Thực trạng phát triển thƣơng mại dịch vụ trên địa bàn thành phố

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại dịch vụ trên địa bàn thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 (Trang 53 - 74)

8. Kết cấu của đề tà i

2.2.2. Thực trạng phát triển thƣơng mại dịch vụ trên địa bàn thành phố

2.2.2.1. Tình hình tốc độ lưu chuyển hàng hoá xã hội

Chính sách tự do lƣu thông hàng hoá đã khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất và kinh doanh, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng tổng mức lƣu chuyển hàng hoá xã hội (LCHHXH) trong giai đoạn từ năm 2006-2014.

a) Về lưu chuyển hàng hoá xã hội:

Mức thu nhập của ngƣời dân thành phố ngày càng nâng cao, mặt khác chất lƣợng hàng hoá trên thị trƣờng cũng thay đổi rõ rệt, lƣợng hàng hoá ngày càng phong phú về chủng loại, đa dạng về kiểu dáng đáp ứng mọi nhu cầu của ngƣời tiêu dùng. Từ đó mức LCHHXH của thành phố tăng lên hàng năm. Cụ thể tổng mức LCHHXH của thành phố Vĩnh Yên năm 2010 là 58.298,8 triệu đồng chiếm 11,9% tổng mức LCHHXH của tỉnh, năm 2014 là 322.491,4 triệu đồng, chiếm 27,1% tổng mức LCHHXH của tỉnh và so với năm 2010 tăng 5,53 lần.

Tổng mức LCHHXH của thành phố Vĩnh Yên trong giai đoạn 2010- 2014 liên tục tăng qua các năm và luôn chiếm một tỷ lệ cao so với tổng mức LCHHXH của cả tỉnh. Tuy nhiên, tốc độ tăng của tổng mức LCHHXH thành phố chƣa thật sự

Bảng 2.9: Tổng mức lƣu chuyển hàng hóa xã hội giai đoạn 2010-2014 Ch tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 MLCHH tỉnh VP (Tr.đ) 491.900 576.800 755.800 868.100 1.188.80 0 Tăng trƣởng(%) 28,2 17,3 31,0 14,9 36,9 MLCHH TP. VY (Tr.đ) 58.298,8 88.450,8 136.309,7 216.707,8 322.491, 4 Tăng trƣởng(%) 66,6 51,7 54,1 59,0 48,8 MLCHH TP/Tỉnh (%) 11,9 15,3 18,0 25,0 27,1

Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Vĩnh Yên

Mức LCHHXH chính là thực hiện việc mua bán, trao đổi hàng hóa, cung cấp dịch vụ nhằm phục vụ đời sống cho ngƣời dân thành phố Vĩnh Yên. Điều này thể hiện quy mô sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố ngày càng phát triển, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa, do đó mức độ cạnh tranh cũng ngày càng gay gắt.

Tổng mức LCHHXH của thành phố Vĩnh Yên cho thấy qui mô thƣơng mại đang trong đà phát triển. Điều này phản ánh sự phát triển khách quan của thƣơng mại thành phố trong giai đoạn hiện nay nhƣng đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu mới trong phát triển thƣơng mại. Yêu cầu này đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý tốt khâu bán hàng, đây là khâu quan trọng nhất, quyết định toàn bộ hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Nếu quá trình bán hàng đƣợc thực hiện tốt, đạt hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ thu hồi đƣợc vốn để quay vòng đồng thời có lợi nhuận để mở rộng quy mô kinh doanh. Ngƣợc lại, nếu quá trình bán hàng tổ chức không tốt sẽ dẫn đến doanh nghiệp không đủ thu nhập để trang trải chi phí, không có điều kiện để tái sản xuất mở rộng, sẽ dẫn đến thu hẹp quy mô kinh doanh và có thể dẫn đến phá sản.

Thu nhập của ngƣời dân Vĩnh Yên trong những năm qua đã đƣợc nâng lên rất nhiều do vậy sức mua của thị trƣờng nội địa tăng mạnh.

