. Với phòng kinh doanh, nhân sự đều có trình độ đại học trở lên. Các phòng ban khác, các trƣởng phòng và phó phòng đều đạt trình độ đại học. Đây hoàn toàn là một lợi thế của công ty khi có cho mình một đội ngũ có trình độ cao và kinh nghiệm thích hợp.

Bảng 4.11 Số lƣợng nhân viên phân theo trình độ của công ty CASEAMEX

Trình độ 2012 2013 2014 6 tháng đầu năm 2015 Thạc sĩ - 2 3 2 Đại học 134 119 109 107 Cao đẳng 25 24 19 17 Trung cấp 96 80 72 73 Sơ cấp và công nhân kỹ thuật 1.076 853 692 646 Tổng 1331 1076 892 843

51

Công ty luôn đảm bảo thực hiện các qui định của nhà nƣớc về sử dụng lao động cũng nhƣ những phúc lợi dành cho họ. Trƣớc hết là thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các điều khoản trong hợp đồng và thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, giải quyết trƣờng hợp đau ốm, thai sản… theo qui định. Bên cạnh đó, công ty cũng thành lập phòng y tế cho từng xí nghiệp sản xuất đảm bảo cho nhân viên có nơi thăm khám bệnh kịp thời và miễn phí. Ngoài ra theo định kỳ toàn thể cán bộ công nhân viên đƣợc khám sức khỏe, từ đó đảm bảo chất lƣợng nguồn nhân lực cũng nhƣ tạo sự an tâm trong nhân viên. Hàng năm công ty đều tổ chức cho nhân viên đi du lịch nghỉ mát, các trò chơi vận động… nhằm gắn kết mọi ngƣời.

Về chính sách tuyển dụng và đào tạo:

-Yêu cầu tuyển dụng: ƣu tiên tuyển dụng các lao động đã có kinh nghiệm đáp ứng nhu cầu của từng công việc cụ thể.

-Đào tạo: Công ty hết sức chú trọng đào tạo và nâng cao trình độ, tay nghề lao động. Bồi dƣỡng kỹ năng quản lý đối với cán bộ quản lý, kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhân viên tại nhà máy sản xuất.

+Đào tạo nhân viên mới: đối với nhân sự vừa đƣợc tuyển dụng, công ty tổ chức đào tạo để nắm rõ nội quy lao động, trách nhiệm, quyền hạn, phƣơng pháp, kỹ năng và những yêu cầu cần thết của công việc, đồng thời bố trí ngƣời hƣớng dẫn từ các phòng ban mà nhân viên mới đƣợc bố trí. Tùy thuộc vào năng lực và trình độ mà họ đƣợc phân công công việc thích hợp từ đơn giản đến phức tạp, từ cấp thấp để đi lên.

+Đào tạo nâng cao trình độ: công ty khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhân viên học tập nâng cao kiến thức và kỹ năng phù hợp, để tiếp tục phục vụ công ty với năng suất và hiệu quả tăng cao hơn.

Tuy nhiên những năm gần đây nhu cầu tuyển dụng bị cắt giảm, trong khi rất cần đội ngũ trẻ với năng lực và tài năng thật sự. Cụ thể là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, giúp cho các khâu quản lý đƣợc đơn giản hóa và nâng cao hiệu quả kiểm kê hoặc nghiên cứu. Nếu vẫn duy trì tình trạng nhƣ hiện nay thì doanh nghiệp có thể bị tụt hậu so với sự phát triển khô ng ngừng của công nghệ thông tin và sự mã hóa điện tử các dữ liệu.

52

Lợi thế hiện tại của CASEAMEX là sở hữu hệ thống máy móc sản xuất, dây chuyền, băng tải, hệ thống làm lạnh tƣơng đối hiện đại và công suất cao.

Bảng 4.12 Cơ sở vật chất của công ty CASEAMEX

Nguồn: Phòng kỹ thuật, công ty CASEAMEX

Tên tài sản Số lƣợng

(Cái)

Năm sử dụng Nguyên giá

(Triệu đồng) Kệ Drive-in kho lạnh 3.300 tấn 01 12/2006 1.212 Dây chuyền sản xuất cá (PNK 18-85) 01 06/2007 7.186

Máy phân cơ

Merelec M3/6 01 07/2007 2.051 Hệ thống kho lạnh 01 07/2007 10.088 Hệ thống lạnh nhà máy 01 07/2007 23.528 Máy móc thiết bị kho 3.300 tấn 01 01/2008 10.507 Đƣờng dây trung áp 3 pha, trạm biến áp (xm) 01 03/2010 1.325 Máy phát điện Cammins (xm) 01 03/2008 1.323

53

Bên cạnh máy móc thiết bị phục vụ sản xuất trực tiếp, CASEAMEX còn sở hữu các tài sản nhƣ: nhà cửa kiến trúc, phƣơng tiện vận tải, tr uyền dẫn, quyền sử dụng đất. Trong khối nhà cửa kiến trúc gồm có: nhà tiền chế, kho, hồ xử lý nƣớc thải, văn phòng công ty, hội trƣờng nhà ăn, phân xƣởng sản xuất và các tài sản khác. Phƣơng tiện vận tải gồm có: xe ô tô khách, xe ô tô tải, xe nâng điện, ca nô…

Đối với một công ty xuất khẩu, cơ sở vật chất, đặc biệt là những máy móc phƣơng tiện phục vụ quá trình sản xuất là phần hết sức quan trọng. CASEAMEX đang sở hữu tƣơng đối tốt hệ thống các máy móc thiết bị đảm bảo việc duy trì sản xuất lƣợng lớn, với chất lƣợng và thời gi an tối ƣu. Ngay từ những ngày đầu tiên công ty đã hết sức chú trọng đầu từ vào khía cạnh này để cho ra các sản phẩm với chất lƣợng cao, ổn định, tính năng tối ƣu và công s uất sản xuất tốt trong lâu dài.

