(Nguồn: Phòng hành chính)
2.2 Phân tích thực trạng tài chính tại công ty TNHH may mặc Excel VN
2.2.1. Phân tích Bảng cân đối kế toán
Phân tích cơ cấu tài sản của công ty TNHH may mặc Excel
Giai đoạn 2011-2013, tình hình tài sản của Công ty diễn biến bất ổn, cụ thể như sau:
Bảng Error! No text of specified style in document..1. Tỷ trọng tài sản của công ty giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: % Chỉ tiêu 2011 2012 2013 TSNH 50.44 69.30 51.08 TSDN 49.56 30.70 48.92 Tổng tài sản 100 100 100
(Nguồn: Số liệu được tính toán t BCTC của công ty giai đoạn 2011-2013)
Biều đồ cơ cấu tài sản trong ba năm 2011-2013 cho thấy nguồn tài sản có biến động bất thường. Năm 2011, tổng tài sản của công ty là 137.057.198.782 đồng trong đó có 69.128.887.611 đồng tài sản ngắn hạn, 67.928.311.171 đồng tài sản dài hạn. Năm 2012, tổng tài sản của Công ty là 199.224.340.893 đồng, trong đó tổng tài sản ngắn hạn là 138.058.331.776 đồng, tổng tài sản dài hạn là 61.166.009.117 đồng. Đến
29
và sử dụng là 128.132.216.220 đồng. Trong đó, tổng tài sản ngắn hạn là 65.446.283.957 đồng, tổng tài sản dài hạn là 62.685.932.263 đồng. Ta thấy, tổng tài sản của Công ty có xu hướng giảm mạnh. Trong đó tài sản ngắn hạn năm 2013 giảm 72.612.047.819 đồng so với năm 2012 tương ứng với giảm 52,6 %. Mặc dù tổng tài sản dài hạn năm 2013 tăng lên so với năm 2012 với con tương đối là 2,48% số rất nhỏ trong tổng tài sản nên mức tăng của tỉ trọng tài sản dài hạn không làm ảnh hưởng tới lượng tổng tài sản. Trong cơ cấu tài sản, TSNH luôn chiếm tỷ trọng cao hơn TSNH, Năm 2011, TSNH chiếm 50,44%, TSDH chiếm 49,56%. Năm 2012, TSDH giảm xuống còn 30,7% và TSNH tăng lên mức 69,3%. Năm 2013, Công ty đầu tư lớn vào xây dựng nhà xưởng mới đã làm tăng tỉ trọng nguồn TSDH lên 48,92% đồng thời TSNH giảm xuống 51,08%. Biểu đồ cho thấy sự biến động tài sản không đồng đều vào bất ổn. Việc công ty ưu tiên mở rộng xây dựng mới nhà xưởng, đầu tư cơ sở vật chất cho thấy hoạt động công ty kinh doanh thuận lợi, tuy nhiên cũng cần có những cân nhắc để không tạo ra sự dư thừa, lãng phí nguồn vốn.
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tài sản của Công ty TNHH may mặc Excel Việt Nam
Đơn vị tính:%
(Nguồn: Số liệu được tính toán từ báo cáo tài chính của công ty) 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2013 2012 2011 51,08% 69,30% 50,44% 48,92% 30,70% 49,56% Tỷ trọng TSDH Tỷ trọng TSNH
Phân tích tình hình biến động về TSNH
- Tiền và các khoản tương đương tiền:
Năm 2012, tài khoản tiền của công ty có xu hướng tăng mạnh, tăng 10.518.686.537 đồng tương ứng 300,39% so với năm 2011 chứng tỏ công ty đang trên đà phát triển, có nguồn dự trữ tiền mặt dồi dào, tiềm lực tài chính tốt. Tuy nhiên, công ty mất chi phi cơ hội khi dữ trữ lượng tiền mặt lớn thay vì đầu tư sinh lời.