Bảng 2.10. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ Ch tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 BLHH tỉnh VP (Tr.đ) 4.306.342 7.220.930 8.406.000 9.696.000 13.602.000 Tăng trƣởng(%) 12,2 67,7 16,4 15,3 40,3 BLHH TP. VY (Tr.đ) 1.210.082 1.747.465 1.857.726 2.026.464 3.386.898 Tăng trƣởng(%) 8,3 44,4 6,3 9,1 67,1 BLHH TP/Tỉnh (%) 28,1 24,2 22,1 20,9 24,9

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Vĩnh Yên

Tốc độ phát triển của thị trƣờng nội địa là khá cao, tuy nhiên không ổn định. Giá trị của tổng mức bán lẻ hàng hoá (BLHH) năm 2010 đạt 1.210.082,0 triệu đồng đến năm 2014 đạt 3.386.898,0 triệu đồng, tăng 2,8 lần và chiếm tỷ lệ cao trong tổng mức BLHH của tỉnh Vĩnh Phúc, bình quân là 24,04 %. Do những năm qua kinh tế thành phố luôn đạt tốc độ tăng trƣởng cao, thu nhập bình quân đầu ngƣời của thành phố tăng nhanh, nhu cầu tiêu dùng do đó cũng phát triển. Đặc biệt là thói quen tiêu dùng của ngƣời dân Vĩnh Yên đã có nhiều thay đổi, nhu cầu mua sắm, tiện ích ngày càng cao khiến cho sức mua tăng nhanh.

Về cơ cấu, tổng mức BLHH trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên đƣợc phân theo các thành phần kinh tế nhƣ Bảng 2.11.

Bảng 2.11: Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 - KTNN 37.851,5 41.160,8 46.007,9 51.149,3 87.684,6 - DNTN 1.172.230,6 1.706.304,2 1.811.718,0 1.975.314,7 3.299.213,4 Tr. Đó: 634.448,7 831.948,0 933.422,3 1.035.122,1 1.782.710,7

Cá thể

Cộng 1.210.082,1 1.747.465,1 1.857.726,0 2.026.464,0 3.386.898,0

Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Vĩnh Yên

Thông qua mức bán lẻ hàng hoá cho thấy thƣơng mại Nhà nƣớc của thành phố Vĩnh Yên chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ và ngày càng giảm so với mức chung, năm 2010 đạt 37.851,5 triệu đồng chiếm 3,18% tổng mức BLHH đến năm 2014 đạt 87.684,6 triệu chiếm 2,59% tổng mức BLHH. Kinh tế tập thể không còn thể hiện vai trò trong khi kinh tế tƣ nhân lại phát triển nhanh, nhất là bộ phận kinh tế cá thể. Năm 2014 giá trị mức BLHH của khu vực kinh tế tƣ nhân, cá thể chiếm 97,4% tổng mức BLHH, điều này đã khẳng định vai trò của thành phần kinh tế này trong phát triển thƣơng mại nội địa của thành phố, tuy nhiên nó cũng cho thấy thực trạng nhỏ lẻ manh mún của ngành TMDV thành phố Vĩnh Yên. Vì vậy, cần có những chính sách hỗ trợ, qui hoạch và định hƣớng cho thành phần kinh tế này phát triển đúng hƣớng và nâng cao hiệu quả hoạt động.

2.2.2.2. Phát triển mạng lưới phân phối hàng hoá

Số cơ sở kinh doanh thƣơng mại đang hoạt động trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên là tƣơng đối lớn, chiếm gần 20% tỷ trọng tổng số cơ sở kinh doanh thƣơng mại trên địa bàn toàn tỉnh, so với các huyện, thị xã còn lại thì thành phố Vĩnh Yên là nơi tập trung mật độ cơ sở kinh doanh thƣơng mại lớn nhất của tỉnh.

