a. Vài nét về tổ chức của Mặt trận Lào xây dựng đất nước và các tổ chức thành viên
3.3.4. Phát huy vai trò giám sát của các cơ quan thông tin đại chúng
Chế định cụ thể, rõ ràng quyền được thông tin của dân và bảo đảm tính công khai, minh bạch của cơ quan Nhà nước. Những thông tin nào cần công bố công khai, theo kênh nào, ai có trách nhiệm cung cấp thông tin và trả lời báo chí, cơ quan và công chức vi phạm quy chế cung cấp thông tin cho dân bị chế tài như thế nào, người dưa tin sai sự thật, gây hại cho người khác bị xử lý ra sao, ... việc chính phủ, từng Bộ hay cơ quan hành chính tỉnh, thành phố phải giải trình trước Quốc hội, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, họp báo, ... phải được quy định và trở thành một nếp hoạt động thường xuyên của cơ quan hành chính.
Rà soát, bổ sung, sửa đổi các quy định về hoạt động trong lĩnh vực thông tin, báo chí như Luật Báo chí hiện hành (2007) các quy định về quản lý Internet,... tăng cường tập huấn cho cán bộ, phòng viên các cơ quan báo chí về kiến thức luật pháp, những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của công dân, chuyên môn, nghiệp vụ của nghề báo để sự tham gia giám sát Nhà nước cũng như ngược lại, định hướng dư luận được đúng đắn, hiệu quả.
Kết luận
Quyền lực nhà nước là một yếu tố cần thiết của xã hội, nhưng quyền lực nhà nước cũng mang lại nhiều điều tồi tệ khi nó được sử dụng không đúng mục đích, không đúng cách. Vì vậy, từ lý luận cũng như thực tiễn lịch sử đã rút ra một nguyên tắc có tính tất yếu là quyền lực nhà nước cần phải được giám sát. Tuy nhiên việc giám sát quyền lực như thế nào, đến đâu là tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể của mỗi quốc gia, dân tộc ở mỗi thời đại. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, các phương thức giám sát quyền lực nhà nước cũng ngày một đa dạng và hoàn thiện hơn.
Sự phát triển của CHDCND Lào cũng không nằm ngoài xu hướng phát triển chung của nhân loại. Trên con đường này, nhà nước Lào đã có những bước tiến quan trọng, đó là sự thay đổi từ mô hình nhà nước tập trung quan liêu sang xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân luôn được nhất quán, quán triệt trong tổ chức, xây dựng bộ máy nhà nước và ngày càng được đảm bảo hơn trên thực tế. Quyền lực nhà nước được tổ chức theo xu hướng phân công và phối hợp giữa các cơ quan quyền lực nhà nước,
phân cấp quản lý giữa trung ương và địa phương. Đảng, Nhà nước hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật. Tuy nhiên do điều kiện phát triển và hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước, những triển khai cụ thể trên thực tế chưa được nhiều và còn nhiều bất cập.
Giám sát xã hội đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước là một loại giám sát đặc thù trong cơ chế tổng thể về giám sát đối với quyền lực nhà nước ở CHDCND Lào. đó là hoạt động giám sát đặc trưng bởi chủ thể có quyền giám sát là các tổ chức, cá nhân hoặc các thiết chế xã hội khác bên ngoài nhà nước, không mang quyền lực nhà nước, nhưng có quyền giám sát đối với tổ chức và hoạt động của các cơ quan cũng như cán bộ, công chức trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nước. Giám sát xã hội bắt nguồn từ bản chất quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; là giám sát mang tính nhân dân; được quy định trong Hiến pháp và pháp luật của nhà nước. Giám sát xã hội thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa dân chủ đại diện với dân chủ trực tiếp và là một trong những công cụ, biện pháp để kiểm soát quyền lực nhà nước nhằm bảo đảm thực thi đúng bản chất quyền lực nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Giám sát xã hội ở CHDCND Lào bao gồm: Giám sát của Mặt trận Lào xây dựng đất nước (bao gồm cả các tổ chức thành viên), giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội, giám sát của các tổ chức xã hội, giám sát của các tập thể lao động, giám sát trực tiếp của công dân, giám sát thông qua các cơ quan thông tin đại chúng và dư luận xã hội; được thực hiện trong quá trình bầu cử, lập ra các cơ quan nhà nước và trong việc thực hiện 3 quyền năng của quyền lực nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp) thông qua tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước cụ thể. Căn cứ vào quy định của luật pháp, tính chất, vị trí và vai trò trong hệ thống chính trị, giám sát của đỗi ngoại chủ thể nêu trên là khác nhau bởi hình thức, phương pháp, thầm quyền ... tạo nên tính đa dạng của giám sát xã hội đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước trên thực tế.
Trong tiến trình dân chủ hóa mọi mặt của đời sống xã hội và hoạt động của nhà nước, giám sát xã hội ở CHDCND Lào đã từng bước được đề cao, trong đó, giữ vai trò quan trọng nhất là giám sát của Mặt trận lào, các tổ chức thành viên và giám sát trực tiếp của công dân. Do sự phát triển của thể chế kinh tế thị trường và yêu cầu phát huy cao độ
nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, giám sát của các tổ chức xã hội (nhất là các hội hiệp hội ngành nghề) ngày càng có vị trí xứng đáng trong số các chủ thể giám sát, cùng với sự tham gia rộng rãi của báo chí, các cơ quan thông tin đại chúng và dư luận xã hội tạo ra xu hướng ngày càng hoàn thiện về hệ thống giám sát xã hội đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước ở CHDCND Lào.
Trong những năm sắp tới, tăng cường giám sát xã hội đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước là yêu cầu cấp thiết nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. phương hướng tăng cường giám sát xã hội đã được Đảng, Nhà nước đề ra và từng bước tổ chức thực thi bằng những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện cơ chế pháp lý, tạo điều kiện cho các chủ thể xã hội và nhân dân thực hành quyền giám sát; đồng thời phát huy cao độ sự tham gia tích cực của các chủ thể giám sát trong xã hội nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả của giám sát xã hội đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước trên thực tế.
danh mục tài liệu tham khảo