NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt động xuất khẩu sang thị trường pakistan của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ” (Trang 32)

7 Kết luận:

3.3 NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY

3.3.1 Nhiệm vụ

Giống nhƣ nhiều doanh nghiệp thủy sản khác, khi tiến hành kinh doanh luôn phải đảm bảo:

21

-Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm với nhà nƣớc; -Tuân thủ các qui định về quản lý chất lƣợng sản phẩm;

-Cam kết khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, đảm bảo đầu tƣ hợp lý và mở rộng hoạt động kinh doanh;

-Hết sức trách nhiệm trong việc khai thác tài nguyên nƣớc và nghiêm ngặt xử lý chất thải sản xuất hạn chế thấp nhất những ảnh hƣởng lên môi trƣờng và hệ sinh thái.

3.3.2 Quyền hạn

Trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh xuất nhập khẩu công ty có những quyền hạn sau:

-Cho phép công ty quy định một cách độc lập các hoạt động sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm độc lập bằng tải sản riêng của mình.

- Đƣợc quyền ký hợp đồng trực tiếp với các công ty quốc doanh, tƣ nhân hoặc doanh nghiệp ngoại quốc…

-Đƣợc phép mở rộng, phát triển hoặc thu hẹp qui mô hoạt động kinh doanh. -Đƣợc phép giới thiệu các sản phẩm của mình đến trong và ngoài nƣớc. -Đƣợc vay vốn tại các ngân hàng để phục vụ công tác kinh doanh.

3.3.3 Phạm vi hoạt động

Tổ chức mạng lƣới sản xuất, chế biến, phân phối và kinh doanh các mặt hàng thủy sản trong và ngoài nƣớc.

3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY3.4.1 Cơ cấu tổ chức công ty 3.4.1 Cơ cấu tổ chức công ty

Trong 20 năm thành lập, trải qua nhiều khó khăn để có đƣợc chỗ đứng hiện tại, công ty gồm đội ngũ cán bộ quản lý dày dặn kinh nghiệm cùng các nhân viên, công nhân nhiệt huyết cùng nhau xây dựng và phát triển ngôi nhà chung của mình. Với vị trí hiện tại, để vận hành tốt mọi hoạt động từ khâu tổ chức hành chính, vận hành máy móc, quản lý nguyên liệu, thành phẩm tới khâu tiếp thị bán hàng… đòi hỏi một sự logic trong cách sắp xếp, phân công và quản lý từng bộ

22

phận tránh sự chồng chéo quyền hạn và trách nhiệm. Trên tinh thần đó công ty đã xây dựng riêng cho mình một bộ máy tổ chức gọn nhẹ hiệu quả theo sơ đồ sau:

Nguồn: Phòng tổ chức hành chánh của CASEAMEX

Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty CASEAMEX

BAN GIÁM ĐỐC Phòng tổ chức hành chính Phòng kinh doanh tổng hợp Phòng cung ứng Phòng kỹ thuật vi sinh Phòng cơ điện lạnh Quản đốc phân xƣởng Phòng kế toán tài vụ Nhân viên cơ điện Tổ nguyên liệu Tổ thành phẩm Tổ sản xuất Nhân viên cung ứng Công nhân sản xuất Nhân viên thành phẩm

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

23

3.4.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận

Đại hội đồng cổ đông

Là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty. Có quyền bổ sung, thay đổi điều lệ công ty, định hƣớng phát triển công ty thông qua báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo của hội đồng quản trị, của ban kiểm soát và nhân viên kiểm toán. Quyết định mức cổ tức thay dổi hàng năm cho mỗi loại cổ phần. Đề cử, bãi nhiệm hay thay thế các vị trí của hội đồng quản trị.

