Tình hình quản lý phát triển kinh tế trang trại một số huyện trong nước

Một phần của tài liệu Quản lý kinh tế trang trại ở huyện quốc oai, hà nội (Trang 36)

Kinh tế trang trại phát triền nhanh cả về số lƣợng và chất lƣợng đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Các trang trại chuyên trồng cây nông nghiệp chiếm 55,3%, chăn nuôi gia súc, gia cầm chiếm 10,3%, lâm nghiệp chiếm 2,2%, nuôi trồng thuỷ sản chiếm 27,3% và sản xuất kinh doanh tổng hợp chiếm 4,9%. ở Hà nội có 3184 trang trại, trong đó có 247 trang trại đƣợc cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại.

Tuy vậy, sự phát triển của trang trại đang đặt ra những vấn đề cần phải giải quyết nhƣ:

- Chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc chƣa đƣợc thể chế hoá thành những chính sách cụ thể.

- Việc giao và cho thuê đất chƣa đƣợc thực hiện chu đáo, nhiều chủ trang trại vẫn còn băn khoăn chƣa thực sự yên tâm đầu tƣ phát triển sản xuất, nhất là gần 30% số đất chƣa đƣợc giao hoặc cho thuê ổn định lâu dài.

28

- Ở hầu hết các địa phƣơng có trang trại phát triền chƣa chủ động triển khai quy hoạch sản xuất, thiếu sự gắn bó giữa trang trại với sự hình thành các vùng sản xuất tập trung và định hƣớng phát triển chung của vùng.

- Hệ thống thuỷ lợi, giao thông, điện, nƣớc, thông tin liên lạc, thị trƣờng kém phát triển, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa nên trang trại chƣa góp phần tích cực phát huy đƣợc đầy đủ sức mạnh kinh tế của vùng.

- Phần lớn các trang trại mới chủ yếu tập trung mở rộng diện tích, áp dụng kỹ thuật truyền thống mà chƣa quan tâm nhiều tới việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, tƣới nƣớc, cơ giới hoá, bảo quản chế biến… nên năng suất, chất lƣợng sản phẩm làm ra chƣa cao.

- Một số chủ trang trại chƣa nắm bắt kịp thời yêu cầu của thị trƣờng để định hƣớng sản xuất nên sản phẩm làm ra có lúc khó tiêu thụ, hiệu quả chƣa cao. - Nhà nƣớc chƣa có biện pháp hỗ trợ kịp thời và có hiệu quả.

* Kinh nghiệm quản lý nhà nước trong phát triển trang trại ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Kinh tế trang trại ở huyện Thọ Xuân phát triển với nhiều loại hình hoạt động đa dạng, phong phú, toàn huyện hiện có 451 trang trại, trong đó: Trang trại chăn nuôi: 109 trang trại, trang trại Lâm nghiệp - trồng trọt: 17 trang trại, trang trại thuỷ sản: 22 trang trại, trang trại tổng hợp: 303 trang trại. Quá trình hình thành và phát triển của mỗi loại hình trang trại đều gắn với lợi thế của từng vùng, tiểu vùng cụ thể. Các xã trung du miền núi phát triển trang trại trồng cây lâm nghiệp, các xã đồng bằng phát triển các loại hình trang trại chăn nuôi, lúa cá kết hợp chăn nuôi lợn, gia cầm, thủy sản... Tổng diện tích đất đai các trang trại đang sử dụng là 1.518,17ha. Diện tích bình quân 1 trang trại là 3,36 ha.

Về quy mô: Nhìn chung số lƣợng trang trại đủ tiêu chí trên địa bàn huyện tƣơng đối ít. Trong tổng số 451 trang trại hiện nay trên địa bàn huyện

29

chỉ có có 72 trang trại đảm bảo đủ tiêu chí, trong đó mới có 41 trang trại đƣợc cấp giấy chứng nhận.

Nguồn gốc đất: Nguồn gốc đất của hộ trang trại rất đa dạng nhƣ đất đƣợc giao lâu dài, đất nhận khoán thầu, đất công ích 5%, đất thuê lại và nhận chuyển nhƣợng của các hộ khác... Hiện nay việc giao đất đối với UBND các xã, thị trấn không quá 5 năm đang là rào cản cho việc đầu tƣ mở rộng sản xuất, gây tâm lý không an tâm đầu tƣ mở rộng sản xuất cho các chủ trang trại. Về tổ chức sản xuất: Những mô hình tiêu biểu về hiệu quả kinh tế cao và áp dụng khoa học, công nghệ tiên tiến tuy có nhƣng chƣa nhiều và chƣa thật xuất sắc. Nhiều trang trại do hình thành tự phát nên tuỳ tiện trong bố trí sản xuất, chƣa theo quy hoạch chung, làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng. Các trang trại chủ yếu còn hoạt động phân tán, chƣa đẩy mạnh hợp tác, thiếu sự liên doanh, liên kết, hỗ trợ, giúp đỡ nhau và thiếu tính tổ chức.

