Xuất một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty TNHH may mặc Excel VN.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH May mặc Excel Việt Nam (Trang 62 - 65)

- Phân tích Dupont với chỉ tiêu ROE

3.2xuất một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty TNHH may mặc Excel VN.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CỦA CÔNG TY TNHH MAY MẶC EXCEL VIỆT NAM

3.2xuất một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty TNHH may mặc Excel VN.

Duy trì, phát triển tốt mối quan hệ và sự hợp tác trong kinh doanh giữa Excel và đối tượng là các khách hàng truyền thống trên thế giới như Nam Of London, New world Fashion,...; đồng thời đẩy mạnh việc tìm kiếm thêm nguồn khách hàng mới từ thị trường trong nước nỏiiêng và thị trường quốc tế nói chung.

Thực hiện chiến lược tái cấu trúc, sắp xếp lại mô hình tổ chức của công ty, mục đích thay đổi từ mô hình công ty sản xuất thành công ty sản xuất kinh doanh thương mại, phát triển kịp thời với các đơn vị trong ngành. Mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư máy móc thiết bị, nâng cao đời sống CBCNV, cho ra đời những bộ trang phục phù hợp với mọi sự kiện lớn nhỏ, đáp ứng nhu cầu thời trang dành cho văn phòng và các nơi sang trọng,.Phát huy hết khả năng sáng tạo và kinh nghiệm của mỗi cá nhân, tạo thành một doanh nghiệp mạnh trong lĩnh vực thời trang, hiện thực hóa sứ mệnh và tầm nhìn của công ty.

3.2 Đề xuất một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty TNHH may mặc Excel VN. may mặc Excel VN.

3.1.1. Chủ động trong việc tìm các nhà cung cấp nguyên vật liệu và giảm thiểu tối

đa các khoản chi phí

Trong giai đoạn 2011-2013, GVHB luôn ở mức cao dẫn tới sự giảm thiểu về doanh thu thuần, tạo ra những tác động xấu đến tài chính công ty.

 Chi phí nguyên vật liệu:

Hiện nay, mặc dù nguồn tài nguyên lớn nhưng do phân ngành sản xuất nguyên vật liệu trong nước chưa phát triển nên doanh nghiệp vẫn phụ thuộc đến 70% nguồn nguyên vật liệu nhập từ Trung Quốc, Anh, Ấn độ… Sự biến động về giá cả, lượng cung cấp và chênh lệch về tỉ giá khiến cho sản xuất thường hay bị gián đoạn, giá vốn hàng bán không được ổn định, thường tăng cao dẫn đến những tổn thất về doanh thu cho Công ty. Như vậy, trong tương lai công ty cần phải chủ động trong việc tìm kiếm

63

thêm đối tác cung cấp nguyên vật liệu trong nước với nguồn cung và giá cả ổn định, phải chăng.

Ngoài ra, công ty có thể tạo lập một tài khoản ngoại tệ với nước mà Công ty nhập khẩu nguyên vật liệu để hạn chế rủi ro về tỷ giá trong hoạt động thanh toán quốc tế.

3.1.2. Tăng cường quản lý khoản nợ ngắn hạn

Các phân tích ở chương hai về nguồn vốn cho thấy nguồn nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng khoản phải trả, chiếm trên 84%. Các con số chứng tỏ việc quản lý các khoản phải trả còn gặp nhiều vấn đề. Khoản phải trả ngắn hạn của Công ty chủ yếu là do khoản phải trả người bán. Tuy có thể có được một khoản chiếm dụng vốn, nhưng nếu nếu khoản nợ quá lớn mà Công ty khó đủ sức chi trả các khoản nợ đến hạn, sức cạnh tranh sẽ thấp, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế. Do vậy, Công ty cần đưa ra các biện pháp quản lý theo dõi các khoản nợ, đối với những khoản nợ sắp hết hạn, công ty cần chuẩn bị tài chính để có thể thanh toán nợ đúng hạn. Đối với các khoản nợ thanh toán theo kỳ hạn, công ty cần lập bảng theo dõi, phân bổ tài chính hợp lý để có khoản thanh toán cho bên bán đúng kỳ hạn.

3.1.3. Quản lý nguồn vốn của công ty

Hiện nay nguồn vốn chủ yếu của công ty là vốn vay, tỷ trọng VCSH quá nhỏ. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh và năng lực tài chính của Công ty. Do đó, việc tăng thêm nguồn vốn chủ sở hữu là một vấn đề cấp thiết.

Công ty có thể tăng cường nguồn vốn chủ sở hữu bằng cách khai thác tối đa nguồn vốn nội bộ hiện có, thu hút vốn từ cán bộ công nhân viên …. Khi kêu gọi tăng VCSH, Công ty cần đưa ra những phương án kinh doanh hiệu quả, có tiềm năng trong tương lai, điều đó chứng tỏ năng lực sản xuất và tiềm lực phát triển của công ty. Thêm vào đó, muốn thu hút được nhiều nguồn vốn, công ty cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Hệ số sinh lời trên VCSH (ROE) của công ty khá tốt, tuy vậy, các nhà quản lý nên dựa vào mô hình Dupont để nâng cao các chỉ số tác động vào ROE, khiến hoạt động tăng vốn chủ sở hữu có kết quả cao hơn. Ngoài ra, Công ty cần phải cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như uy tín, quản lý tốt các chi phí nhằm nâng cao lợi nhuận.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành đầu tư và sản xuất đều nhằm mục tiêu đem lại lợi nhuận cao nhất. Bên cạnh những lợi thế có sẵn của từng ngành nghề kinh doanh thì nội lực tài chính của doanh nghiệp là cơ sở để đánh giá sự vững mạnh của doanh nghiệp. Việc phân tích tài chính là cần thiết để doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về tài chình của mình và giúp các nhà đầu tư ra quyết định đầu tư. Với mục đích đó, việc phân tích tài chính tại Công ty TNHH may mặc Excel VN xác định các nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tài chính của công ty, đánh giá ưu điểm và tồn tại để từ đó đưa ra một số giải pháp cho giai đoạn tới.

Việc áo dụng lý luận vào thực tiễn đòi hỏi quá trình tích lũy kiến thức và xây dựng kinh nghiệm. Do sự hiểu biết hạn chế và thời gian nghiên cứu có hạn nên khóa luận “Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH may mặc Excel Việt Nam” không tránh được những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo để bài viết được hoàn thiện. Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới giảng viên hướng dẫn Thạc sỹ Đỗ Trường Sơn đã giúp đỡ em hoành thành khóa luận này.

65

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH May mặc Excel Việt Nam (Trang 62 - 65)