Đặc điểm Kinh tế Xã hội

Một phần của tài liệu Quản lý kinh tế trang trại ở huyện quốc oai, hà nội (Trang 47 - 54)

3.1.3.1. Diện tích đất đai;

Với tổng diện tích 14.700,62 ha, cơ bản trên 90% diện tích đất của huyện đƣợc sử dụng, phần đất chƣa sử dụng là đất đồi núi, sông suối hoặc núi đá. Diện tích đất nông nghiệp là 6.140,74 ha, chiếm tỷ lệ cao nhất 47,05% tổng diện tích đất toàn huyện trong đó đất dành cho kinh tế trang trại cây hàng năm, lâu năm, cây lâm nghiệp, thủy sản, cây khác là 260,24 ha chiếm 4,24% so với đất sản xuất nông nghiệp của huyện, đất ở là 1.787,07 ha chiếm 13,77%; đất chuyên dùng là 4.432,84 ha chiếm 34,16% (trong đó đất sử dụng cho các công trình năng lƣợng là khoảng 4,09 ha); đất cho sử dụng khác là 519,64 ha (đất tôn giáo tín ngƣỡng, sông suối, nghĩa trang) chiếm 13,49%; đất chƣa sử dụng là 131,53 ha chiếm 1,01%. (Báo cáo thuyết minh tổng hợp bổ sung quy hoạch sử dụng đất đến năm 2013, kế hoạch sử dụng đất 2010-2015). Sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả kinh tế cao luôn đƣợc huyện xem xét hết sức thận trọng. Tuy nhiên đất canh tác của huyện, theo dự báo sẽ liên tục

39

giảm do việc xây dựng các đô thị sinh thái Quốc Oai, đô thị công nghệ cao Hòa Lạc, ...

3.1.3.2. Dân số và lao động;

Theo thống kê năm 2014, dân số trung bình toàn huyện, là 172.691 ngƣời, có tỷ lệ nam: 49% và nữ 51%. Dân số thành thị có tỷ lệ nhỏ (8%). Tỷ lệ tăng dân số trung bình là 1,85%/năm, cao hơn tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (1,31%/năm), do địa bàn huyện đang chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hóa, đô thị hóa nên có sự tăng cơ học số lƣợng dân cƣ.

Theo số liệu thống kê năm 2014, số ngƣời trong độ tuổi lao động của huyện là 98.131 ngƣời, trong đó 86.260 ngƣời đang làm việc trong các ngành KTQD, 7.797 ngƣời đang theo học các khóa đào tạo, 2.997 ngƣời không làm việc, 430 ngƣời chƣa tìm đƣợc việc làm.

Có nghề nghiệp, việc làm, thu nhập ổn định là mong muốn của không riêng những ngƣời dân tại các khu vực có đất thu hồi để chuyển đổi mục đích sử dụng mà của các bộ phận ngƣời dân trong huyện. Các doanh nghiệp đóng trên địa bàn đã thƣờng xuyên mở các lớp đào tạo nhằm bổ sung nhân lực. Ngoài ra, toàn huyện có 65/101 làng có nghề, (trong đó 16 làng nghề đã đƣợc công nhận làng nghề truyền thống) thu hút trên 33.000 hộ gia đình.

3.1.3.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

- Giao thông thủy lợi: Những năm gần đây, nhất là năm 2010, hệ thống giao thông của Quốc Oai đã đƣợc đầu tƣ và xây dựng đúng mức. Các tuyến đƣờng liên huyện, liên xã, thôn và đƣờng làng ngõ xóm đƣợc đầu tƣ làm mới theo mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Trong đó có dự án đầu tƣ thi công đƣờng 421B dài hơn 17 km đi qua 8 xã của huyện Quốc Oai và huyện Chƣơng Mỹ (có mức đầu tƣ gần 117 tỷ đồng); dự án đầu tƣ xây dựng công trình đƣờng Trại Cá - Liệp Tuyết - Phú Cát có chiều dài 5km (với tổng mức đầu tƣ trên 14 tỷ đồng). Trục đƣờng lớn phát triển về phía tây của Hà Nội có

40

gần 10 km đi qua địa bàn của Quốc Oai, kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp cũng nhƣ phát triển đô thị quanh trục đƣờng này. Ngoài ra, có đƣờng 21A (Sơn Tây - Xuân Mai) cũng chạy qua địa bàn Quốc Oai 8 km, Đại lộ Thăng Long và một số trục tỉnh lộ khác đã và đang đƣợc triển khai xây dựng, góp phần thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông của địa phƣơng. Đó cũng chính là nền tảng để phát triển đô thị, cũng nhƣ các ngành kinh tế, du lịch, góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi cơ cấu kinh tế của địa phƣơng.

- Bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin: hệ thống bƣu chính viễn thông của huyện trong những năm trở lại đây đƣợc phát triển mạnh để phục vụ cho các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo đƣợc chất lƣợng truyền thông các nhà mạng đem lại lợi ích to lớn cho địa phƣơng, Mặc dù chịu ảnh hƣởng nhiều của khí hậu và thời tiết, nhƣ bão, lũ, ... gây thiệt hại cơ sở vật chất, nhƣng ngành bƣu chính viễn thông Quốc Oai đã luôn triển khai công tác một cách chủ động, tích cực, có các phƣơng án đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt cho hoạt động thƣờng ngày của các cơ quan hữu quan; các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn huyện.

- Hệ thống điện: Đảm bảo điện lƣới phục vụ 24/24 giờ cho nhân dân của huyện sinh hoạt và phát triển kinh tế, đã phát triển đến 100% số xã và thị trấn. Năm 2010 điện thƣơng phẩm bình quân tính trên đầu ngƣời đạt 606 kWh/ng.năm, bằng 50% so với chỉ tiêu toàn thành phố Hà Nội, công ty điện lực Quốc Oai thƣờng xuyên kiểm tra duy tu, bảo trì bảo dƣỡng hệ thống điện đƣờng dây, máy phát, một số trạm biến áp đƣợc quy hoạch xây mới, sửa chữa kịp thời đáp ứng đầy đủ điện sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong huyện.

3.1.3.4. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Quốc Oai

* Tình hình phát triển kinh tế

Với những lợi thế về đất đai, thủy lợi, nguồn nhân lực, Quốc Oai đƣợc đánh giá là huyện giàu tiềm năng để phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn.

41

Thực tế cho thấy, từ trƣớc đến nay, nông nghiệp luôn là thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo, đóng góp nhiều nhất trong GDP của huyện.

Trong những năm qua,với chủ trƣơng của huyện đã chú trọng chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hƣớng phát triển kinh tế nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế bền vững, phá bỏ thế độc canh cây lúa, tiến tới đa canh để thích ứng với địa hình đa dạng của địa phƣơng nhằm phát triển những mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp khác nhau, gắn với thế mạnh của từng vùng, tạo hiệu quả kinh tế cao nhất. Trong đó vùng ven sông chủ yếu phát triển cây ăn quả, rau màu, chăn nuôi bò sữa; vùng đồng bằng trung tâm tập trung phát triển cây lƣơng thực mà lúa là cây trồng chủ đạo; vùng bán sơn địa triển khai thực hiền trồng tre Bát Độ lấy măng và một số cây khác.

- Tăng trƣởng kinh tế: Giá trị sản xuất năm 2014 (giá so sánh): 7.237 tỷ đồng, tăng 1,27% so với năm 2010. Giá trị tăng thêm (giá so sánh 2010) đạt 850 tỷ đồng, tốc độ tăng giá trị sản xuất (giá so sánh 2010) bình quân giai đoạn 2011 - 2014 đạt 6,69%/năm.

- Cơ cấu kinh tế: trong giai đoạn từ 2011 - 2014, cơ cấu kinh tế của huyện có những chuyển dịch tích cực, trong đó ngành công nghiệp, xây dựng là nhóm ngành kinh tế chủ đạo với tỷ trọng: bình quân chung của giai đoạn là 54,8% (so với tổng giá trị tăng thêm), tiếp theo là nhóm ngành nông, lâm, thủy sản với tỷ trọng: 24,52% (so với tổng giá trị tăng thêm), ngành dịch vụ, thƣơng mại là 20,7% (so với tổng giá trị tăng thêm).

- Thu nhập bình quân: Thu nhập bình quân đầu ngƣời, tính theo GTSX (giá so sánh) thì năm 2011 đạt 37,2 triệu đồng, đến năm 2014 đạt khoảng 41,2 triệu đồng/ngƣời/năm (trung bình tăng 4,3%/năm); tính theo GTSX hiện hành, năm 2014 đạt 51,5 triệu đồng/ngƣời/năm.