Hội đồng quản trị

Là bộ phận quản lý cấp cao của công ty, đầy đủ quyền trong việc đƣa các quyết định và thực hiện các quyết định nhân danh công ty, trừ các thẩm quyền mà đại hội đồng cổ đông không ủy quyền. Có trách nhiệm về sự phát triển của công ty thông qua quyền quyết định chiến lƣợc, kế hoạch phát triển trung và dài hạn .

Ban kiểm soát

Do hội đồng cổ đông bầu ra gồm 3 thành viên, thay mặt cổ đông kiểm soát các hoạt động quản trị và điều hành sản xuất tại công ty. Ban kiểm soát hoạt động trong sự độc lập với đại hội đồng cổ đông và ban giám đốc.

Ban giám đốc

-Bao gồm một giám đốc, một phó giám đốc phụ trách sản xuất kinh doanh, một phó giám đốc phụ trách tổ chức nhân sự. Giám đốc là ngƣời có quyền hạn cao nhất.

-Ban giám đốc có nhiệm vụ quản lý mọi hoạt động của công ty, thực hiện hoạch định chiến lƣợc sản xuất kinh doanh của công ty nhằm thực hiện có hiệu quả tốt nhất mọi hoạt động công ty, giải quyết các xung đột nội bộ trong phạm vi quản lý đảm bảo một tập thể vững mạnh. Đồng thời, ban quản lý phải chịu trách nhiệm với toàn thể công ty cũng nhƣ nhà nƣớc về việc quản lý tài chính doanh nghiệp.

Phòng tổ chức hành chính

-Có trách nhiệm theo dõi và tổ chức phân công lao động hơp lý, kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ công nhân viên.

-Nhân viên phòng hành chính có nhiệm vụ thực hiện và quản lý lao động, tiền lƣơng, bảo hiểm và các chế độ chính sách theo quy định của nhà nƣớc, hay tổ chức các phong trào thi đua trong công ty. Đồng thời thực hiện công tác hành

24

chính quản trị văn phòng, công tác hành chính văn thƣ, tiếp tân, quản lý cơ sở vật chất, kỹ thuật trong công ty.

Phòng kinh doanh tổng hợp

-Có nhiệm vụ lập kế hoạch thực hiện các mục tiêu, phƣơng án sản xuất kinh doanh, soạn thảo hợp đồng và chuẩn bị các thủ tục cần thiết cho việc ký kết hợp đồng mua bán, xuất khẩu hàng hóa.

-Thƣờng xuyên tổng hợp và tiến hành phân tích các thông tin trong quá trình kinh doanh làm cơ sở cho việc xây dựng các mục tiêu hay chiến lƣợc trong dài hạn.

-Tổ chức nghiên cứu, tiếp cận thị trƣờng làm cơ sở cho việc tổ chức, cung ứng và khai thác nguồn hàng.

-Tiến hành các giao dịch với khách hàng và các giao dịch với nhà cung ứng nguyên liệu đầu vào.

Phòng kế toán tài vụ

-Quản lý theo dõi tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của công ty, đồng thời thực hiện và giám sát việc thực hiện các chế độ và nguyên tắc tài chính nhà nƣớc. Định kỳ báo cáo lên cấp trên về tình hình thực hiện kế hoạch tài chính và vạch ra những kế hoạch tài chính mang lại hiệu quả cho công ty.

-Tổ chức việc thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán và các nghiệp vụ tài chính của công ty theo quy định hiện hành.

-Hỗ trợ ban giám đốc quản lý, theo dõi vố và toàn bộ tài sản của công ty về mặt giá trị, sổ sách đồng thời thực hiện giao dịch tài chính với khách hàng và nhà cung ứng.

-Lập báo cáo quyết toán theo tháng, quý và tiến hành phân tích hoạt động tài chính của công ty.

Quản đốc phân xưởng

Có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động sản xuất tại xƣởng, kịp thời giải quyết các vấn đề trong khâu sản xuất, chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra và báo cáo đầy đủ với Ban giám đốc về tình hình sản xuất của công ty.

