Quốc Oai, Hà Nội
3.2.1. Hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước trong phát triển kinh tế trang trại tại huyện Quốc Oai, Hà Nội huyện Quốc Oai, Hà Nội
- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về phát triển kinh tế trang trại theo sơ đồ sau:
46
Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nƣớc về kinh tế trang trại ở huyện Quốc Oai, Hà Nội
- Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế trang trại của huyện Quốc Oai.
+ UBND huyện có chức năng chỉ đạo và điều hành chung do 01 phó chủ tịch UBND huyện phụ trách về kinh tế NN&PTNT của huyện.
+ Phòng kinh tế: là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, tham mƣu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về: nông nghiệp; lâm nghiệp; thuỷ lợi; thuỷ sản; phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ; kinh tế trang trại nông thôn. là cơ quan chuyên môn thƣờng trực có chức năng tham mƣu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện điều hành, phối hợp kiểm tra, thẩm định dự án đầu tƣ, cấp giấy chứng nhận KTTT, thống kê giám sát hoạt động của các trang trại.
+ Phòng TN&MT thẩm định phối hợp với Phòng kinh tế tham mƣu cho UBND huyện quyết định giao đất và cấp GCNQSDĐ cho chủ trang trại,
UBND HUYỆN Phòng Kinh tế Phòngcông thƣơng UBND XÃ Phòng TN&MT Trang trại Phòng TC-KH
47
phối hợp và thực hiện quản lý kiểm tra giám sát, thẩm định dự án, bảo vệ môi trƣờng sinh thái ở các trang trại.
+ Phòng công thƣơng: có chức năng và nhiệm vụ giúp UBND huyện thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm định, đăng ký, cấp các loại giấy phép thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền của phòng theo quy định của pháp luật và theo phân công của UBND huyện; Tổ chức hƣớng dẫn và thực hiện chính sách khuyến khích các tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế trang trại; tổ chức triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và các dịch vụ tƣ vấn khoa học và công nghệ, cung cấp thông tin, xúc tiến thƣơng mại theo quy định của pháp luật.
+ Phòng Tài chính - Kế hoạch: có chức năng tham mƣu giúp cho UBND huyện trong hoạt động quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực tài chính, kế hoạch đầu tƣ, đăng ký kinh doanh trên địa bàn. Tổng hợp theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện các chƣơng trình, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế trang trại và hoạt động của kinh tế trang trại trên địa bàn huyện;
+ UBND các xã, thị trấn có chức năng nhiệm vụ: Tổ chức và hƣớng dẫn việc thực hiện các chƣơng trình, kế hoạch, đề án khuyến khích phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển sản xuất và hƣớng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi trong sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch chung và phòng trừ các bệnh dịch đối với cây trồng và vật nuôi.
+ Chủ trang trại có nhiệm vụ: xây dựng đề án phát triển kinh tế trang trại trình UBND xã, UBND huyện, thực hiện đầy đủ các thủ tục hành chính thành lập trang trại, chịu điều hành và giám sát của UBND xã, UBND huyện, các phòng ban chuyên môn của huyện. thực hiện và tuân thủ theo Luật kinh tế trang trại và các quy định của cấp trên.
48
+ Bộ phận trực tiếp quản lý trang trại của UBND huyện: gồm 01 Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách NN&PTNT và 01 Phó trƣởng phòng kinh tế phụ trách kinh tế nông nghiệp nông thôn, tổ chuyên viên của phòng phụ trách về KTTT; tổ chuyên viên phòng Tài nguyên - Môi trƣờng; tổ chuyên viên phòng Tài chính - Kế hoạch; tổ chuyên viên phòng Công Thƣơng và một số chuyên viên có liên quan. Ngoài ra còn có sự phối hợp giữa trung tâm thú Y huyện, Trung tâm khuyến nông, Chi cục thống kê, Chi cục bảo vệ thực vật huyện.
+ Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc ở cấp xã: gồm 01 phó chủ tịch UBND xã phụ trách về kinh tế nông nghiệp nông thôn, 01 Công chức Địa chính-Môi trƣờng, 01 Công chức Văn phòng-Thống kê xã, ngoài ra còn có sự phối hợp thực hiện của cán bộ thú y, cán bộ khuyến nông, cán bộ bảo vệ thực vật xã.