8. Kết cấu của đề tà i
3.2.1. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách
3.2.1.1. Giải pháp về vốn và thu hút đầu tư
Để đảm bảo phát triển kinh tế theo dự kiến, trong thời gian tới, Thành phố cần có các giải pháp thu hút vốn đầu tƣ từ nhiều nguồn, đảm bảo vốn cho yêu cầu phát triển.
Theo báo cáo kết phát triển KT-XH thành phố, nguồn vốn đầu tƣ trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên gồm 3 nguồn chính: vốn từ ngân sách nhà nƣớc chiếm khoảng hơn 30%, vốn vay khoảng 30%, vốn tự có của doanh nghiệp khoảng 35% và vốn từ đất đai vào khoảng 5% nhu cầu. Căn cứ vào khả năng và nhu cầu phát
triển KT-XH của thành phố Vĩnh Yên trong thời kỳ tới, có thể dự kiến cơ cấu vốn đầu tƣ từ các nguồn trong giai đoạn 2011-2020 nhƣ sau:
Bảng 3.1: Các nguồn vốn đầu tƣ cho phát triển kinh tế - xã hội thành phố Vĩnh Yên giai đoạn 2011-2020
Chỉ tiêu 2011-2015 (Tỷ đồng) 2016-2020 (Tỷ đồng) 2011-2020 (Tỷ đồng) Tổng số 25.640 30.164 61.000 71.765 86.640 101.929
Phân theo nguồn vốn
1. Vốn NS nhà nƣớc 8.205 9.652 17.690 20.812 25.895 30.579
2. Vốn vay 7.692 9.049 18.300 21.530 25.992 30.579
3. Vốn tự có của doanh nghiệp 7.179 8.446 23.180 27.271 30.359 35.675
4. Nguồn vốn khác 2.564 3.016 1.830 2.153 4.394 5.096
Tổng số (%) 100 100 100
1. Vốn ngân sách nhà nƣớc 32 29 30
2. Vốn vay 30 30 30
3. Vốn tự có của doanh nghiệp 28 38 35
4. Nguồn vốn khác 10 3 5
Nguồn: Đề án Tỉnh
a) Vốn ngân sách
Hiện nay, thành phố Vĩnh Yên đang trong giai đoạn đầu đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá, mở rộng quy mô để ngang tầm với một đô thị loại II, thủ phủ của một tỉnh thuộc vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ nên việc ƣu tiên đầu tƣ từ nguồn vốn ngân sách là rất cần thiết. Vì vậy, trong giai đoạn 2011- 2020, tỷ trọng vốn đầu tƣ từ ngân sách vẫn sẽ chiếm một tỷ trọng lớn, ƣớc tính lên đến khoảng 30% tổng vốn đầu tƣ, bao gồm cả ngân sách địa phƣơng và ngân sách của Trung ƣơng đầu tƣ phát triển các cơ sở hạ tầng trọng yếu trên địa bàn Thành phố.
b) Vốn doanh nghiệp
Cùng với các chính sách khuyến khích của tỉnh và thành phố, những điều kiện thuận lợi mới về cơ sở hạ tầng, dự đoán sẽ có đợt bùng nổ đầu tƣ của các
doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội kinh doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và thành phố Vĩnh Yên nói riêng. Bên cạnh các doanh nghiệp hiện có (gồm cả doanh nghiệp nhà nƣớc và doanh nghiệp dân doanh), số lƣợng các doanh nghiệp mới đăng ký kinh doanh sẽ tiếp tục tăng nhanh khiến nguồn vốn đầu tƣ từ nguồn vốn của các doanh nghiệp dự đoán sẽ tăng lên tới khoảng 35% trong tổng số vốn đầu tƣ trên địa bàn thành phố thời kỳ 2011 - 2020.
c) Vốn từ khu vực kinh tế tƣ nhân và hộ gia đình
Cùng với mức thu nhập gia tăng, cơ hội kinh doanh mở rộng, khả năng tiết kiệm để đầu tƣ của các hộ kinh doanh cá thể cũng sẽ tăng lên. Đây là một trong những nguồn vốn tiềm ẩn trong dân cƣ khá lớn nên các chính sách huy động vốn để phát triển kinh tế cần phải tính tới.
d) Nguồn vốn bên ngoài
Vốn để lại từ thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn thành phố còn nhỏ, vì thế, vốn đầu tƣ từ bên ngoài (gồm cả trong và ngoài nƣớc) có một vị trí rất quan trọng trong đầu tƣ phát triển kinh tế. Các chính sách huy động nguồn vốn bên ngoài cần dựa trên việc phát huy tối đa các lợi thế vốn có của thành phố, vận dụng các chính sách của nhà nƣớc để thu hút đƣợc nhiều nhất nguồn vốn này phục vụ sự phát triển. Trong những trƣờng hợp nhất định, cần nghiên cứu các chính sách ƣu đãi đầu tƣ để tăng sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ, đặc biệt đối với các công trình ƣu tiên tạo ra cơ cấu kinh tế theo quy hoạch của thành phố.