Các khoản tương đương tiền năm 2011 không phát sinh, khiến cho năm 2012 khoản này tăng tuyệt đối với giá trị là 41.700.000.000, làm cho tốc độ tăng của mục này đạt tới 1491,26%. Khoản này chủ yếu là tiền gửi ngân hàng, do công ty có lượng nhân công lớn đồng thời công ty cũng chuyển từ phương thức trả lương bằng tiền mặt sang trả lương qua ngân hàng nên số tiền gửi trong ngân hàng tăng đột biến, tới 1491.26%.
Đến năm 2013, tuy tổng tài sản tăng so với 2012 nhưng tiền mặt của công ty lại giảm. Tiền mặt của công ty năm 2013 giảm 5.742.805.058 đồng tương ứng 40,96% so với năm 2012 do công ty đầu tư xây dựng nhà xưởng mới và nguyên phụ liệu được trả bằng tiền mặt. Các khoản tương đương tiền năm 2013 không phát sinh. Các khoản tương đương tiền của Công ty chủ yếu là tiền gửi ngân hàng, do năm 2013 công ty không nhận ký quỹ, đồng thời đã thanh toán hết tiền lương công nhân, nguyên phụ liệu nên khoản mục này bằng không.
- Các khoản phải thu:
Phải thu khách hàng
Năm 2012, khoản phải thu khách hàng chỉ là 1.470.373.561 đồng, năm 2011 khoản phải thu khách hàng là 2.263.817.473 đồng. Khoản phải thu khách hàng năm 2012 giảm mạnh so với năm 2011 với con số tuyệt đối là 793.443.912 đồng tương ứng với con số tương đối 35,05% so với năm 2011. Những con số này nói lên rằng công ty có sự thay đổi trong chính sách tín dụng, thắt chặt, hạn chế các khoản nợ và chiếm dụng vốn của khách hàng. Đến năm 2013 khoản phải thu khách hàng là 898.346.079 đồng. Khoản phải thu khách hàng năm 2013 tiếp tục giảm so với năm 2012 với con số
31
tuyệt đối là 572.027.482 đồng tương ứng với con số tương đối 38,9% so với năm 2012. Những con số này nói lên rằng công ty có vẫn tiếp tục chính sách tín dụng, thắt chặt, hạn chế các khoản nợ và chiếm dụng vốn của khách hàng. Tuy vậy, điều này cũng gây bất lợi cho công ty trong rủi ro mất một lượng khách hàng không chấp nhận với chính sách tín dụng này.
Trả trước cho người bán
Năm 2012, khoản trả trước cho người bán là 971.202.388 đồng, năm 2011 khoản trả trước cho người bán là 34.358.680 đồng. Khoản trả trước cho người bán năm 2012 tăng mạnh so với năm 2011 với con số tuyệt đối là 936.843.708 đồng tương ứng với con số tương đối 2726,66% so với năm 2011. Chứng tỏ công ty đã có sự thay đổi trong phương thức thanh toán, muốn đảm bảo nguồn nguyên vật liệu để sản xuất không bị gián đoạn.
Năm 2013 khoản trả trước cho người bán là 315.907.667 đồng. Khoản trả trước cho người bán năm 2013 giảm mạnh so với năm 2012 với con số tuyệt đối là 655.294.721 đồng tương ứng giảm 67,47% so với năm 2012. Chứng tỏ công ty đã có sự thay đổi trong phương thức thanh toán, muốn chủ động trong việc thay thế đối tác cung cấp nguyên phụ liệu khác khi có nguyên phụ liệu có vấn đề hoặc bất đồng với các đối tác.
Phải thu khác
Năm 2012 khoản phải thu khác là 9.218.965 đồng đã giảm 48.135.254 đồng so với năm 2011 tương ứng với giảm 80,85%. Khoản phải thu của công ty phát sinh chủ yếu là các khoản đã chi cho việc thực hiện hợp đồng nhưng không được hạch toán vào chi phí cần phải thu hồi, công ty đã thay đổi chính sách kế toán, giảm trừ công nợ.