25

Tổ chức quản lý, nghiên cứu cải tiến kỹ thuật vận hành và bảo trì các loại máy móc thiết bị phục vụ sản xuật. Tạo điều kiện khai thác tối đa công suất của máy móc thiết bị đảm bảo chất lƣợng và số lƣợng các sản phẩm đúng thời hạn, bảo quản tốt theo tiêu chuẩn đã ban hành.

Phòng kỹ thuật vi sinh

Kiểm tra vệ sinh nhà xƣởng, vật tƣ máy móc, thiết bị của công ty, quản lý kỹ thuật cơ điện lạnh, kiểm tra vi sinh nguyên liệu trƣớc khi đƣa vào sản xuất, đảm bảo đúng quy trình về chất lƣợng sản phẩm. Thực hiện việc kiểm tra hàng trƣớc khi xuất bán, tiến hành cân trọng lƣợng hàng hóa theo đúng quy cách.

Phòng cung ứng

Chuyên nắm bắt tình hình nguyên liệu, mùa vụ, sản lƣợng cung ứng trên thị trƣờng, xây dựng thành hệ thống thô ng tin. Tổ chức đào tạo huấn luyện nhân viên chuyên thu mua và quản lý nguyên liệu, nguồn cung đáp ứng nhu c ầu của công ty. Quản lý kỹ thuật tại các trạm thu mua nguyên liệu.

3.5 CÁC SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY

Các sản phẩm chủ yếu của công ty bao gồm tôm, cá tra tẩm bột, cá tra, phụ phẩm và các sản phẩm khác. Ngo ài ra mỗi loại sản phẩm trên còn có những nhánh nhỏ khác, cụ thể nhƣ sau.

Bảng 3.1 Các sản phẩm của CASEAMEX

Cá tra

Cá tra cắt khoanh

Cá tra fillet, thịt trắng, vanh sạch Block công nghiệp

Cá tra fillet, thịt hơi hồng, vanh sạch Cá Tra nguyên con, bỏ đầu, bỏ da Cá tra xiên que

Cá tra fillet cuộn

Cá tra fillet, thịt hơi vàng, vanh sạch Cá tra fillet, không chỉnh sửa

Cá tra fillet, cắt dọc Cá nguyên con

26 Cá tra cắt khúc Cá tra cắt khúc còn da Cá tẩm bột Cá Tra fillet tẩm bột vàng nhạt Fillet, cắt khúc, tẩm bột Cá tra fillet, tẩm bột Tôm

Tôm càng nguyên con HOSO Tôm cắt HOSO

Tôm sú nguyên con HOSO Tôm càng xanh HLSO Tôm sú HLSO

Tôm sú hình bƣớm

Tôm sú tẩm bột hình bƣớm Tôm sú tẩm bột PTO Tôm sú luộc PUD Tôm sú luộc PTO Tôm sú Sushi Tôm sú PTO Tôm sú Nobashi Tôm càng xanh HOSO Tôm sú Tempura Phụ phẩm Da cá tra Vay cá tra Ức cá tra Bong bóng cá Bao tử cá tra Các sản phẩm khác Mực Mực miếng

27 Mực ống

Nguồn: website của CASEAMEX www.caseamex.vn

Sản phẩm tƣơng đối đa dạng và đƣợc áp dụng các công nghệ chế biến hiện đại. Các sản phẩm đƣợc phân phối về các thị trƣờng phù hợp, hoặc theo yêu cầu riêng của khách hàng. Trong bối cảnh suy yếu ngành và cạnh tranh khóc liệt nhƣ hiện này, các sản phẩm đòi hỏi không chỉ đa dạng, chất lƣợng mà còn phải đáp ứng thị hiếu của ngƣời tiêu dùng.

3.6 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 3.6.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty

Tình hình tài chính của công ty trong giai đoạn từ 2012 đến 6 tháng đầu năm 2015 có nhiều biến động, đƣợc cụ thể hóa qua bản thống kê sau.

