ở Việt Nam trong thời gian qua, tôi xin đề xuất các giải pháp nhằm chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh của NHTM ở Việt Nam nhƣ sau:
3.2.1. Giải pháp thuộc các cơ quan quản lý nhà nƣớc nhằm chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh của NHTM hành vi cạnh tranh không lành mạnh của NHTM
3.2.1.1. Hoàn thiện pháp luật về hành vi CTKLM nói chung và pháp luật về hành vi CTKLM của ngân hàng thương mại ở Việt Nam nói riêng
a. Sửa đổi, bổ sung những bất cập, hạn chế của quy định pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh của ngân hàng thương mại
Mặc dù Luật Cạnh tranh năm 2004 đƣợc ban hành và đƣa vào thực thi trong một thời gian chƣa dài, nhƣng đã phát sinh những yêu cầu từ thực tiễn về việc phải sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung của Luật này cũng nhƣ các văn bản hƣớng dẫn thi hành. Do đó, việc nghiên cứu một dự án sửa đổi, bổ sung Luật Canh tranh là rất cần thiết. Mặc khác, các quy định về hành vi CTKLM của Luật Cạnh tranh không đƣợc hƣớng dẫn tại hệ thống các văn bản dƣới Luật, dẫn đến nhiều khó khăn vƣớng mắc trong việc tìm hiểu cũng nhƣ thực thi pháp luật cạnh tranh. Nghị định 116/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh đƣợc coi là Nghị định hƣớng dẫn cơ bản và quan trọng nhất của Luật Cạnh tranh, nhƣng chỉ quy định chi tiết về hành vi hạn chế cạnh tranh và thủ tục tố tụng cạnh tranh, không đề cập đến hành vi CTKLM. Chƣa kể là trong điều kiện Việt Nam hiện nay, án
94
lệ chƣa đƣợc công nhận có giá trị thay thế văn bản pháp luật, mặt khác, thẩm quyền của một cơ quan thuộc Bộ trong việc ban hành quy định cũng rất hạn chế. Do đó, việc kiến nghị Chính phủ xây dựng một Nghị định hƣớng dẫn thi hành chi tiết các hành vi CTKLM là rất cần thiết trong bối cảnh nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xa hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
Nhìn chung, các nội dung liên quan đến việc điều chỉnh hành vi CTKLM giữa các NHTM cần phải xem xét dựa vào Luật Cạnh tranh sửa đổi hoặc Nghị định hƣớng dẫn về CTKLM có thể bao gồm:
Thứ nhất, điều chỉnh khái niệm hành vi CTKLM, cụ thể là chỉnh sửa
quy định tại khoản 4 Điều 3 của Luật Cạnh tranh 2004 theo hƣớng làm rõ nội dung “các chuẩn mực thông thƣờng về đạo đức kinh doanh”. Với nền kinh tế thị trƣờng mới hình thành, các thông lệ, tập quán thƣơng mại tại Việt Nam chƣa đủ thời gian để hình thành các chuẩn mực đạo đức kinh doanh đƣợc các tổ chức, cá nhân cùng nhận thức giống nhau và tự nguyện thực hiện nhƣ những quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc. Do đó, cần làm rõ nội dung này để làm căn cứ thống nhất trong việc xây dựng và áp dụng toàn bộ các quy định về CTKLM. Có thể xác định các tiêu chí này bằng những nguyên tắc cơ bản của giao dịch dân sự, thƣơng mại và phù hợp với nhiều văn bản pháp luật khác nhƣ Bộ luật Dân sự hay Luật Doanh nghiệp: nguyên tắc trung thực; nguyên tắc thiện chí; nguyên tắc hợp tác; nguyên tắc cẩn trọng; và các nguyên tắc khác phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Bên cạnh đó, về điều kiện “gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích của doanh nghiệp khác hoặc ngƣời tiêu dùng”, kiến nghị bỏ nội dung “lợi ích của Nhà nƣớc” do lợi ích của Nhà nƣớc, của xã hội đã đƣợc thể hiện trong việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, an toàn của hệ thống các TCTD thông qua lợi ích của doanh nghiệp khác và ngƣời tiêu dùng.