42

Bảng 3.1. Tổng hợp thực trạng phát triển kinh tế huyện

Đơn vị tính: tỷ đồng STT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2011 2012 2013 2014 Bình quân 2011 – 2014 (%)

1 Giá trị sản xuất (giá So

sánh 2010) Tỷ đồng 6.182 6.318 7.032 7.237 6,69

2 Giá trị sản xuất (giá HH) Tỷ đồng 7.071 7.639 8.365 6.533.6 7,4 - Nông, lâm, thủy sản Tỷ đồng 1.485 1.754 1.913 1.351 1,6 - Công nghiệp, xây dựng Tỷ đồng 3.593 3.821 4.160 3.323 3,7 - Dịch vụ, thƣơng mại Tỷ đồng 1.993 2.064 2.292 1.859,6 2,05

3 Cơ cấu GTSX (giá HH) % 100 100 100 100 100

- Nông, lâm, thủy sản % 23,21 25,56 25,9 23,4 24,52 - Công nghiệp, xây dựng % 56,16 55,69 56,33 51 54,8 - Dịch vụ, thƣơng mại % 20,63 18,75 17,77 25,6 20,7 4 Thu nhập BQ/ngƣời (theo GTSX giá so sánh) Tr.đồng /ng/năm 37,2 37,3 40,7 41,2 39,1 5 Thu nhập BQ/ngƣời (Theo GTSX giá HH) Tr.đồng /ng/năm 42,5 45,1 50 51,5 47,2

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Quốc Oai 2011-2014)

* Thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực

- Nông, lâm nghiệp và thủy sản

Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản có xu hƣớng tăng qua các năm. Giai đoạn 2011-2014, tốc độ tăng trƣởng của ngành nông lâm thủy sản tăng ở mức bình quân đạt 4,04% trong toàn giai

43

đoạn, trong đó ngành tr ồng trọt tăng trên 2%, ngành chăn nuôi tăng 5,35%, giảm so với thơi kỳ trƣớc tuy nhiên bù lại ngành thủy sản tăng trƣởng mạnh 11,69% do huyện rất chú trọng chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản.

Nhƣ vậy, mặc dù Quốc Oai cũng chịu ảnh hƣởng một phần nào của quá trình đô thị hóa và mất đất sản xuất nông nghiệp, nhƣng do huyện đã có những chủ trƣơng và chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, hình thành các trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và phát triển sản xuất hàng hóa nên sự tăng trƣởng nhanh của ngành thủy sản đã làm cho tốc độ tăng trƣởng bình quân của toàn ngành nông lâm thủy sản giữ vững theo mục tiêu tăng trƣởng của nhóm ngành này.

- Công nghiệp và Xây dựng

Giai đoạn (2011-2014), ngành Công nghiệp của huyện Quốc Oai đã có sự phát triển tƣơng đối nhanh so với các ngành khác, các khu công nghiệp, Cụm công nghiệp trên địa bàn huyện đƣợc hình thành đã khuyến khích đầu tƣ xây dựng và sản xuất sản phẩm, số lƣợng doanh nghiệp tăng lên, sản xuất đa dạng sản phẩm, có sự liên kết giữa các doanh nghiệp với nông thôn để phát triển kinh tế.

Trong 4 năm qua tốc độ tăng trƣởng kinh tế của huyện tăng lên do chuyển dịch cơ cấu theo hƣớng tích cực, trong đó tỷ tro ̣ng Công nghiệp - Xây dựng giữ vị trí chủ đạo, chiếm gần 60% trong cơ cấu kinh tế (theo giá trị gia tăng). Giá trị sản xuất công nghiê ̣p, tiểu thủ công nghiê ̣p năm 2014 ƣớc đạt 4.160 tỷ đồng, tăng 567 tỷ đồng so với năm 2011, tốc đô ̣ tăng bình quân 7,06%;

- Thương mại - Dịch vụ, và Du lịch.

Hoạt động thƣơng mại, dịch vụ trên địa bàn huyện khá đa dạng và phong phú. Số cơ sở tham gia dịch vụ thƣơng mại và nhà hàng không ngừng gia tăng theo hàng năm. Năm 2011 có khoảng 6.097 cơ sở, năm 2012 có

44

7.499 cơ sở, năm 2013, số hộ kinh doanh thƣơng mại du lịch và nhà hàng cá thể là 7.862 hộ, số ngƣời lao động dịch vụ tăng lên là 13.110 ngƣời (so với 10.542 ngƣời năm 2011). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng nhanh, năm 2011 đạt 1.993 tỷ đồng, năm 2013 đạt 2.292 tỷ đồng. năm 2014 Nhìn chung thị trƣờng hàng hóa phong phú, đa dạng thuận tiện cho sản xuất và ngƣời tiêu dùng.

- Văn hoá - xã hội

Cùng với sự phát triển kinh tế, lĩnh vực Văn hóa - Xã hội của huyện cũng đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng mừng. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo có những bƣớc tiến đáng kể với số học sinh tốt nghiệp các trƣờng cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề đạt tỷ lệ trên 20%. 100% xã, thị trấn đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở, 4 trƣờng đƣợc công khai đạt chuẩn quốc gia. Mạng lƣới trƣờng lớp đƣợc đầu tƣ xây dựng. UBND huyện đã phê duyệt phân bổ nguồn vốn kích cầu 25 dự án xóa phòng học tạm với tổng kinh phí 96,7 tỷ đồng. Toàn huyện đã có 85% số hộ văn hóa, 62/93 làng văn hóa; 13 trƣờng chuẩn quốc gia... công nhận đạt danh hiệu văn hóa giai đoạn (2011-2013) đối với 16 làng và 18 cơ quan. Năm 2014 có 38 làng và 34 cơ quan đơn vị đăng ký kiểm tra, công nhận danh hiệu làng, đơn vị văn hóa, đặc biệt đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc công nhận và trao bằng cụm di tích lịch sử Chùa Thầy, Động Hoàng xá, Núi đá Phƣợng Cách là di tích đặc biệt của Quốc gia vào năm 2015.

- Tình hình quản lý kinh tế trang trại ở huyện Quốc Oai

Công tác quản lý kinh tế trang trại của huyện đã và đang có sự qvan tâm từ các cấp các ngành từ trvng ƣơng tới địa phƣơng, các mô hình kinh tế trang trại có xu hƣớng tăng trong những năm trở lại đây, hiện nay toàn thành phố Hà Nội có 3184 trang trại, trong đó có 247 trang trại đƣợc cấp giấy chứng nhận tuy nhiên tỷ lệ đạt còn qƣa thấp chỉ đạt sấp sỉ 8% đây là tỷ lệ tƣơng đối

45

thấp so với các tỉnh khác trong cả nƣớc, trong giai đoạn từ (2011-2014) trên địa bàn huyện đã có tổng số là 301 trang trại (với tổng diện tích là 260,24 ha), trong đó có 15 trang trại (diện tích 21,872 ha) đạt đủ tiêu chí đƣợc UBND cấp huyện cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại, chỉ chiếm 4,65% trong tổng số trang trại của huyện. số lƣợng trang trại tăng lên theo từng năm 2011 là 274 trang trại đến năm 2014 là 301 trang trại tăng 27 trang trại trong 4 năm tăng bình quân 6%/năm; trong đó ở xã Hòa Thạch có số trang trại nhiều nhất là năm 2011 là 143 trang trại đến năm 2014 là 160 trang trại tăng bình quân 4,25%/Năm. Và một số xã nhƣ: xã Phú Cát, Đông Yên, Cấn Hữu, Phú Mãn, Sài Sơn cũng có số lƣợng trang trại tăng theo hàng năm. Số xã có xu hƣớng giảm là 4 xã tập trung ở các xã có số lƣợng trang trại ít. Tổng diện tích đất Nông nghiệp là 6.140,74 ha chiếm tỷ lệ cao nhất 47,05% tổng diện tích đất toàn huyện, trong đó đất dành cho kinh tế trang trại cây hàng năm, cây lâu năm, lâm nghiệp, mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản của huyện là 260,24 ha chiếm 4,24% so với đất sản xuất nông nghiệp, bình quân mỗi trang trại sấp sỉ khoảng 0.9 ha/1trang trại.

Một phần của tài liệu Quản lý kinh tế trang trại ở huyện quốc oai, hà nội (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)