Bao quát cơ sở vật chất của công ty tƣơng đối hiện đại có thể đáp ứng phần lớn nhu cầu sản xuất ổn định. Theo định kỳ công ty có tiến hành tu sửa và nâng cấp một số hệ thống, hằng năm vẫn tiếp tục trang bị các thiết bị mới phục vụ sản xuất, vận hành và kinh doanh. Tuy nhiên vẫn còn một số máy móc với các bộ phận xuống cấp và khó sửa chữa gây trì trệ một số phân đoạn trong sản xuất. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng cao cùng với những khắc khe trong quản lý chất lƣợng sản phẩm đòi hỏi công ty cần đầu tƣ nhiều hơn nữa trong chiến lƣợc đổi mới và trùng tu trang thiết bị nhà xƣởng.

4.3.3 Nguồn nguyên liệu

Nằm trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, đƣợc thiên nhiên ƣu đãi tạo thuận lợi rất lớn trong sản xuất nông nghiệp, trong đó có nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản. Tuy nhiên trong những năm gần đây, dƣới tác động của biến đổi khí hậu cùng những nguyên nhân tiêu cực đến từ t hị trƣờng, ngành thủy sản đang đứng trƣớc nhiều nguy cơ, trong đó phải kể đến vấn đề thiếu hụt nguyên liệu đầu vào sản xuất của các doanh nghiệp trong ngành. Cũng nhƣ nhiều doanh nghiệp khác để đối phó với nguy cơ trên, CASEAMEX tiến hành ký hợp đồng lâu dài với các nhà cung cấp nguyên liệu, mặt khác đầu tƣ vào vùng nuôi nguyên liệu 150 hecta tại Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Hậu Giang… đáp ứng 80% nhu cầu nguyên liệu sản xuất. Song song đó, công ty đầu tƣ mạnh vào trung tâm giống kỹ thuật thủy sản với diện tích 15 hecta tại ấp Mái Dầm, xã Phú Thành, tỉnh Vĩnh Long. Để quản lý tốt chất lƣợng đầu vào, công ty tổ chức lớp đào tạo kỹ thuật ƣơm nuôi cho ngƣời nuôi, đồng thời thƣờng xuyên cử các nhân viên chuyên môn

54

xuống từng vùng nuôi để kiểm tra chất lƣợng và điều chỉnh chất lƣợng nguyên liệu.

Nguồn: Phòng kinh doanh công ty CASEAMEX

Hình 5.1 Qui trình thu mua nguyên liệu sản xuất

Phòng thu mua nguyên liệu chịu trách nhiệm ký hợp đồng với các nhà cung cấp hoặc liên hệ các đơn vị hợp tác để lấy nguồn nguyên liệu theo yêu cầu. Dựa vào trần số lƣợng sản phẩm từ đơn hàng mà phòng lập kế hoạch thu mua, lập danh sách các nhà cung cấp và lƣợng nguyên liệu khai thác từ cơ sở của công ty, đảm bảo đủ số lƣợng yêu cầu. Đồng thời kết hợp với bộ phận quản lý chất lƣợng QC, tiến hành kiểm tra đánh giá tiêu chuẩn theo các tiêu chí mà khách hàng yêu cầu. Toàn bộ qui trình từ thu mua nguyên liệu cho đến khi ra thành phẩm đều có sự tham gia của bộ phận QC, đảm bảo sản phẩm cuối cùng đạt tiêu chuẩn của khách hàng, nâng cao uy tín và giữ chân khách hàng.

Tuy nhiên trong những giai đoạn cao điểm nhƣ cuối năm, khi mà các doanh nghiệp thủy sản đều ráo riết thu mua nguyên liệu phục vụ việc sản xuất thành phẩm, đáp ứng nhu cầu cao vào dịp cuối năm cũ đầu năm mới, tình trạng này gây

Nguyên liệu từ vùng đầu tƣ và liên kết đầu tƣ (80%) Nguyên liệu từ các nguồn khác (20%)

Phòng thu mua nguyên liệu

Tổ quản lý chất lƣợng sản phẩm (QC-Quality Control)

Nguyên liệu tiến hành sản xuất thành phẩm xuất khẩu

55

rất nhiều khó khăn khi cầu cung mất đối xứng. Yêu cầu đặt ra là cần có những bảo đảm tốt hơn nữa về nguồn nguyên liệu từ các hộ dân, có thể bằng hình thức bao tiêu sản phẩm hay tiếp tục mở rộng việc nuôi thủy hải sản để nâng nhu cầu tự cung lên cao hơn, bớt phụ thuộc vào thị trƣờng ngoài hơn nữa.

4.3.4 Hệ thống quản lý chất lƣợng

CASEAMEX đạt tiêu chuẩn BRC 2005 trong lĩnh vực chế biến cá da trơn ở cấp độ A, IFS, HACCP, Global GAP, ISO 9001:2000, SQF 2000… là điều kiện cần thiết để hàng hóa đƣợc nhập khẩu vào Úc, các nƣớc EU, Mỹ, Nga… Đồng thời hàng năm trong các kỳ kiểm tra điều kiện sản xuất của Cysco (Mỹ), Youngs

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt động xuất khẩu sang thị trường pakistan của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ” (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)