1.2.7.1. Tiêu chí định tính:
Tiêu chí định tính đƣợc sử dụng để nhận dạng kinh tế trang trại dựa trên các đặc trƣng chủ yếu của trang trại; tức là xác định mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất kinh tế nông nghiệp, nông lâm, thủy sản hàng hóa theo quy mô lớn trên diện tích đất đủ lớn; Mức độ tập trung hóa và chuyên nôm hóa các điều kiện và yếu tố sản xuất cao hơn hẳn so với sản xuất kinh tế hộ, thể hiện ở mức độ quy mô sản xuất có quy trình kỹ thuật, trình độ quản lý, đất đai, số lƣợng gia súc, gia cầm, lao động, và giá trị chất lƣợng hàng hóa sản phẩm; Trình độ kiến thức và sự hiểu biết, kinh nghiệm điều hành sản xuất kinh doanh, trình độ vận dụng và khả năng áp kiến thức khoa học kỹ thuật cao, sử dụng và tận dụng tốt nguồn lao động sẵn có của gia đình của địa phƣơng, nhằm đem lại hiệu quả sản xuất bền vững, ổn định có thu nhập cho cả ngƣời lao động lẫn chủ trang trang trại.
25
1.2.7.2. Tiêu chí định lượng:
Theo Thông tƣ số 27/2011/TT-BNN&PTNT ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại tại Điều 2 Chƣơng I và Chƣơng II, Điều 5 về Tiêu chí xác định kinh tế trang trại cụ thể nhƣ sau:
Tiêu chí định lƣợng để xác định là kinh tế trang trại là: Đối với cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn điều kiện sau:
1. Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp phải đạt: a) Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu:
- 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long; - 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại.
b) Giá trị sản lƣợng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm.
2. Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lƣợng hàng hóa từ 100 triệu đồng/năm trở lên;
3. Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và giá trị sản lƣợng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên.