Hình thức giám sát của công dân đối với quyền lực nhà nướ cở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Một phần của tài liệu LUẬN văn giám sát xã hội đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 56 - 57)

a. Vài nét về tổ chức của Mặt trận Lào xây dựng đất nước và các tổ chức thành viên

2.4.2.Hình thức giám sát của công dân đối với quyền lực nhà nướ cở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Dân chủ Nhân dân Lào

Theo quy định tại Điều 41 Hiến pháp Lào năm 2003 thì “Công dân Lào có quyền

khiếu nại, tố cáo và kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích chung hoặc quyền và lợi ích riêng của mình. Các đơn khiếu nại, tố cáo và đơn kiến nghị của công dân phải được xem xét và giải quyết đúng theo quy định của pháp luật” [42, tr.15].

- Giám sát thông qua các cuộc họp: Để được nghe phổ biến thông tin về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của nhà nước và việc triển khai thực hiện của chính quyền địa phương. Lãnh đạo đơn vị, hình thức họp là hình thức được người dân tham gia vào loại phổ biến nhất.

- Giám sát dưới hình thức kiến nghị đối với cơ quan nhà nước. Công dân có thể nêu ý kiến, kiến nghị trực tiếp của mình với cơ quan nhà nước thuộc bất cứ lĩnh vực nào. Trên thực tế, đó thường là thông qua những kiến nghị mà người dân rút ra từ việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của họ.

- Giám sát thông qua việc khiếu nại, tố cáo. Đây là hình thức cơ bản nhất để công dân thực hiện giám sát đối với cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước như: Khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; khiếu nại trong lĩnh vực hành chính và tố cáo trong lĩnh vực hành chính.

. Khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp chủ yếu là đề nghị xem xét lại các bản án, quyết định của toàn án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, khiếu nại về việc thi hành án dân sự, khiếu nại việc khởi tố, điều tra, áp dụng các biện pháp ngăn chặn, khiếu nại về việc bị truy tố, xét xử oan sai.

. Khiếu nại trong lĩnh vực hành chính chủ yếu là liên quan đến đất đai, các khiếu nại về chính sách xây dựng đối với người có công, đối với thương binh, gia đình liệt sỹ, chế độ đối với người lao động.

. Tố cáo trong lĩnh vực hành chính chủ yếu là về một số cán bộ đảng viên, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham ô, nhận hối lộ, cố ý làm trái chính sách pháp luật trong quá trình quản lý, sử dụng đất, trong sản xuất kinh doanh và cả trong quá trình xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tiếp tay cho buôn lậu, làm ăn phi pháp, bao che, không xử lý sai phạm các cấp dưới. Ngoài ra, các tố cáo về mất dân chủ, không công bằng trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là trong công tác cán bộ, về lối sống sa đạo, tham nhũng của một số cán bộ, đảng viên sa sút phẩm chất đạo đức...

Một phần của tài liệu LUẬN văn giám sát xã hội đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 56 - 57)