Trong năm 2011, các khoản phải thu ngắn hạn là 2.346.311.407 đồng trong khi khoản phải thu năm 2012 là 2.450.794.914 đồng, đã tăng 104.483.507 đồng so với năm 2011 tương ứng tăng 4,45%. Trong tương lai nếu thắt chặt chính sách tín dụng để làm cho doanh nghiệp an toàn hơn về tài chính, thì hậu quả có thể làm giảm lượng khách hàng. Doanh nghiệp nên có những chính sách chiết khấu phù hợp để vừa thu được tiền
vừa làm khách hàng hài lòng để hợp tác lâu dài với công ty.
Năm 2013 phát sinh khoản phải thu nội bộ ngắn hạn với con số tuyệt đối là 447.584.007 đồng. Khoản này chủ yếu là do chính sách mới của công ty, cho nhân viên vay để mua nhà, mua xe. Đây là một chính sách mới được đưa ra với mong muốn tăng sự trung thành và tình cảm của công nhân viên với công ty của mình, đó cũng là nền móng cơ bản cho sự bền vững của công ty. Cũng trong năm này các khoản phải thu khác là 161.380 đồng giảm 98,25% so với năm 2012. Khoản phải thu của công ty phát sinh chủ yếu là các khoản đã chi cho việc tạm ứng cho nhân viên đi công tác và đã được hạch toán vào chi phí nên làm cho khoản phải thu này giảm mạnh.
- Hàng tồn kho:
Năm 2011, giá trị hàng tồn kho của công ty là 60.625.695.582 đồng. Năm 2012, hàng tồn kho của công ty là 75.769.126.989 đồng, tăng tuyệt đối 15.143.431.407 đồng, tương đối 24,98%. Hàng tồn kho ở mức cao, làm tăng chi phí lưu kho, chi phí cơ hội, khiến công ty thiệt hại về tài chính. Công ty cần có các biện pháp giảm hàng tồn kho, nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên, để tối ưu hóa việc quản lý kho hàng. Năm 2013, giá trị hàng tồn kho của công ty là 50.833.634.711 đồng. Năm 2012, hàng tồn kho của công ty là 75.769.126.989 đồng, giảm tuyệt đối 24.935.492.278 đồng, tương đối 32,91%. Chứng tỏ trong năm 2013 công ty đã có các biện pháp giảm hàng tồn kho, nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên, để tối ưu hóa việc quản lý kho hàng và đã thực hiện thành công các biện pháp này.
- Tài sản ngắn hạn khác:
Năm 2011 khoản phải thu Nhà nước là 506.749.224 đồng, năm 2012, khoản phải thu Nhà nước là 948.796.420 đồng. Biến động trong khoản thuế và các khoản phải thu Nhà nước là do biến động của khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Năm 2011, khoản thuế thu nhập doanh nghiệp còn phải thu Nhà nước là 561.147.055 đồng; sang năm 2012 khi kết quả kinh doanh có lãi, số thuế thu nhập doanh nghiệp mà công ty phải nộp là 61.477.222 đồng sẽ được bù trừ vào khoản phải thu thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm trước làm cho khoản phải thu từ nhà nước năm 2012 giảm tương
33
2013, khoản phải thu Nhà nước là 1.396.533.342 đồng, tăng với con số tuyệt đối là 447.736.922 tăng khoảng 47,19%.
Mặc dù thuế GTGT được khấu trừ năm 2013 giảm nhưng do tỷ lệ giảm nhỏ chỉ giảm 2,72% so với năm 2012 nên không làm ảnh hưởng nhiều đến sự thay đổi của tài sản ngắn hạn khác.