Về cơ chế chính sách: KTTT hiện nay còn thiếu sự quy hoạch và đầu tƣ đồng bộ trong xây dựng cơ sở hạ tầng nhƣ đƣờng giao thông, hệ thống thuỷ lợi, có sở chế biến, điện, nƣớc, ... Các chính sách của Nhà nƣớc triển khai thực hiện chƣa đồng bộ, thiếu sự quan tâm của chính quyền địa phƣơng.

* Kinh nghiệm quản lý nhà nước trong phát triển trang trại ở huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa

Tính đến hết năm 2013 toàn huyện Hậu Lộc có 1.005 trang trại, trong đó có 59 đạt tiêu chí. Tổng thu nhập bình quân hàng năm của mô hình này trong năm đạt từ 40 - 100 triệu đồng/hộ, trừ chi phí hàng tháng mỗi hộ thu đƣợc từ 3- 5 triệu đồng. Về loại hình trang trại chủ yếu là trang trại chăn nuôi, trang trại nuôi trồng thủy sản và trang trại tổng hợp, đây là mô hình phát triển kinh tế phổ biến tại các địa phƣơng, do phù hợp với điều kiện kinh tế, trình độ chăn nuôi và lực lƣợng lao động sẵn có của mỗi hộ gia đình. Hiện nay phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi đang đƣợc các hộ quan tâm đầu tƣ nhằm giải

30

quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trƣờng nhƣ xây dựng hầm bioga, bể chứa kín… để xử lý môi trƣờng và tận dụng nguồn chất thải làm khí đốt.

Một số tồn tại, hạn chế quản lý nhà nƣớc trong phát triển KTTT ở huyện Hậu Lộc:

- Diện tích đất canh tác trong nông nghiệp còn manh mún, trong khi việc đổi điền, dồn thửa còn chậm ở một số địa phƣơng dẫn đến việc tích tụ đất để xây dựng trang trại có quy mô tập trung gặp rất nhiều khó khăn.

- Quản lý Nhà nƣớc trên lĩnh vực quy hoạch, định hƣớng phát triển KTTT cho từng vùng, từng lĩnh vực để sản xuất ra các loại sản phẩm cụ thể, hƣớng dẫn và tạo lập thị trƣờng, xây dựng cơ sở hạ tầng, chứng thực và bảo hộ các quan hệ hợp pháp trong quá trình tổ chức đầu tƣ phát triển KTTT,

- Nguồn vốn, lao động, khoa học công nghệ huy động cho phát triển trang trại còn ít. Một bộ phận cán bộ, nông dân còn e dè chƣa mạnh dạn đầu tƣ phát triển trang trại.

- Công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng ở các trang trại chăn nuôi chƣa đƣợc quan tâm, giải quyết.

31

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu.

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, học viên đã lựa chọn và sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu sau để tìm kiếm, thu thập thông tin để phân tích, đánh giá, xử lý nhằm giải quyết các vấn đề đã đặt ra của đề tài.

2.1.1. Phương pháp tiếp cận

- Tiếp cận có sự tham gia: Sự tham gia của các bên liên quan bắt đầu từ việc điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quốc Oai; trong đó, sự tham gia của các chủ thể bao gồm: Cán bộ thuộc phòng Kinh tế, phòng Tài nguyên và Môi trƣờng; phòng Công Thƣơng, UBND cấp xã, các chủ trang trại. Một số công cụ của đánh giá nhanh có sự tham gia sẽ đƣợc sử dụng một cách linh hoạt để thu thập các thông tin cần thiết.

- Tiếp cận hệ thống: Đƣợc sử dụng trong đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về phát triển kinh tế trang trại tại huyện. Có rất nhiều nhân tố ảnh hƣởng, trong đó những nhân tố chủ yếu là: Chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc, năng lực của cơ quan quản lý Nhà nƣớc, Điều kiện hoạt động của các trang trại trên địa bànhuyện.

