Đánh giá thực trạng phát triển ngành thƣơng mại dịch vụ

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại dịch vụ trên địa bàn thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 (Trang 74 - 80)

8. Kết cấu của đề tà i

2.2.3. Đánh giá thực trạng phát triển ngành thƣơng mại dịch vụ

2.2.3.1. Những yếu tố thành công

Thành phố Vĩnh Yên là TTTM của cả tỉnh, nơi giao lƣu cung cấp, phân bổ hàng hoá đến các huyện trong tỉnh và các tỉnh lân cận trong khu vực. Trong những

năm qua, chuyển đổi sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN, loại hình TMDV tƣ nhân và mạng lƣới chợ ngày càng phát triển tạo thành một hệ thống thị trƣờng thực hiện giao lƣu, mua bán hàng hoá, dịch vụ rất đa dạng và phong phú đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của nhân dân.

Kể từ ngày 24/12/2006, thị xã Vĩnh Yên đƣợc nâng cấp lên thành phố trực thuộc tỉnh theo Nghị định số 146/2006/NĐ-CP của Chính Phủ. Sau khi lên thành phố ngành TMDV đã phát triển rất nhanh, thu hút đƣợc nhiều nhà đầu tƣ trong và ngoài thành phố đầu tƣ xây dựng, mở rộng các loại hình TMDV nhƣ: cửa hàng chuyên doanh, siêu thị, nhà hàng,... trên địa bàn.

Các hoạt động kinh doanh thƣơng mại phát triển mạnh đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và tiêu dùng của ngƣời dân, nhất là các cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng, hàng điện máy, điện lạnh, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ Internet, dịch vụ tín dụng, ngân hàng,...

Thành phố đã tạo điều kiện thuận lợi, tích cực tổ chức kêu gọi các nhà đầu tƣ triển khai thực hiện một số dự án nhƣ: xây dựng Chợ và TTTM Tích Sơn tại

phƣờng Tích Sơn với tổng diện tích 20.315 m2, do Công ty CP tập đoàn Sông Hồng

Thăng Long làm chủ đầu tƣ tại quyết định số 2428/QĐ-UBND ngày 30/8/2010, khái toán mức đầu tƣ của dự án là 297 tỷ đồng. Phê duyệt quy hoạch chi tiết tổng

mặt bằng chợ và TTTM Đồng Tâm với tổng diện tích là 20.991,56 m2, chủ đầu tƣ là

Công ty CP Tập đoàn Sông Hồng Thăng Long, khái toán mức đầu tƣ của dự án là 116 tỷ đồng,… nhƣng do ảnh hƣởng tình hình lạm phát, các chủ đầu tƣ triển khai thực hiện các dự án còn chậm, nên đã ảnh hƣởng đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố.

Đối với chợ trung tâm thành phố Vĩnh Yên, Ban Thƣờng vụ thành uỷ đã có quyết định thành lập ban chỉ đạo triển khai đầu tƣ xây dựng chợ Vĩnh Yên. Tiến hành khảo sát thực tế, thống kê các hộ kinh doanh hiện tại, tổ chức phát phiếu điều tra hiện trạng và nhu cầu kinh doanh của các hộ kinh doanh khi xây dựng chợ mới. Lập phƣơng án BTGPMB tổng thể chợ Vĩnh Yên tại quyết định số 4560/QĐ- UBND ngày 30/10/2013. Sở xây dựng Vĩnh Phúc về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 chợ trung tâm thành phố Vĩnh Yên và đề xuất

đấu thầu lựa chọn nhà đầu tƣ thực hiện dự án tại lô đất giáp đƣờng Phạm Văn Đồng, thuộc phƣờng Tích Sơn và lô đất giáp ngã ba đƣờng Lý Bôn - phƣờng Ngô Quyền.

Triển khai thực hiện công tác kiểm tra, sắp xếp trật tự, kinh doanh, vệ sinh môi trƣờng, phòng cháy chữa cháy tại các chợ trên địa bàn.

Một số kết quả đạt đƣợc nhƣ sau:

- Thị trƣờng thành phố Vĩnh Yên đã từng bƣớc mở rộng, ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhiều thành phần kinh tế. Hàng hoá dịch vụ ngày càng đa dạng, phong phú về chủng loại, mẫu mã đáp ứng nhu cầu của sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân, góp phần ổn định giá cả thị trƣờng, thúc đẩy sản xuất phát triển, giải quyết việc làm và phân công lại lao động trong thành phố.