Theo số liệu thống kê, từ năm 2010 đến cuối năm 2014 số lƣợng cơ sở kinh doanh thƣơng mại trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên tăng nhanh, ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số cơ sở kinh doanh thƣơng mại của tỉnh, điều này thể hiện qua Bảng 2.12

Bảng 2.12: Số cơ sở kinh doanh thƣơng mại dịch vụ 2010-2014

Đơn vị tính: Cơ sở

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

CSKDTM TP 4.156 4.203 4.482 4.675 5.369

TP/Tỉnh (%) 15,4 14,8 16,1 15,7 16,3

Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Vĩnh Yên

Năm 2010, số cơ sở kinh doanh thƣơng mại là 4.156 cơ sở chiếm 15,4% tổng số cơ sở kinh doanh thƣơng mại trên toàn tỉnh, đến năm 2014 là 5.369 cơ sở, tăng thêm 1.213 cơ sở. Tốc độ tăng bình quân hàng năm khoảng gần 16%. Trong đó đặc biệt phải kể đến số cơ sở kinh doanh thƣơng mại bán lẻ, tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số cơ sở kinh doanh thƣơng mại trên địa bàn thành phố. Năm 2010 số cơ sở kinh doanh thƣơng mại bán lẻ là 2.309 đơn vị đến năm 2014 là 2.965 đơn vị, tăng 656 cơ sở. Chiếm 55,22% tổng số cơ sở kinh doanh thƣơng mại của thành phố.

Nhƣ vậy, xét về quy mô, số cơ sở kinh doanh thƣơng mại trên địa bàn thành phố tăng khá nhanh, tăng 1.213 cơ sở so với năm 2010. Điều này cho thấy rằng, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của ngƣời dân thành phố ngày càng tăng, do đó, để đáp ứng nhu cầu này đã có nhiều cơ sở kinh doanh thƣơng mại đƣợc thành lập.

Về mặt giá trị, thƣơng mại bán lẻ năm 2014 đạt 1.870.395,34 triệu đồng, chiếm 55,22% tổng giá trị thƣơng mại của thành phố. Thƣơng mại bán buôn, đại lý chỉ chiếm 4,81% tổng giá trị, với 258 cơ sở kinh doanh tổng giá trị thƣơng mại 2014 đạt 162.752,78 triệu đồng cho thấy thƣơng mại bán buôn, đại lý có qui mô nhỏ, bình quân đạt 630 triệu đồng/cơ sở/năm.

Bảng 2.13: Số cơ sở kinh doanh thƣơng mại dịch vụ theo qui mô

Đơn vị tính: Cơ sở

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 CSKDTM, Trong đó: 4.156 4.203 4.482 4.675 5.369

Bán buôn, đại lý 199 182 204 216 258

Bán lẻ 2.309 2.100 2.363 2.506 2.965

KS, Nhà hàng, DV 1.648 1.921 1.915 1.953 2.146

trong các thành phần kinh tế có sự thay đổi lớn. Trong đó số cơ sở kinh doanh thƣơng mại thuộc thành phần kinh tế Nhà nƣớc chiếm tỷ lệ nhỏ, trong khi số lƣợng cơ sở kinh doanh thƣơng mại thuộc thành phần kinh tế tƣ nhân, cá thể chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng tăng nhanh. Đối với thành phần kinh tế cá thể, từ năm 2010- 2014 thành phần kinh tế cá thể chiếm tỷ trọng trên 90% trong tổng số cơ sở kinh doanh thƣơng mại trên địa bàn thành phố. Điều này cho thấy thƣơng mại thuộc thành phần kinh tế tƣ nhân hoạt động có hiệu quả.

