Giám sát của công dân đối với bộ máy nhà nước thông qua tổ chức thanh tra nhân dân và thực hiện quyền khiếu nại tố cáo

Một phần của tài liệu LUẬN văn giám sát xã hội đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 26 - 31)

thanh tra nhân dân và thực hiện quyền khiếu nại - tố cáo

Thanh tra nhân dân là một tổ chức của nhân dân ở cấp cơ sở trên địa bàn dân cư, được nhà nước giao cho chức năng quan trọng là giám sát việc thi hành pháp luật của mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân trên địa bàn cấp cơ sở. Có hai loại hành thanh tra nhân dân. Thanh tra nhân dân ở các đơn vị sản xuất kinh doanh, hành chính sự nghiệp do liên đoàn lao động chỉ đạo hoạt động. thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn cho MTTQ chỉ đạo hoạt động.

Vấn đề tổ chức: Hiện nay trong toàn quốc có 9.829 ban thanh tra nhân dân được thành lập trên tổng số 10.500 xã phường, thị trấn đạt 93,61%. Còn 671 xã, phường chưa thành lập được Ban thanh tra nhân dân, chiếm 6,39%. Trong đó mỗi Ban thanh tra co 7 - 8 ủy viên.

Về hoạt động: Thanh tra nhân dân có hai nhiệm vụ chính; giám sát việc thi hành chính sách, pháp luật, các quy định của HĐND, UBND xã phường, thị trấn đối với mọi tổ chức, các nhân. giám sát việc giải quyết khiếu nại - tố cáo của UBND xã, phường thị trấn.

Đối với nhiệm vụ thứ nhất: Giám sát việc thi hành pháp luật, nghị quyết của HĐND, UBND xã, phường thị trấn.

Ban thanh tra nhân dân cơ sở, căn cứ vào chương trình hoạt động của Uỷ ban MTTQ cơ sở, để ra chương trình hoạt động của mình, có ban hành quy chế hoạt động. Đã giám sát việc thi hành pháp luật của cơ quan chính quyền, công chức nhà nước, các tổ chức, các cá nhân trên địa bàn dân cư trong việc thực hiện các chế độ chính sách trên các lĩnh vực: thực hiện chương trình vận động nhân dân: xóa đói giảm nghèo, trợ cấp các đối tượng chính sách, nhà tình nghĩa, quỹ đền ơn đáp nghĩa, cứu trợ lũ lụt, các khoản đóng góp khác của dân... Thực hiện các chính sách, chế độ trong quản lý xã hội, xây dựng, sửa chữa trường học, đường giao thông chi tiêu tài chính hợp tác xã, di dân, giải phóng mặt bằng, thu thuế, tuyển quân, giao đất, giao ruộng, xác lập quyền sử dụng đất, thu lệ phí đất ...

Trong hoạt động này thanh tra nhân dân ở nhiều nơi đã xác định rõ chức năng giám sát của mình kịp thời theo dõi, phát hiện các vi phạm trong việc thực hiện các chế độ chính sách và kiến nghị biện pháp xử lý cho phù hợp. Có tác dụng ngăn chặn, phòng

ngừa tiêu cực ngay từ đầu, giúp cho chính quyền ở cơ sở nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước. Thông qua những kiến nghị của MTTQ ở cơ sở đối với HĐND cùng cấp, để HĐND nắm bắt rõ thêm về tư cách đại biểu dân cử cư trú trên địa bàn dân cư.

+ Đối với nhiệm vụ giám sát việc giải quyết khiếu nại - tố cáo: Đó là những hoạt động của Thanh tra nhân dân tham gia vào việc tiếp dân, lắng nghe ý kiến phản ánh của nhân dân, theo sát tình hình việc thực hiện quyền khiếu tố của nhân dân ở cơ sở để phản ánh với MTTQ cơ sở, nhằm kiến nghị với chính quyền cơ sở giải quyết những vi phạm trong quản lý và điều hành đời sống kinh tế - xã hội ở địa phương. Đồng thời tham gia trong đoàn kiểm tra nhà nước khi có yêu cầu.