- Tình hình hoạt động kinh doanh TMDV trên địa bàn thành phố bƣớc đầu phát triển nhanh về số lƣợng hộ kinh doanh và đang thích ứng với cơ chế thị trƣờng. Một số hộ mạnh dạn đầu tƣ vốn lớn để mở rộng, phát triển.

- Ngành TMDV hàng năm đã đóng góp một phần lớn vào ngân sách nhà nƣớc, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh nói chung và thành phố Vĩnh Yên nói riêng.

- Quản lý nhà nƣớc về thị trƣờng và hoạt động TMDV có nhiều chuyển biến tích cực đƣợc thể hiện thông qua việc tổ chức thực hiện chính sách về thị trƣờng và lƣu thông hàng hoá. Dƣới sự chỉ đạo, lãnh đạo của Thành uỷ, UBND thành phố, phòng Kinh tế thành phố đã phối hợp với ngành dọc cấp trên và các phòng ban chức năng liên quan tổ chức triển khai kịp thời, góp phần thiết lập trật tự, kỷ cƣơng trong kinh doanh thƣơng mại trên địa bàn thành phố. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc trao đổi hàng hoá chất lƣợng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của ngƣời dân thành phố Vĩnh Yên.

- Cùng với sự phát triển các hoạt động TMDV, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng kinh tế phục vụ cho hoạt động trên cũng có nhiều biến đổi, đặc biệt trong các lĩnh vực: bƣu chính viễn thông, vận tải, nhà hàng, khách sạn,... ngày càng phát triển.

2.2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế a) Một số hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, ngành TMDV thành phố Vĩnh Yên còn một số hạn chế cần nhanh chóng đƣợc khắc phục là:

- Các ngành dịch vụ phát triển khá đa dạng, nhƣng chƣa đồng đều ở các lĩnh vực, dịch vụ phát triển vẫn còn thiên về ngành truyền thống (thƣơng mại bán lẻ) các ngành dịch vụ chất lƣợng cao đã đƣợc đầu tƣ nhƣng tốc độ phát triển còn chậm, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, thế mạnh của thành phố.

- Mạng lƣới kinh doanh TMDV phát triển nhanh và đa dạng song việc quản lý sắp xếp, quy hoạch về ngành hàng kinh doanh, địa điểm thực hiện chợ, các hoạt động dịch vụ phục vụ cho nhu cầu phát triển ở các khu, cụm công nghiệp chƣa đáp ứng với nhu cầu thực tế hiện nay.

- Mạng lƣới chợ trên địa bàn đƣợc chú trọng đầu tƣ phát triển theo quy hoạch, tuy nhiên nhiều công trình chợ, siêu thị, TTTM chậm hình thành, công tác sửa chữa, nâng cấp chợ thực hiện còn hạn chế; Tình trạng họp chợ tự phát, lấn chiếm lề đƣờng, chƣa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khá phổ biến. Công tác xây dựng chợ, di dời tiểu thƣơng ra chợ mới, chợ tạm còn nhiều vƣớng mắc.

- Phát triển ngành du lịch còn chậm, chƣa khai thác tốt tiềm năng du lịch của Thành phố do chƣa có giải pháp đầu tƣ lớn để tạo ra sự phát triển nhanh về du lịch.

- Cơ sở vật chất ngành TMDV hiện nay còn thiếu và xuống cấp do chƣa có chính sách huy động và khai thác nguồn vốn hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất ngành TMDV hợp lý.

- Hệ thống chợ trên địa bàn thành phố phân bố chƣa đều. Cơ sở vật chất tại chợ Vĩnh Yên và một số chợ xã, phƣờng đang trong tình trạng quá tải, xuống cấp nhƣng chậm đƣợc đầu tƣ nâng cấp, sửa chữa; tình trạng đổ nƣớc thải bừa bãi và lấn chiếm hành lang, lối đi các tuyến đƣờng xung quanh chợ vẫn còn diễn ra; việc mua bán gia cầm sống không đúng nơi quy định chƣa đƣợc tập trung xử lý, việc chuyển đổi mô hình quản lý chợ chậm đổi mới.

- Hệ thống cửa hàng xăng dầu tuy đã đƣợc đầu tƣ phát triển mạnh nhƣng qui mô còn nhỏ, phân bố chƣa đều, tập trung chủ yếu trên tuyến đƣờng quốc lộ 2B. Một số cơ sở hoạt động kinh doanh còn chƣa đảm bảo theo những qui định chung của

ngành.

- Số lƣợng và chất lƣợng cơ sở kinh doanh trong ngành TMDV mặc dù có tăng nhƣng còn hạn chế do thiếu sự định hƣớng và hỗ trợ của nhà nƣớc.

- Thị trƣờng hàng hoá và số ngƣời kinh doanh buôn bán tăng nhanh nhƣng mang tính chất tự phát, phân tán, qui mô nhỏ, ít vốn, mua bán qua nhiều nấc trung gian. Thị trƣờng cung ứng vật tƣ, lao động còn sơ khai, nhiều dịch vụ phục vụ sản xuất chƣa gắn với lƣu thông hàng hoá, do đó chƣa thiết lập đƣợc mối liên hệ lâu dài giữa sản xuất với lƣu thông, giữa bán buôn và bán lẻ theo những kênh lƣu thông hợp lý, ổn định, đặc biệt là việc bán vật tƣ nông nghiệp, mua nông sản, thực phẩm để tạo điều kiện thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá.

- Thị trƣờng hàng hoá nông sản chƣa đƣợc phát triển tại các vùng nông thôn và vùng nguyên liệu, vì vậy chƣa thúc đẩy sản xuất nông sản phát triển và không gắn kết đƣợc khâu sản xuất với khâu lƣu thông. Công tác nghiên cứu, tiếp cận thị trƣờng của nhà nƣớc cũng nhƣ các doanh nghiệp còn hạn chế nên chƣa đẩy mạnh đƣợc khâu lƣu thông hàng hoá.

- Trình độ và năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ công tác trong lĩnh vực thƣơng mại chƣa đáp ứng đƣợc những yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Việc nắm bắt và xử lý thông tin thị trƣờng chƣa nhanh làm hạn chế đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Hoạt động thƣơng mại mới tập trung vào đáp ứng đầu vào cho sản xuất và tiêu dùng, việc tìm kiếm, mở rộng thị trƣờng, giải quyết đầu ra cho sản xuất còn nhiều hạn chế. Chƣa tạo đƣợc mối quan hệ chặt chẽ giữa kinh doanh và sản xuất, giữa các doanh nghiệp của thành phố với các doanh nghiệp trong tỉnh và các doanh nghiệp tỉnh lân cận. Thiết bị công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp còn thấp nên khả năng cạnh tranh của hàng hoá sản xuất ra chƣa cao.

b) Nguyên nhân của những hạn chế

* Nguyên nhân khách quan:

- Do tình hình suy thoái kinh tế thế giới và khu vực đã tác động không nhỏ đến việc phát triển KT-XH của thành phố, đến thu hút đầu tƣ các dự án, huy động vốn đầu tƣ từ đất trên địa bàn thành phố. Đã tác động lớn đến thu ngân sách trên địa bàn thành

phố và tái đầu tƣ công, đặc biệt là giảm thu ngân sách nhiều từ tiền thuế của các doanh nghiệp do suy thoái kinh tế.

- Một số chính sách về đất đai, XDCB của nhà nƣớc thay đổi nên đã tác động không nhỏ đến việc GPMB, triển khai đầu tƣ xây dựng các công trình dự án trên địa bàn thành phố.

- Nguồn thu ngân sách của thành phố đã giảm nên việc tái đầu tƣ công của ngân sách thành phố cho các công trình dự án trọng điểm, các công trình hạ tầng kỹ thuật, đô thị,.. bị ảnh hƣởng phải giãn, giảm và hoãn đầu tƣ.

* Nguyên nhân chủ quan:

- Việc tham mƣu đôn đốc triển khai thực hiện Nghị quyết của cơ quan thƣờng trực còn chƣa quyết liệt.

- Ban chỉ đạo còn chƣa chủ động đề xuất và quan tâm chỉ đạo sát sao lĩnh vực, ngành phụ trách trong vấn đề cụ thế hóa Nghị quyết bằng các chính sách, chƣơng trình, đề án, dự án cụ thể, nhất là lĩnh vực phát triển TMDV trên địa bàn thành phố; vẫn chƣa có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ đầu tƣ riêng (đây là lĩnh vực đƣợc tỉnh và thành phố quan tâm chú trọng nhất trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết).

- Hoạt động của Ban chỉ đạo chƣa thực sự có hiệu quả, chƣa quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành.

- Công tác chấp hành, chế độ báo cáo và cải cách thủ tục hành chính của một số cơ quan còn quá chậm, nhất là trong vấn đề xin ý kiến chỉ đạo, trách nhiệm của ngƣời đứng đầu trong việc chỉ đạo, điều hành.

Chƣơng 3:

MỘT SỐ NHÓM GIẢI PHÁP NHẮM ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN THƢƠNG

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại dịch vụ trên địa bàn thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)