- Tiếp cận thể chế: Trong nghiên cứu này là phân tích các vấn đề có liên quan dựa vào việc thực hiện các văn bản chính sách của Nhà nƣớc nhƣ quy hoạch phát triển trang trại; chính sách đất đai, thuế, đầu tƣ tín dụng, lao động, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trƣờng, hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại…

2.1.2. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu

Tác giả tiến hành phân vùng nghiên cứu làm 3 vùng để điều tra đánh giá thực trạng : Vùng(I) bán sơn địa chọn 03 xã: xã Đông Yên, xã Hòa Thạch, Phú cát;

32

Vùng (II) ven sông tích chọn điều tra 03 xã Cấn Hữu và xã Tuyết Nghĩa, Nghĩa Hƣơng; Vùng (III) nội đồng chọn điều tra 03 xã, Ngọc Mỹ, Sài Sơn, Đồng Quang. tổng hợp các mô hình kinh tế trang trại, lập phiếu điều tra các chủ trang trại để đánh giá về mức độ thực hiện việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại.

2.1.3. Phương pháp thu thập thông tin:

- Thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ sách, bài báo, internet, các văn bản QPPL, qua báo cáo của phòng Kinh tế, phòng Tài nguyên - Môi trƣờng, phòng Công Thƣơng, phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục Thống kê, phòng lao động thƣơng binh xã hội huyện Quốc Oai các năm.

- Thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp bao gồm các thông tin liên quan đến tổ chức thực hiện và đánh giá về công tác quản lý nhà nƣớc về kinh tế trang trại đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc là phòng Kinh tế, phòng Tài nguyên - Môi trƣờng, phòng Công Thƣơng, UBND các xã, chủ trang trại đối với sự tác động của công tác quản lý nhà nƣớc đến sự phát triển KTTT…

2.1.4. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu sau khi khảo sát đƣợc tổng hợp, phân loại và xử lý bằng phần mềm Excel theo các mục tiêu nghiên cứu: phân tổ, tính tỷ lệ, Cụ thể: Với các thông tin tổng hợp từ bảng hỏi, chúng tôi tiến hành mã hóa và thực hiện tính toán trên Excel để có đƣợc những chỉ tiêu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

2.1.5. Phương pháp phân tích

2.1.5.1. Phương pháp phân tổ

Phƣơng pháp phân tổ là phân chia các trang trại có cùng loại hình sản xuất kinh doanh vào các tổ hoặc theo một tiêu thức nào đó nhờ vào quy mô diện tích, loại hình trang trại,…trên cơ sở đó đánh giá đƣợc hiệu quả về kinh tế các loại mô hình kinh tế nào cho hiệu quả nhất, tốt nhất, so sánh, đồng thời cũng thấy đƣợc các yếu tố nào ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của trang trại.

33

2.1.5.2. Phương pháp thống kê mô tả

Dùng để hệ thống hóa các tài liệu bằng phân tổ thống kê, tính các chỉ tiêu tổng hợp về số tuyệt đối, số tƣơng đối, số bình quân để phân tích tình hình biến động của hiện tƣợng theo thời gian cũng nhƣ ảnh hƣởng của hiện tƣợng này lên hiện tƣợng kia, phân tích những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động quản lý phát triển kinh tế trang trại.

2.1.5.3. Phương pháp so sánh

Là đối chiếu so sánh kết quả đạt đƣợc thực tế so với các tiêu chí cụ thể đã quy định của Bộ NN&PTNN, các hiện tƣợng kinh tế đã đƣợc lƣợng hóa có cùng nội dung, tính chất để xác định mức, xu hƣớng biến động của nó trên cơ sở đánh giá đƣợc các mặt tích cực và hạn chế, hiệu quả hay không hiệu quả để tìm ra giải pháp tối ƣu trong mỗi mô hình, loại hình trang trại cụ thể.

2.1.2.4. Phương pháp đánh giá theo Thang đo Likert

Để thực hiện đánh giá sâu công tác quản lý Nhà nƣớc trong phát triển kinh tế trang trạng, nghiên cứu sử dụng Thang đo Likert 3 cấp độ (từ 1 - 3, tƣơng đƣơng với các mức đánh giá "Chƣa tốt", "Đạt yêu cầu" và "Tốt"). Cụ thể:

Mức đánh giá "Chưa tốt" Mức đánh giá "Đạt yêu cầu" Mức đánh giá "Tốt" Là đánh giá của chủ trang trại dƣới mức “Đạt yêu cầu” dành cho cơ quan quản lý Nhà nƣớc; trong trƣờng hợp này, họ có nhu cầu Cơ quan quản lý Nhà nƣớc phải thay đổi, điều

Là đánh giá của chủ trang trại ở mức “Đạt yêu cầu” dành cho cơ quan quản lý Nhà nƣớc. Họ cho rằng công tác quản lý hiện tại là chấp nhận đƣợc, chƣa xuất hiện nhu cầu cần phải thay đổi từ phía cơ quan quản lý nhà nƣớc nhƣng cũng có kỳ

Là đánh giá của chủ trang trại trên mức “Đạt yêu cầu” dành cho cơ quan quản lý Nhà nƣớc; ở mức này, chủ trang trại không kỳ vọng cơ quan quản lý Nhà

34 chỉnh để quản lý

tốt hơn

vọng công tác quản lý sẽ tốt hơn trong tƣơng lai

nƣớc làm đƣợc tốt hơn nữa

2.1.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng công tác quản lý Nhà nước trong phát triển kinh tế trang trại;

+ Số lƣợng các văn bản quy định.