- Tài sản dài hạn:
Tài sản cố định
Năm 2011 tài sản cố định là 63.037.300.678 đồng, năm 2012, tài sản cố định là 56.362.321.987 đồng. Tài sản cố định năm 2012 giảm nhẹ so với năm 2011 với con số tuyệt đối là 6.674.978.691 đồng tương ứng với con số tương đối 10,59% so với năm 2011. Năm 2012, tài sản dài hạn là 56.362.321.987 đồng, năm 2013 tài sản dài hạn là 46.393.488.384 đồng. Tài sản dài hạn năm 2013 giảm nhẹ so với năm 2012 với con số tuyệt đối là 3.582.133.980 đồng tương ứng với con số tương đối 6,36% so với năm 2012.
Nguyên giá tài sản cố định: Trong năm 2011 nguyên giá tài sản cố định là 81.460.297.238 đồng, năm 2012 là 84.117.905.738 đồng. Tài sản cố định năm 2012 tăng nhẹ so với năm 2011 với con số tuyệt đối là 2.657.608.500 đồng tương ứng với con số tương đối 3,26% so với năm 2011. Nguyên giá tài sản cố định tăng do trong năm 2012, công ty mua mới thêm một số tài sản cố định hữu hình làm tăng nguyên giá tài sản cố định năm 2012 với con số tương ứng là 2.657.608.500 đồng. Tài sản cố định vô hình của công ty trong năm 2012 là 890.952, năm 2011 là 21.618.581 thể hiện sự chênh lệch đáng kể giảm 95,88%.
Năm 2013 nguyên giá tài sản cố định là 46.393.488.384 đồng. Tài sản cố định năm 2013 giảm nhẹ so với năm 2012 với con số tuyệt đối là 3.582.133.980 đồng tương ứng với con số tương đối 6,36% so với năm 2012. Tài sản cố định năm 2013 giảm so với năm 2012 với con số tuyệt đối là 9.967.942.651 đồng tương ứng với con số tương đối 17,69% so với năm 2012. Tài sản cố định vô hình của công ty trong năm 2012 là 890.952, năm 2013 là 81.554.168 thể hiện sự chênh lệch đáng kể, tăng 9053,6%. Có sự chênh lệch trên là do năm 2013 công ty mua thêm phần mềm, tạo thuận lợi cho hoạt
động kinh doanh cũng như công tác quản lý.
Giá trị hao mòn lũy kế: Năm 2011 giá trị hao mòn lũy kế tài sản cố định là 18.444.615.141 đồng, năm 2012, giá trị hao mòn lũy kế tài sản cố định là - 27.756.474.703 đồng. Giá trị hao mòn lũy kế tài sản cố định năm 2012 tăng nhanh so với năm 2011 với con số tuyệt đối là 9.311.859.562 đồng tương ứng với con số tương đối 50,49% so với năm 2011. Do tài sản cố định của công ty phần lớn là máy móc, các thiết bị phục vụ gia công may mặc,… nên được trích khấu hao trong thời gian ngắn, số khấu hao trên năm sẽ lớn. Bên cạnh đó, năm 2012, công ty mua mới thêm tài sản cố định nên số khấu hao lũy kế tài sản cố định của công ty năm 2012 tăng so với năm 2011. Năm 2013, giá trị hao mòn giảm so với năm 2012 với con số tuyệt đối là 96.261.348 đồng, nguyên nhân do nhiều tài sản đã khấu hao hết trong năm 2012.
Mặc dù nguyên giá tài sản cố định năm 2012 tăng so với năm 2011 nhưng chỉ tăng với con số nhỏ là 2.657.608.500 mà giá trị hao mòn lũy kế lại tăng với con số lớn hơn là 9.311.859.562 đồng; sự chênh lệch này làm cho tài sản cố định năm 2012 giảm với con số 10,59% so với năm 2011.
- Tài sản dài hạn khác
Năm 2011 tài sản dài hạn khác là 2.580.593.153 đồng, năm 2012, tài sản dài hạn khác là 2.494.711.860 đồng. Tài sản dài hạn khác năm 2012 giảm nhẹ so với năm 2011 với con số tuyệt đối là 85.881.293 đồng tương ứng với con số tương đối 3,33% so với năm 2011.