95
Thứ hai, cần mở rộng chủ thể áp dụng đối với các quy định về chống
CTKLM trong Luật Cạnh tranh 2004 để thống nhất với quy định về đối tƣợng áp dụng đƣợc quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và tại Điều 2 của Dự thảo Nghị định về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng. Luật Cạnh tranh 2004 chỉ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh (doanh nghiệp) và hiệp hội ngành nghề; trong khi theo Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đối tƣợng áp dụng bao gồm không chỉ các tổ chức, cá nhân hoạt động ở Việt Nam mà gồm cả tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Dự thảo Nghị định về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng cũng quy định phạm vi chủ thể của các hành vi CTKLM trong hoạt động ngân hàng rộng hơn, có thể là TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài; văn phòng đại diện của TCTD nƣớc ngoài, tổ chức nƣớc ngoài khác có hoạt động ngân hàng; tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hành vi CTKLM trong hoạt động ngân hàng và cung ứng dịch vụ ngoại hối khác. Nhƣ vậy, để Luật Cạnh tranh nói chung và các quy định về chống CTKLM nói riêng có hiệu quả thì không nên giới hạn đối tƣợng áp dụng của Luật Cạnh tranh chỉ là các doanh nghiệp, mà nên mở rộng đối với tất cả các chủ thể có liên quan. Điều đó sẽ không chỉ bảo đảm cho mọi hành vi CTKLM đƣợc xử lý thống nhất theo quy định của Luật Cạnh tranh, mà còn tránh đƣợc tình trạng cùng là hành vi CTKLM nhƣng có thể sẽ bị xử lý bởi những văn bản khác nhau.
Thứ ba, quy định rõ về bồi thƣờng thiệt hại khi xử lý hành vi CTKLM
nói chung. Để cho các quy định về bồi thƣờng thiệt hại liên quan đến hành vi CTKLM triển khai đƣợc trong thực tế rất nhiều vấn đề pháp lý đƣợc đặt ra cần có sự hƣớng dẫn, giải thích từ các cơ quan có thẩm quyền (nhất là từ phía Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Công thƣơng). Trong các vấn đề ấy, cần quan tâm giải quyết các vấn đề sau:
96
- Xác định rõ chủ thể có quyền khởi kiện yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại do hành vi CTKLM gây ra? Theo thông lệ chung của các nƣớc, đối với hành vi CTKLM, chủ thể tiến hành khởi kiện chủ yếu là các đối thủ cạnh tranh.
- Những loại chế tài dân sự có thể áp dụng cho chủ thể có hành vi CTKLM. Theo quy định tại Điều 9 Bộ luật Dân sự năm 2005, khi quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạm, chủ thể có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (trong đó có Tòa án) áp dụng một trong các hình thức sau: (a) công nhận quyền dân sự; (b) buộc chấm dứt hành vi vi phạm; (c) buộc xin lỗi, cải chính công khai; (d) buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; (đ) buộc bồi thƣờng thiệt hại. Bởi vậy, cần xác định rõ những loại chế tài nào sẽ đƣợc áp dụng cho các hành vi CTKLM.
- Về mức bồi thƣờng thiệt hại và xác định mức bồi thƣờng thiệt hại. Để đơn giản hóa, pháp luật một số quốc gia đã đƣa ra quy tắc, lợi nhuận thu đƣợc của chủ thể có hành vi CTKLM sẽ đƣơng nhiên thuộc về chủ thể bị CTKLM. Đây cũng là kinh nghiệm tốt mà Việt Nam nên tham khảo và có chính sách rõ ràng về vấn đề này.
Thứ tư, về hoàn thiện thủ tục, trình tự xử lý các vụ việc cạnh tranh giới
hạn trong các vấn đề về chống hành vi CTKLM giữa các NHTM:
- Kiến nghị hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc CTKLM. Luật Cạnh tranh 2004 quy định sau khi Cục Quản lý cạnh tranh ra quyết định xử lý vụ việc CTKLM, các bên liên quan có thể khiếu nại lên cấp trên trong thời hạn 30 ngày. Việc giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc CTKLM của Cục Quản lý cạnh tranh thuộc thẩm quyền của Bộ Công thƣơng. Trong trƣờng hợp vẫn tiếp tục không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trƣởng, các bên liên quan có thể khởi kiện ra Tòa án cấp tỉnh theo thủ tục khiếu kiện hành chính. Quy định này cần có văn bản hƣớng dẫn cụ thể của Toà án nhân dân tối cao, đặc biệt là cơ chế phối hợp
97
giữa cơ quan quản lý cạnh tranh với Toà án trong việc xem xét, giải quyết đơn khởi kiện. Nhiều quốc gia còn có quan điểm cho rằng, do tính chất phức tạp, chuyên biệt của pháp luật cạnh tranh, cần hạn chế các Tòa án tham gia xử lý vụ việc cạnh tranh.