Tóm lại, tính đến cuối năm 2014 ở Vĩnh Yên có rất nhiều loại hình tổ chức kinh doanh thƣơng mại nhỏ lẻ. Tỷ trọng cơ sở kinh doanh thuộc thành phần kinh tế cá thể chiếm đến 52,2% tổng số cơ sở kinh doanh, trong đó doanh số bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ của thành phần kinh tế này thƣờng chiếm gần 60% doanh số bán hàng. Dù vậy bộ phận này không đƣợc định hình phát triển, hoạt động tự do, làm cho thị trƣờng trở nên manh mún, lộn xộn và lợi ích của ngƣời tiêu dùng không đƣợc chú trọng. Chính vì thế quy hoạch phát triển hệ thống mạng lƣới phân phối là vấn đề hết sức quan trọng. Đồng thời bên cạnh đó cần đẩy mạnh phát triển mô hình phân phối văn minh, hiện đại và chất lƣợng dịch vụ cao tại các thị trƣờng đô thị nhƣ TTTM, siêu thị qui mô vừa và nhỏ,... cùng với đó là phát triển hệ thống phân phối kết hợp hiện đại với truyền thống, gắn với cung cấp vật tƣ và hàng tiêu dùng với thu mua nông sản thực phẩm trên thị trƣờng nông thôn.

2.2.2.3. Đa dạng hoá các loại hình kinh doanh thương mại dịch vụ

Những năm qua, hoạt động TMDV trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên đã có những bƣớc phát triển đáng kể, làm cho bộ mặt đô thị ngày càng khang trang, góp phần thúc đẩy tiêu dùng, kết nối giao thƣơng giữa địa phƣơng với các huyện, thị xã lân cận.

Thành phố Vĩnh Yên đƣợc coi là TTTM, đầu mối cung cấp hàng hoá cho các địa phƣơng trên địa bàn thành phố và các huyện, thị xã lân cận. Xác định lấy TMDV là mũi nhọn để phát triển, những năm qua, thành phố đã tập trung đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, đẩy mạnh xã hội hoá việc đầu tƣ xây mới hệ thống chợ, chú trọng kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng, giữ vững an ninh trật tự,…

tạo điều kiện để các hộ dân phát triển buôn bán. Nhờ vậy mà tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ trên địa bàn không ngừng đƣợc nâng lên qua các năm: năm 2010 tổng doanh thu ở lĩnh vực này chỉ đạt 1.210.082,0 triệu đồng, đến năm 2014 là 3.386.898,0 triệu đồng, tăng 27,9% so với năm 2010, với khoảng 5.369 hộ kinh doanh, thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 64,4 triệu đồng/ngƣời/năm.

Trên địa bàn thành phố có 9 chợ, 2 TTTM hạng I, 02 siêu thị hạng I, 04 siêu thị hạng II và 17 siêu thị hạng III. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của đô thị thì hệ thống chợ cũng đƣợc đầu tƣ nâng cấp, xây dựng mới hiện đại, sạch sẽ hơn, góp phần tăng khả năng luân chuyển hàng hoá trong thành phố, đáp ứng nhu cầu mua sắm của ngƣời dân. Chỉ tính riêng từ năm 2003, đã có 8 chợ trên địa bàn đƣợc đầu tƣ cải tạo, xây dựng mới, với tổng kinh phí trên 181.400 triệu đồng, điển hình nhƣ các chợ Tổng, chợ Đồng Tâm,... Các chợ đƣợc đầu tƣ theo hƣớng hiện đại, quầy sạp và các lối đi trong chợ đƣợc bố trí hợp lý, khoa học đã phát huy hiệu quả thấy rõ. Đây đƣợc coi là điểm nhấn trong phát triển TMDV của thành phố, là đầu mối phân phối hàng hoá cho các huyện, thị xã trong tỉnh, đáp ứng nhu cầu mua bán của ngƣời dân.