Nhiều Ban thanh tra nhân dân trong hoạt động đã bám sát vào 10 nội dung được quy định tại điều 11 ở quy chế dân chủ cơ sở để giám sát hoạt động của chính quyền cơ sở, thôn xóm, làng bản, nhất là việc thu chi các loại quỹ từ nhân dân. Các nguồn thu quỹ từ nhân dân trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh rế - xã hội nông thôn được công khi hóa, sử dụng có hiệu quả, nhân dân tin tưởng và tự nguyện đóng góp sức người, sức của để xây dựng quê hương, góp phần làm cho chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước đi vào hiện thực cuộc sống (theo đánh giá 10 năm hoạt động của thanh tra nhân dân của các tỉnh thành thì 7,69% hoạt động có kết quả tốt; 30,01% hoạt động có kết quả khá, 38,28% hoạt động kết quả đạt trung bình, 16,02% hoạt động đạt kết quả yếu).

Trong việc thực hiện nhiệm vụ giám sát thực hiện khiếu tố của ban thanh tra nhân dân đến nay nổi lên hai vấn đề:

Thứ nhất: khi nhận được đơn thư phản ánh các thành viên của ban thanh

tra nhân dân, sẽ đi thu thập xác minh thư liệu, chứng cứ, kiểm tra kiến nghị, thâmh trí theo đưởi một vụ rất lâu vào cả giai đoạn tố tụng. các ủy viên thanh tra nhân dân làm theo cách này cho rằng giám sát mà không chủ động đi kiểm tra thì không nên giám sát làm gì, thì không có cơ sở để kiến nghị và các kiến nghị sẽ hình thức, không hiệu quả và ít tích cực, ít độ tin cậy - (đây là cách nhận thức cũ).

Thứ hai: nhận thức mới chưa đầy đủ trong các quy định về thanh tra nhân dân, thanh tra nhân dân chỉ tham gia kiểm tra khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Thanh tra nhân dân chỉ là một tổ chức quần chúng với vai trò tai mắt của nhân dân, là nơi phát hiện sớm nhất những dấu hiệu vi phạm pháp luật, những vướng mắc trong đời sống xã hội. Do đó, chỉ cần sau khi phát hiện được dấu hiệu vi phạm, thanh tra nhân dân theo dõi, nghiên cứu sự việc để có kiến nghị với cơ qua có thẩm quyền xử lý. Còn nếu để kiểm tra thì thực tế thanh tra nhân dân không đủ khả năng thì không có chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra, không đủ kiến thức pháp luật, không có kinh phí, phương tiện để hoạt động, không có cơ chế bảo vệ chống sự trù dập. Với đơn thư khiếu nại - tố cáo qua tìm hiểu dư luận là chính, nghiên cứu rồi chuyển đơn thư hoặc có công văn kiến nghị. Việc làm này hình thức và ít hiệu quả.

Hiện nay trong nền kinh tế thị trường định hướng 6 phần kinh tế; quan hệ giữa

người lao động, và chủ sử dụng người lao động đã có những thay đổi trong mối quan hệ pháp lý, khiến cho sự chỉ đạo của MTTQ và công đoàn đối với tổ chức thanh tra nhân dân bị lúng túng, nhất là đối với các công ty liên doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần... ở những nơi này Ban thanh tra nhân dân không xác định rõ nội dung hoạt động cho nên sự tồn tại chỉ mang tính hình thức. Chức năng nhiệm vụ của mình như là:

Có sự lẫn lộn giữa Thanh tra nhân dân với Thanh tra của thủ trưởng. trên thực tế hoạt động của thanh tra nhân dân ở các doanh nghiệp bị chi phối rất nhiều bởi các yêu cầu của giám đốc. ở nhiều nơi thanh tra nhân dân thường xuyên được giám đốc yêu cầu xem xét thẩm tra các vụ tranh chấp hoặc khiếu nại tố cáo phát sinh trong phạm vi doanh nghiệp. Sau đó ban thanh tra nhân dân báo cáo để giám đốc ra quyết định xử lý. Thực chất đây là loại hoạt động thanh tra của thủ trưởng. Có sự lẫn lộn giữa hoạt động thanh tra nhân dân với các hình thức hòa giải tư pháp và các hoạt động mang tính giám sát của quần chúng. Tùnh trạng này không chỉ diễn ra ở các Ban Thanh tra nhân dân của các đơn vị sản xuất kinh doanh, cơ quan hành chính sự nghiệp mà diễn ra ở các Ban thanh tra nhân dân xã, phường, thị trấn. ở nhiều nơi các Ban Thanh tra nhân dân làm cả nhiệm vụ hòa giải các tranh chấp phát sinh từ cơ sở (hòa giải là chức năng của các Ban hòa giải tư pháp ...). Sự lẫn lộn, chồng chéo trong hoạt động thanh tra với các hình thức kiểm tra khác làm giảm hiệu quả loại hình này.