+ Số lƣợng trang trại đƣợc thành lập qua các năm. + Số lƣợt thanh tra, kiểm tra hàng năm.

+ Số vụ phát hiện vi phạm.

+ Số lớp tập huấn và lƣợt ngƣời tham gia tập huấn.

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý Nhà nước trong phát triển kinh tế trang trại;

+ Mức độ đánh giá của chủ trang trại về công tác lập quy hoạch. + Mức độ đánh giá của chủ trang trại về thủ tục thành lập trang trại. + Mức độ đánh giá của cơ quan quản lý Nhà nƣớc và chủ trang trại về cơ chế chính sách.

+ Mức độ đánh giá của cơ quan quản lý Nhà nƣớc về trình độ của chủ trang trại.

+ Mức độ đánh giá của chủ trang trại về năng lực của cơ quan quản lý Nhà nƣớc.

35

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KINH TẾ TRANG TRẠI Ở HUYỆN QUỐC OAI, HÀ NỘI

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu tại huyện Quốc Oai, Hà Nội

3.1.1. Đặc điểm địa lý, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của huyện

Trƣớc đây, Quốc Oai là một trong 14 huyện của tỉnh Hà Tây(cũ). Từ 1/8/2008, theo Nghị quyết của Quốc hội và quyết định của Thủ tƣớng Chính Phủ, tỉnh Hà Tây hợp nhất với Hà Nội, huyện Quốc Oai đã tiếp nhận thêm xã Đông Xuân (tách từ huyện Lƣơng Sơn, tỉnh Hòa Bình), nâng tổng diện tích lên 147 km2 và số dân lên 172.691 nhân khẩu.

Hiện nay, huyện Quốc Oai có 1 thị trấn và 20 xã (Thị trấn Quốc Oai và các xã: Đông Xuân, Phú Mãn, Phú Cát, Hoà Thạch, Đông Yên, Cấn Hữu, Tuyết Nghĩa, Nghĩa Hƣơng, Liệp Tuyết, Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Thạch Thán, Đồng Quang, Sài Sơn, Yên Sơn, Phƣợng Cách, Cộng Hoà, Tân Hoà, Tân Phú, Đại Thành) trong đó có 2 xã miền núi là Đông Xuân và Phú Mãn, có 03 xã bán sơn địa là Đông Yên, Hòa Thạch, Phú Cát. Dân số của huyện tính đến tháng 12 năm 2014 là 179.895 ngƣời (2,5% dân số Hà Nội). Mật độ dân số là 1.195 ngƣời/km2).

3.1.2. Đặc điểm tự nhiên

3.1.2.1. Vị trí địa lý, địa hình

Huyện Quốc Oai nằm ở khoảng giữa khu vực phía tây Hà Nội, giáp danh với tỉnh Hoà Bình. Cách trung tâm Hà Nội 20 km về phía Tây, huyện đƣợc giới hạn bởi: Phía Bắc giáp với huyện Thạch Thất; Phía Đông giáp huyện Hoài Đức; Phía Nam giáp huyện Chƣơng Mỹ; Phía Tây giáp với huyện Lƣơng Sơn tỉnh Hòa Bình.

Diện tích tự nhiên của huyện là 14.700,62 ha, chiếm 4,4% diện tích tự nhiên của Hà Nội. Quốc Oai vốn có những lợi thế nhất định về vị trí địa lý,

36

đất đai: Không chỉ là nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ, mà còn thuộc phạm vi quy hoạch chuỗi đô thị vệ tinh của Thành phố Hà Nội: đô thị Miếu Môn - Xuân Mai - Hòa Lạc - Sơn Tây, đã đƣợc Thủ tƣớng phê duyệt tại Quyết định số 372/QĐ -TTg.

3.1.2.2. Điều kiện khí hậu;

Huyện Quốc Oai có khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có 4 mùa rõ rệt. Mùa xuân có nhiệt độ không khí mát mẻ thuận lợi cho việc phát triển cây trồng vật nuôi, Mùa hạ, nhiệt độ trung bình 25-350C, nhƣng do ảnh hƣởng của nhiệt độ nóng lên của trái đất nhiệt độ thƣờng sảy ra những đợt nắng nóng

Một phần của tài liệu Quản lý kinh tế trang trại ở huyện quốc oai, hà nội (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)