Phân tích Dupont với chỉ tiêu ROA

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH May mặc Excel Việt Nam (Trang 56 - 58)

57

trong năm 2012-2013 chỉ tiêu này được cải thiện, đạt 0.2% (năm 2012) và 0.55% (năm 2013). Mặc dù, chỉ tiêu ROA tăng nhưng chỉ số không cao cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty không cao. Chỉ tiêu ROA trong mô hình Dupont được xác định bằng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần nhân với tỉ lệ doanh thu thuần trên tổng tài sản. Như vậy, ROA tăng hay giảm chịu sự tác động của lợi nhuận sau thuế, doanh thu thuần và tổng tài sản. Giai đoạn 2011-2013, ROA thấp nguyên nhân do tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần thấp, năm 2011 âm. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cần kết hợp gia tăng doanh thu, lợi nhuận kết hợp đồng bộ nâng cao giá trị của vòng quay tài sản góp phần duy trì và thúc đẩy sự phát triển hoạt động của công ty. Để nâng cao lợi nhuận trên doanh thu, công ty phải nâng cao lợi nhuận sao cho tốc độ tăng của lợi nhuận nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu. Biện pháp tốt nhất để nâng cao lợi nhuận là kiếm soát tốt tổng chi phí. Tổng chi phí của công ty bao gồm GVHB, chi phí tài chính và chi phí QLDN. Giai đoạn 2011-2013, các chi phí chiếm tỷ trọng cao và chi phối đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Vì vậy, việc cân đối lại thu chi, kiếm soát và giảm thiểu chi phí sẽ góp phần nâng cao lợi nhuận, giúp công ty duy trì hoạt đông và phát triển trong tương lai.

Bảng 2.11. Phân tích sự ảnh hưởng tới ROA qua mô hình Dupont của Công ty

(Đơn vị: %)

Chỉ tiêu

Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu thuần = ROA Doanh thu thuần Tổng tài sản

Năm 2013 0,22 2,51 0,55 Năm 2012 0,14 1,46 0,2 Năm 2011 (2,59) 1,58 (4,09) Chênh lệch 2013- 2012 0,08 1,05 0,35 Chênh lệch 2012- 2011 2,27 (0.12) 4,29

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH May mặc Excel Việt Nam (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)