- Nguyên nhân tình trạng trên là:

+ Tư cách pháp lý của thanh tra nhân dân chưa được rõ ràng. Do loại hình tổ chức thanh tra nhân dân như pháp lệnh quy định với những mối quan hệ phản ánh hoàn toàn mang tính lệ thuộc. Do MTTQ cơ sở tổ chức chỉ đạo, cơ sở vật chất hoạt động do UBND tạo điều kiện. Việc tham gia hoạt động kiểm tra do Thanh tra nhà nước cho phép dẫn đến hình thức.

+ Quyền hạn chưa tương xứng với nhiệm vụ: Nhiệm vụ, quyền hạn chưa phù hợp với tên gọi của tổ chức này. Một tổ chức của nhân dân với chức năng giám sát chỉ có nhiệm vụ, quyền hạn là theo dõi, phát hiện kiến nghị. Trước đây là một tổ chức mang chức năng nhà nước được quyền kiểm tra độc lập, có kinh phí hoạt động thường xuyên, nề nếp cũ đã ăn sâu vào thanh tra nhân dân. Đến khi chuyển hoạt động theo sự chỉ đạo của tổ chức MTTQ và liên đoàn lao động đã có sự lầm lẫn. Hoạt động của Uỷ ban thanh tra nhân dân gặp nhiều khó khăn, và không có thù lao; phong trào đi xuống, ít hiệu quả.

Các mối quan hệ, chỉ đạo phối hợp xác định không rõ: cho nên ở nhiều nơi thanh tra nhân dân chỉ đi làm nhiệm vụ hòa giải và vai trò bị mờ nhạt. Thực tế đã phản ánh sự thiếu trách nhiệm của cơ quan cấp trên đối với cơ qua cấp dưới trong việc triển khai tổ chức đưa những quy định về thanh tra nhân dân vào cuộc sống. Vì thế ở một số địa phương, đơn vị cơ sở không thi hành, hoặc thi hành không đúng pháp luật, mà theo ý chí chủ quan của mình.

- Công dân kiểm soát nhà nước bằng của việc thực hiện quyền khiếu nại - tố cáo:

Tình hình khiếu nại - tố cáo: Trong thời gian qua đã phát sinh nhiều vụ việc và diễn biến gay gắt, phức tạp, tình trạng khiếu kiện đông người vẫn gia tăng, nhiều vụ việc đã được các cấp, ngành có thẩm quyền tập trung giải quyết nhưng vẫn không dứt điểm. Nhiều địa phương vẫn tiếp tục phát sinh những điểm phức tạp, điểm nóng.

Các đoàn khiếu kiện đông người ở các địa phương vẫn thường kéo lên Trung ương nhất là thời gian Trung ương Đảng và Quốc hội họp. Không những thế nhiều cá nhân ở nhiều địa phương khiếu kiện còn liên kết với nhau để gây sức ép ở trụ sở tiếp dân và cộng nhà riêng các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Có đoàn đưa các cụ già, phụ

nữ, trẻ em, các đối tượng chính sách (thương binh, già đình liệt sĩ) đi cùng, trưng khẩu hiệu, căng biểu ngữ tạo nên sự bức xúc gay gắt. Với lý do là không tin tưởng và chấp thuận việc giải quyết của địa phương, đòi Trung ương về giải quyết. Cá biệt có lúc, có nơi người khiếu kiện vi phạm pháp luật, hành hung, gây thương tích hoặc bắt giữ cán bộ làm cho tình hình khiếu kiện trở nên phức tạp, gây ảnh hưởng xấu đến trật tự trị an, an toàn xã hội.

Về nội dung tố cáo tập trung chủ yếu là việc cán bộ mất dân chủ với dân, lợi dụng chức quyền tham nhũng trong việc cấp, bán đất

Một phần của tài liệu LUẬN văn giám sát xã hội đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 26 - 31)