Tựu chung lại, việc huy động các nguồn vốn đầu tƣ phụ thuộc trƣớc hết vào các chính sách của tỉnh và thành phố nhằm tạo ra một môi trƣờng kinh doanh hấp dẫn, tin cậy đối với các nhà đầu tƣ. Phát huy những kết quả đã đạt đƣợc, chắc chắn trong giai đoạn tới, thành phố Vĩnh Yên vẫn sẽ tiếp tục là một trong những điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc.
đ) Về phía quản lý nhà nƣớc
Quản lý nhà nƣớc trên địa bàn cần xây dựng cơ chế riêng để ƣu tiên xã hội hoá đầu tƣ trong phát triển hạ tầng, giáo dục, y tế, xử lý chất thải và bảo vệ môi trƣờng. Tăng cƣờng thu hút doanh nghiệp đầu tƣ có thế mạnh về vốn, công nghệ,
sử dụng nhiều lao động và tổ chức cao; Quản lý nhà nƣớc thực sự là nơi tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, khuyến khích, hỗ trợ các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình tham gia bỏ vốn vào sản xuất, kinh doanh hoặc gửi tiết kiệm nhà nƣớc. Đa dạng hoá các nguồn vốn ngân sách, tăng hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ngân sách.
Tăng cƣờng hiệu quả công tác thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn thành phố. Đồng thời, phát triển hệ thống tài chính - ngân hàng trên địa bàn.
3.2.1.2. Giải pháp về chính sách đất đai
Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp bố trí các cơ sở kinh doanh theo hƣớng văn minh, hiện đại đúng định hƣớng quy hoạch phù hợp với yêu cầu phát triển của từng giai đoạn. Coi các cơ sở kinh doanh theo hƣớng văn minh, hiện đại là một bộ phận không thể thiếu của hạ tầng cơ sở trong tổng thể các dự án hiện đại hoá cũng nhƣ phát triển khu đô thị và khu dân cƣ mới. Đây vừa là biện pháp quản lý, lại vừa là biện pháp khuyến khích sự phát triển của mạng lƣới bán buôn, bán lẻ.
3.2.1.3. Cơ chế phát triển ngành thương mại dịch vụ
Một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu là phải đổi mới cơ chế chính sách, tăng cƣờng năng lực quản lý của chính quyền, tạo môi trƣờng thuận lợi cho hoạt động KT-XH trên cơ sở pháp luật hiện hành. Tập trung triển khai Luật đầu tƣ nƣớc ngoài, Luật doanh nghiệp, Luật đất đai,… Tiếp tục giải phóng năng lực sản xuất, thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, động viên tối đa các nguồn lực trong thành phố và tích cực thu hút đầu tƣ.
- Chủ động tạo ra cơ chế thông thoáng, hiệu quả về thủ tục hành chính đảm bảo nhanh gọn, hiệu quả bằng cách hiện đại hoá công tác quản lý hành chính;
- Có chính sách ƣu tiên hợp lý đối với phát triển ngành nghề, lĩnh vực một cách có chọn lọc, trong đó cần ƣu tiên các nhà đầu tƣ lớn;
- Có cơ chế tốt trong đền bù giải phóng mặt bằng, ƣu tiên phát triển hạ tầng trên cơ sở có quy hoạch đô thị theo hƣớng hiện đại, với tầm nhìn dài hạn, tiến tới đồng bộ;
- Trƣớc hết tập trung triển khai luật doanh nghiệp, luật khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc; thực hiện miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức ƣu đãi đầu tƣ theo luật định;
- Ƣu tiên thuế suất thấp, hoặc miễn thuế trong một thời gian cho các doanh nghiệp đầu tƣ vào những lĩnh vực kém hấp dẫn, đầu tƣ tiên phong nhƣ lĩnh vực du lịch, thƣơng mại;
- Tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp cũng nhƣ các hộ sản xuất, kinh doanh để thúc đẩy phát triển sản xuất, giải quyết việc làm cho lao động địa phƣơng;
+ Có cơ chế thƣởng phạt cụ thể đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, khuyến khích các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, thu hút nhiều lao động địa phƣơng, đóng góp nhiều cho phát triển thành phố .
a) Chính sách phát triển ngành TMDV trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên: Cơ chế chính sách nhằm huy động các nguồn lực để phát triển thƣơng mại. Các thành phần kinh tế tham gia hoạt động thƣơng mại đều bình đẳng trƣớc pháp luật. Tiếp tục củng cố và xây dựng lại hệ thống thƣơng mại nhà nƣớc phù hợp với cơ chế thị trƣờng; tạo ra sự liên kết, hợp tác giữa các thành thành phần kinh tế trong lĩnh vực thƣơng mại, đặc biệt là thị trƣờng ngoài nƣớc; sớm hình thành những tập đoàn kinh doanh đa ngành.