Bên cạnh các chợ truyền thống thì các TTTM, siêu thị nhƣ Big C, siêu thị điện máy HC, Co.op Mart, G7 Mart,… nối tiếp nhau ra đời đã đáp ứng nhu cầu mua sắm của ngƣời dân và tạo nên diện mạo mới cho thành phố Vĩnh Yên. Đặc biệt, các kênh phân phối hiện đại hoạt động khá sôi động, với số lƣợng hàng hoá đa dạng, tỷ lệ hàng Việt trƣng bày chiếm tỷ trọng lớn, trên 90% và việc tiêu thụ hàng Việt tại các siêu thị này khá thuận lợi, nhiều thƣơng hiệu đã đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng. Cùng với đó, các hoạt động dịch vụ khác nhƣ bảo hiểm, vận tải, bƣu chính viễn thông, khách sạn nhà hàng, từ các dịch vụ vật tƣ nông nghiệp, sửa chữa xe máy, điện tử - điện lạnh, đến các dịch vụ vui chơi, giải trí,… cũng phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu sản xuất, đời sống của ngƣời dân.

Những năm gần đây, ngƣời tiêu dùng có xu hƣớng đi siêu thị ngày càng nhiều, và đơn vị đã nhận đƣợc sự tin tƣởng ở khách hàng với số lƣợt ngƣời đến mua

sắm ngày một đông. Thời gian tới, hệ thống các siêu thị sẽ tăng cƣờng các dịch vụ tiện ích nhƣ bố trí đội ngũ nhân viên hỗ trợ khách hàng, giảm thiểu thời gian chờ đợi của khách hàng tại quầy thu ngân,...

Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực TMDV gặp khó khăn do thiếu vốn, do sức cạnh tranh trên thị trƣờng lớn, sức mua của ngƣời dân có phần hạn chế trong khi chi phí đầu vào tăng cao,… Để kích thích thị trƣờng, thành phố luôn chú trọng kêu gọi đầu tƣ, hỗ trợ về mặt thủ tục hành chính, chủ động nắm tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc giúp các hộ hoạt động thuận lợi. Để tăng tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ trên địa bàn thành phố trong thời gian tới, thành phố đã và đang tập trung phát triển mạnh và đa dạng hoá các ngành dịch vụ, tăng cƣờng giải pháp thu hút đầu tƣ, nhất là các ngành có nhiều tiềm năng nhƣ du lịch, giáo dục, y tế, nhóm ngành phân phối sản phẩm; khuyến khích việc phát triển các dịch vụ chất lƣợng cao, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông nội thị và liên huyện,… tạo điều kiện thúc đẩy TMDV phát triển.

2.2.2.4. Phát triển lao động trong ngành thương mại dịch vụ

Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế của thành phố Vĩnh Yên trong những năm qua chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp giảm từ 32,4% năm 2010 xuống còn 17,1% năm 2014, tỷ trọng lao động trong TMDV và Công nghiệp - xây dựng tăng lên tƣơng ứng là 47,0% và 35,9%.

Bảng 2.14: Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế

Ch tiêu Năm 2010 Năm 2014

Nông nghiệp 32,4 17,1

Công nghiệp - Xây dựng 31,5 35,9

Thƣơng mại - Dịch vụ 36,1 47,0

Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Vĩnh Yên

Xét về số lƣợng, lao động trong ngành TMDV thời gian qua tăng lên đáng kể, tỷ trọng lao động trong ngành TMDV so với tổng lao động của thành phố ngày một tăng, năm 2010 là 8.350 ngƣời chiếm 33,31%, năm 2014 là 9.791 ngƣời, tăng

1.441 ngƣời chiếm tỷ trọng 43,3% lao động trên toàn thành phố, nhƣng nhìn chung thì vẫn còn nhỏ so với yêu cầu phát triển theo hƣớng hiện đại. Có thể thấy qua số liệu về lao động TMDV từ 2010-2014 thể hiện qua Bảng 2.15.

Bảng 2.15: Tỷ trọng lao động trong ngành thƣơng mại dịch vụ Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng số LĐ Ngƣời 18.950 19.885 22.760 24.880 25.110

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại dịch vụ trên địa bàn thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 (Trang 53 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)