Bảng 3.2 Tài sản và nguồn vốn của công ty trong giai đoạn 2012-2014

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh Lệch 2013/2012 Chênh lệch 2014/2013 2012 2013 2014 Số tuyệt đối Số tƣơng đối (%) Số tuyệt đối Số tƣơng đối (%) Tài sản ngắn hạn 565.720 696.870 525.237 131.150 23,2 -171.633 -24,6 Tài sản dài hạn 156.868 137.801 126.137 -19.067 -12,2 -11.664 -8,5 Nợ phải trả 533.214 639.267 421.317 106.053 19,9 -217.950 -34,1 Vốn chủ sở hữu 189.373 195.374 230.056 6.001 3.2 34.682 17,8

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo tài chính của CASEAMEX

Nhìn chung đối với tài sản ngắn hạng có xu hƣớng tăng từ 2012 với con số 565.720 triệu đồng tăng khoảng 40.000 triệu đồng, đạt mức 525.237 triệu đồng năm 2014. Riêng giai đoạn từ 2012 đến 2013 tài sản ngắn hạn tăng đáng kể (131.150 triệu đồng) rồi giảm 24,6%, 2014. Tài sản ngắn hạn tăng chủ yếu do

28

nguồn tiền mặt, các khoản tƣơng đƣơng cũng nhƣ các khoản phải thu tăng. Về tài sản dài hạn thì liên tục giảm từ 2012 (tƣơng ứng 156.868 triệu đồng) đến năm 2014 (tƣơng ứng 126.137 triệu đồng, giảm khoảng 30.000 triệu đồng). Còn với tài sản dài hạn giảm chủ yếu do công ty cắt giảm một số khoản đầu tƣ dài hạn về đầu tƣ tài chính và đầu tƣ bất động sản.

Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu góp phần nhiều trong cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Trong tổng thể, vốn chủ sở hữu tăng đều và liên tục qua các năm đạt giá trị 230.056 triệu đồng vào 2014, nợ ngƣợc lại có xu hƣớng giảm từ 2012 đến 2014 (tƣơng ứng giảm từ 533.215 xuống 421.317 triệu đồng). Tuy nhiên cũng giống với chiều hƣớng của tài sản ngắn hạn vừa phân tích ở trên, nợ phải trả tăng nhiều hơn ở năm 2013 (tăng 20% so với 2012). Điều nay có thể đƣợc giải thích bằng việc năm 2013 sau khi trải qua những khó khăn của năm cũ (sẽ đƣợc phân tích ở phần sau), doanh nghiệp bắt đầu phục hồi cần tiêu tốn nhiều chi phí hơn, chi phí lãi vay cũng có chiều hƣớng tăng. Sang năm 2014 thì nợ phải trả lại giảm (34%) và vố n sở hữu tăng 17,8%, cho thấy doanh nghiệp đang dần ổn định trở lại.

3.6.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

Từ 2012 đến 6 tháng đầu năm 2015, cùng với những khó khăn của ngành thủy sản Việt Nam nói chung thì tình hình hoạt động kinh doanh c ủa cô ng ty c ũng có nhiều biến động đƣợc trình bày ở phần phân tích sau:

29

Bảng 3.3 Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty giai doạn 2012 đến 2014

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2013/2014 Chênh lệch 2014/2015 2012 2013 2014 Số tuyệt đối Số tƣơng đối (%) Số tuyệt đối Số tƣơng đối (%) Tổng doanh thu 721.977 608.500 564.118 -113.477 -15,7 -44.382 -7,3

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 713.691 602.353 533.043 -111.338 -15,6 -69.310 -11,5