Năm 2013 tài sản dài hạn là 46.393.488.384 đồng. Tài sản dài hạn năm 2013 giảm nhẹ so với năm 2012 với con số tuyệt đối là 3.582.133.980 đồng tương ứng với con số tương đối 6,36% so với năm 2012. Trong năm 2012 giá trị tài sản cố định hữu hình là 56.361.431.035 đồng, năm 2013 là 46.393.488.384 đồng. Tài sản cố định năm 2013 giảm so với năm 2012 với con số tuyệt đối là 9.967.942.651 đồng tương ứng với con số tương đối 17,69% so với năm 2012. Tài sản cố định vô hình của công ty trong năm 2012 là 890.952 đồng, năm 2013 là 81.554.168 đồng thể hiện sự chênh lệch đáng kể, tăng 9053,6%. Có sự chênh lệch trên là do năm 2013 công ty mua thêm phần mềm, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh cũng như công tác quản lý.
35 - Chi phí xây dựng cơ bản dở dang:
Năm 2013, phát sinh thêm chi phí xây dựng cơ bản dở dang là 6.305.038.519 đồng, do công ty muốn mở rộng quy mô sản xuất nên đầu tư xây dựng thêm nhà xưởng, cho tới cuối năm thì nhà xưởng vẫn đang trong giai đoạn thi công nên làm công ty phát sinh thêm khoản này trong bảng cân đối kế toán.
- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác:
Năm 2013 các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng 29.063.249 đồng so với năm 2012, do mua sắm máy móc thiết bị. Tài sản dài hạn khác tăng 5.072.993.877 đồng từ chi phí trả trước dài hạn. Tất cả đều phục vụ cho hoạt động mở rộng và xây mới nhà xưởng, phát triển quy mô và năng suất của công ty.
Phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty TNHH may mặc Excel
Bảng Error! No text of specified style in document..2. Tỷ trọng nguồn vốn của công ty giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: % Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Nợ phải trả 87,14 90,85 85,03 Vốn chủ sở hữu 12,86 9,15 14,97 Tổng tài sản 100 100 100
(Nguồn: Số liệu được tính toán t BCTC của công ty giai đoạn 2011-2013)
Dựa vào Bảng cơ cấu nợ phải trả và vốn chủ sở hữu giai đoạn 2011-2013 ta thấy rằng nguồn vốn công ty chủ yếu phụ thuộc vào nguồn vay nợ (năm 2011 nợ phải trả chiếm 87,14% nguồn vốn, năm 2012 nợ phải trả chiếm tỉ lệ cao ở mức 90,85% nguồn vốn, năm 2013 chiếm tỉ lệ thấp hơn 2012 nhưng vẫn ở mức cao 85,03%) cho ta thấy công ty đã có cố gắng giảm bớt phụ thuộc nhưng vẫn chưa có sự tự chủ trong nguồn vốn kinh doanh. Việc phụ thuộc vào vốn vay sẽ rất nguy hiểm vì nó không mang lại sự ổn đinh cho công ty. Tuy vậy, nhưng việc sử dụng nhiều vốn vay như vậy cũng mang
37
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu nguồn vốn của Công ty TNHH may mặc Excel Việt Nam
(Nguồn: Số liệu được tính toán t BCTC của công ty giai đoạn 2011-2013)
- Nợ phải trả:
Nợ phải trả của doanh nghiệp năm 2012 đã tăng 61.552.369.891 đồng so với năm 2011 tương ứng tăng với con số tương đối là 51,54%. Nguyên nhân là trong năm 2012 người mua trả tiền trước một khoản tương đối lớn, tăng nhanh so với năm 2011 nên làm cho nợ phải trả trong năm 2012 tăng mạnh so với năm 2011. Đến năm 2013 các