Tiếp tục khắc phục những hạn chế, yếu kém của hệ thống thƣơng mại trong mô hình kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, vừa phải xây dựng một hệ thống thƣơng mại thích ứng với nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế. Vì vậy, việc tổ chức lại hệ thống thƣơng mại với chính sách tự do lƣu thông hàng hoá phải đảm bảo các yêu cầu: không xa rời nhiệm vụ chủ yếu là phải phục vụ sản xuất, tiêu dùng, và xuất khẩu nhanh chóng, thuận tiện, đảm bảo và thúc đẩy sản xuất phát triển và hƣớng dẫn tiêu dùng hợp lý, tạo lập các mối quan hệ liên kết lâu dài, ổn định giữa sản xuất với tiêu dùng. Nhƣ lời chỉ dẫn của C.Mác “thƣơng nghiệp trở thành kẻ phục vụ cho sản xuất mà điều sống còn là phải luôn luôn mở rộng thị trƣờng đó”.
Hiện nay sự chi phối và tác động của nhiều mối quan hệ và các mục tiêu kinh tế của các vùng là khác nhau cho nên chính sách phát triển thƣơng mại cần phải đáp ứng cho nhiều mục tiêu khác nhau và của từng vùng cụ thể.
Chính sách thƣơng mại đều có mục đích chung là điều chỉnh các hoạt động thƣơng mại theo chiều hƣớng có lợi cho sự phát triển KT-XH của thành phố, thể hiện ở những mặt sau:
- UBND thành phố tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ kinh doanh, doanh nghiệp mở rộng thị trƣờng ra bên ngoài và tham gia mạnh mẽ vào phân công lao động trên địa bàn thành phố.
- Tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh, doanh nghiệp khai thác triệt để những lợi thế vốn có của mình để phát huy nội lực, phát triển theo hƣớng bền vững.
Để thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, UBND thành phố cần tập trung khai thác lợi thế so sánh của nền kinh tế, phát triển ngành TMDV đến qui mô tối ƣu, đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng TMDV và nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế.
b) Chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển TMDV Quán triệt các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, nghị quyết Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc, chính sách phát triển TMDV tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển TMDV theo qui định của nhà nƣớc, không hạn chế về qui mô, địa bàn, ngành nghề, mở rộng giao lƣu hàng hoá, liên doanh, hợp tác với các vùng trong nƣớc, đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng nguồn thu ngân sách.
- Củng cố và phát triển TMDV nhà nƣớc, đổi mới, sắp xếp các doanh nghiệp nhà nƣớc hoạt động trong lĩnh vực TMDV quan trọng và thiết yếu của tỉnh mang tính chất chi phối.
- Đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ, cán bộ quản lý và lực lƣợng lao động để nâng cao năng lực kinh doanh của doanh nghiệp nhà nƣớc.
- Giải thể đối với các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài; bán, khoán, cho thuê, cổ phần hoá đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực không cần thiết phải là doanh nghiệp nhà nƣớc.
- Xây dựng TMDV tập thể. Khuyến khích xây dựng phát triển một số hợp tác xã TMDV mới, có tiềm năng, nguồn lực, đặc biệt là các hợp tác xã chuyên doanh phục vụ cho hoạt động sản xuất, tiêu dùng; hợp tác xã tín dụng, hợp tác xã làm dịch vụ công ích phục vụ cho hoạt động sản xuất, tiêu dùng ở khu vực thành phố và các huyện, thị xã lân cận. Sau đó rút kinh nghiệm phát triển thêm các hợp tác xã TMDV ở các xã, phƣờng.
- Phát triển TMDV tƣ nhân: Mạng lƣới thƣơng mại ngoài quốc doanh của thành phố Vĩnh Yên rất đông, đảm nhận phần lớn hoạt động buôn bán lẻ. Cần khuyến khích phát triển thƣơng mại tƣ nhân kinh doanh tất cả các mặt hàng mà nhà nƣớc không cấm, dƣới nhiều loại hình tổ chức: tƣ nhân tự chủ hoặc liên doanh liên kết với các thành phần kinh tế khác.
Hƣớng dẫn thành phần kinh tế này phát triển đúng hƣớng và tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi, hành lang pháp lý công bằng để doanh nghiệp kinh doanh đúng pháp luật, tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trƣờng.