Doanh thu từ hoạt động tài chính 5.046 5.885 10.801 839 16,6 4.916 83,5

Doanh thu khác 3240 262 274 -2.978 -91,9 12 4,6

Tổng chi phí 720.314 600.698 548.695 -119.616 -16,6 -52.003 -8,7

Giá vốn hàng bán 621.140 530.907 485.013 -90.233 -14,5 -45.894 -8,6

Chi phí bán hàng 65.873 46.216 44.007 -19.657 -29,8 -2.209 -4,8

Chi phí quản lý doanh nghiệp 5.872 8.763 5.819 2.891 49,2 -2.944 -33,6

Chi phí tài chính 26.918 14.813 13.803 -12.105 -45,0 -1.010 -6,8

Chi phí khác 512 - 45 -512 -100,0 45 -

Lợi nhuận trƣớc thuế 1.662 7.801 15.422 6.139 369,4 7.621 97,7

Lợi nhuận sau thuế 1.595 7.076 14.827 5.481 343,6 7.751 109,5

30

Bảng 3.4 Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 và 2015 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2014 6 tháng đầu năm 2015 Số tuyệt đối Số tƣơng đối (%) Tổng doanh thu 230.940 212.173 -18.767 -8,1

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

229.100 210.414 -18.686 -8,2

Doanh thu từ hoạt động tài chính 1.840 1.759 -81 -4,4

Doanh thu khác - - - -

Tổng chi phí 230.223 210.669 -19.554 -8,5

Giá vốn hàng bán 202.508 187.677 -14.831 -7,3

Chi phí bán hàng 18.601 13.252 -5.349 -28,8

Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.607 2.534 -73 -2,8

Chi phí tài chính 6.507 7.206 699 10,7

Chi phí khác - - - -

Lợi nhuận trƣớc thuế 717 1.504 787 109,8

Lợi nhuận sau thuế 610 1.391 781 128,0

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo tài chính của CASEAMEX

Về doanh thu

Nhìn chung doanh thu giảm liên tục trong giai đoạn 2012-2014, với năm 2013 giảm 15,7% so với mức cao nhất về doanh thu của năm 2012 (721.977 triệu đồng), tƣơng ứng con số 113.477 triệu đồng. Đến năm 2014 tiếp tục giảm với mức ½ so với mức giảm cùng kỳ (2013-giảm 15,7%; 2014-giảm7,3%), khiến mức doanh thu chỉ còn 564.118 triệu đồng. Doanh thu giảm sút chủ yếu do tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn, các đơn hàng từ châu Âu, Mỹ và một số thị trƣờng tiêu biểu giảm nhiều.

31

Về chi phí

Chi phí cũng giảm liên tục qua các năm, cụ thể từ năm 2012 chi phí l à 720.314 triệu đồng thì sang 2014 con số này chỉ ở mức 548.695 triệu đồng. Sự giảm chi phí chủ yếu do giá vốn hàng bán giảm mạnh, tiếp sau đó là chi phí bán hàng. Năm 2013 chi phí gi ảm 119.616 triệu đồng, tƣơng đƣơng 16,6% so với năm 2012, đến năm 2014 chi phí tiếp tục giảm nhƣng chỉ giảm khoảng 8,7% so với năm trƣớc. Nguyên nhân của sự giảm chi phí trong giai đoạn 2012-2014 là do năm 2012 với nhiều khó khăn của ngành nói chung, sự thiếu thốn nguyên liệu, đẩy giá nguyên liệu lên cao, tình hình kinh doanh nhiều khó khăn. Năm tiếp theo bắt đầu có những cải thiện về các chi phí từ nguyên liệu đến chi phí chi trả cho ngƣời lao động và công nhân viên, khiến chi phí giảm đi hẳn so với thời kỳ khó khăn nhất.

Về lợi nhuận

Lợi nhuận tăng mạnh từ 2012 đến 2014. Năm 2012 với nhiều khó khăn nên lợi nhuận không chỉ của riêng CASEAMEX mà ngành thủy sản Việt Nam nói chung

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt động xuất khẩu sang thị trường pakistan của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ” (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)