Kinh nghiệm có thể áp dụng cho giám sát xã hội ở Lào

Một phần của tài liệu LUẬN văn giám sát xã hội đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 34 - 35)

Qua những quy định và việc làm liên quan đến phát huy giám sát xã hội đối với cơ quan công quyền ở một số nước đã tìm hiểu, chúng ta thấy một xu hướng chung trong xã hội hiện đại là các nhà nước mạnh, tiến bộ luôn đề cao giám sát xã hội bởi họ ý thức được tăng cường sự giám sát từ phía xã hội đối với quyền lực nhà nước là tất yếu và phù hợp với

yêu cầu của đời sống xã hội hiện đại. Xã hội càng phát triển thi yêu cầu giám sát và dân chủ hóa trong giám sát càng cao.

Bản chất của chế độ xã hội và nền dân chủ ở các nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và các nước tư bản chủ nghĩa là khác nhau dẫn đến bản chất của giám sát xã hội ở hai hệ thống quốc gia này có sự khác nhau. Tuy nhiên trong hệ thống nào chúng ta cũng có thể chắt lọc lấy những kinh nghiệm chung cần vận dụng và học tập. Đó là:

- Đa số các nước đều có hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nước.

- Các chủ thể giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nước gồm các chủ thể chủ yếu như Mặt trận, tổ chức - chính trị xã hội và các công dân...

- Đối tượng giám sát là Quốc hội (nghị viện), các cơ quan xét xử và cơ quan hành pháp...

- Nội dung, hình thức giám sát xã hội đối với quyền lực nhà nước được xác định khá cụ thể (ví dụ: Việt Nam...).

Chương 2

Thực trạng giám sát xã hội đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Một phần của tài liệu LUẬN văn giám sát xã hội đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)