Tăng cường các lĩnh vực, nội dung giám sát xã hộ

Một phần của tài liệu LUẬN văn giám sát xã hội đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 64 - 66)

a. Vài nét về tổ chức của Mặt trận Lào xây dựng đất nước và các tổ chức thành viên

3.2.1. Tăng cường các lĩnh vực, nội dung giám sát xã hộ

Bảo đảm cho giám sát xã hội được thực hiện trên cả 3 nhánh của quyền lực nhà nước, đó là lập pháp, hành pháp và tư pháp. Khắc phục tình trạng hiện nay chủ yếu là “tham gia”, “chứng kiến” hoạt động của cơ quan nhà nước một cách chung chung, cần quy định và định hướng sự giám sát xã hội vào những phạm vi, giới hạn cụ thể và những cơ chế kiểm soát quyền lực của các cơ quan nhà nước. Muốn làm được điều đó, phải hướng đến mục tiêu xây dựng một cơ chế tổ chức thực thi quyền lực nhà nước trong xã hội theo

phương châm: cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước chỉ được làm những gì mà “pháp luật

cho phép” còn công dân thì được làm “tất cả những gì mà pháp luật không cấm”. Người phạm vi giới hạn quyền lực được quy định bởi pháp luật, cơ quan, cán bộ công chức nhà nước phải chịu trách nhiệm về tất cả những gì gây thiệt hại cho xã hội và công dân.

+ Trong lĩnh vực lập pháp, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nguyên tắc dân chủ trong tất cả các công đoạn của quy trình lập pháp; đảm bảo để nhân dân tham gia tích cực và hiệu quả trong các hoạt động xây dựng pháp luật của Quốc hội, các cơ quan thuộc Quốc hội, Chính phủ, các cấp, các ngành, thông qua đó thể hiện ý chí, nguyện vọng và quyền giám sát của mình.

Đẩy nhanh việc xây dựng, hoàn thiện và triển khai thực hiện quy chế Mặt trận Lào xây dựng đất nước, các tổ chức thành viên giám sát và phản biện xã hội với hoạt động xây dựng pháp luật, chính sách của nhà nước.

Có cơ chế thu hút các hiệp hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các chuyên gia giỏi tham gia vào việc nghiên cứu, đánh giá nhu cầu, hoạch định chính sách pháp luật, soạn thảo, thẩm định, thẩm tra các dự báo văn bản pháp luật. Có quy định về việc tiếp thu ý kiến một cách hợp lý.

Cải tiến chế độ tiếp xúc, báo cáo của đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân với cử tri về công tắc xây dựng pháp luật, tạo điều kiện để nhân dân không chỉ phản ánh ý chí, nguyện vọng của mình.

+ Trong lĩnh vực hành pháp, trọng tâm là giám sát việc lập quy và thi hành pháp luật của các cơ quan, công chức nhà nước; giám sát giới hạn quyền lực của cơ quan hành chính trong việc tuân thủ tuyệt đối những quy định mà cơ quan quyền lực (lập pháp) đã đặt ra.

Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo, bảo đảm mọi quyết định và hành vi hành chính trái pháp luật đều được phát hiện và có khởi kiện trước tòa án; đổi mới thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo và thủ tục giải quyết các vụ án hành chính theo hướng công khai, đơn giản, thuận lợi cho dân, đồng thời đảm bảo tính thông suốt, hiểu quả của quản lý hành chính.

Hoàn thiện pháp luật về quyền giám sát của các cơ quan dân cử, quyền trực tiếp giám sát, kiểm tra của công dân đối với các hoạt động của cơ quan, cán bộ, công chức; mở rộng các hình thức dân chủ trực tiếp để người dân tham gia vào công việc của Nhà nước.

+ Trong lĩnh vực tư pháp, tiếp tục phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử, công luận và nhân dân đối với hoạt động tư pháp; xã hội hóa các hoạt động bổ trợ tư pháp, hoàn hiện các thủ tục tố tụng tư pháp, bảo đảm tính đồng bộ, dân chủ công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người; từng bước thực hiện việc công khai hóa các bản án, trừ những bản án hình sự về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc liên quan đến thuần phong mỹ tục; hạn chế sự vi hiến, vượt quá thẩm quyền của cơ quan tư pháp trong hoạt động.

Động viên nhân dân phát hiện những hạn chế, khuyết điểm trong hoạt động tư pháp, qua đó kiến nghị với các cơ quan tư pháp khắc phục, sửa chữa.

Một phần của tài liệu LUẬN văn giám sát xã hội đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước ở cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)