- Kiến nghị bổ sung quy trình điều tra rút gọn, cụ thể bổ sung vào Luật Cạnh tranh và Nghị định 116/2005/NĐ-CP thủ tục rút gọn cho phép vớ những vi phạm quả tang hay có chứng cứ rõ ràng, cơ quan cạnh tranh không cần phải thực hiện quy trình điều tra hai bƣớc nhƣ hiện nay mà có thể lập biên bản xử lý nhanh chóng, đáp ứng tính cấp bách của việc đấu tranh, ngăn chặn hành vi CTKLM.
Thứ sáu, về sự phối hợp giữa cơ quan quản lý cạnh tranh với Tòa án trong việc xử lý các hành vi CTKLM chƣa đƣợc quy định rõ ràng, cụ thể và động bộ. Do đó, để có cơ sở pháp lý xử lý vấn đề này, nhằm đơn giản hóa thủ tục và phạm vi tranh tụng trong các vụ kiện về hành vi CTKLM trƣớc Tòa án, trong thời gian tới, văn bản quy phạm pháp luật quy định vấn đề này cần phải đƣợc ban hành [17]. Theo đó, các quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan quản lý cạnh tranh về việc tồn tại hành vi CTKLM cũng nên đƣợc Tòa án công nhận, đồng thời, việc tranh tụng trƣớc Tòa án về việc tồn tại hay không tồn tại hành vi CTKLM sẽ không nên đặt ra.
b. Hoàn thiện và sớm ban hành Nghị định quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng
Hiện nay, Dự thảo Nghị định về CTKLM trong lĩnh vực ngân hàng đang trong quá trình lấy ý kiến góp ý của các chuyên gia và ngƣời dân. Sau đây là một số góp ý cho Dự thảo Nghị định (Dự thảo 2):
Thứ nhất, cần làm rõ quan niệm “hợp tác” và “cạnh tranh” trong hoạt
động ngân hàng làm cơ sở cho việc xác định hành vi CTKLM giữa các NHTM. Theo Từ điển tiếng Việt, hai thuật ngữ trên có nội hàm khác nhau, hơn nữa, trong hoạt động, các TCTD có mối liên hệ khá chặt chẽ với nhau,
98
tuy nhiên, có những chủ thể lợi dụng việc hợp tác giữa các chủ thể kinh doanh để trục lợi bất hợp pháp hoặc gây khó khăn cho đối tác. Do vậy, hành vi lợi dụng “chính sách hợp tác” trong kinh doanh hoặc theo yêu cầu của NHNN của TCTD phải đƣợc coi là hành vi CTKLM.
Thứ hai, cần mở rộng khái niệm hành vi CTKLM trong lĩnh vực ngân hàng theo hƣớng: thay vì xác định hành vi CTKLM dựa vào dấu hiệu quan trọng là “vì quá chạy theo mục tiêu lợi nhuận”, các nhà làm luật có thể căn cứ vào dấu hiệu là hành vi vi phạm “chuẩn mực thông thƣờng về đạo đức kinh doanh”. Hơn nữa, bản chất của hành vi CTKLM là chủ thể kinh doanh sử dụng nhiều biện pháp, hành vi trái với chuẩn mực thông thƣờng về đạo đức kinh doanh để gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh.
Do đó, khái niệm hành vi CTKLM trong lĩnh vực ngân hàng nên quy định nhƣ sau: “Hành vi CTKLM trong hoạt động ngân hàng là hành vi của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động ngân hàng trái với những chuẩn mực thông thƣờng về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp khác của TCTD, đến việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, an toàn của hệ thống các TCTD”.
Thứ ba, Nghị định về CTKLM trong lĩnh vực ngân hàng cần phải quy
định chi tiết hơn để giúp các TCTD hiểu và nắm chắc rằng hình thức cạnh tranh nào bị luật pháp cấm và đƣợc phép. Do 9 hành vi trong Điều 39 Luật cạnh tranh cũng chịu sự điều chỉnh của các luật khác, nên sẽ hiệu quả hơn nếu quy định của NHNN tham chiếu tới các nguyên tắc đã đƣợc quy định tại những luật đó. Tham khảo tới các luật khác cũng giúp đảm bảo duy trì tính đồng bộ của cả hệ thống pháp lý và tránh chồng chéo khi áp dụng các văn bản pháp lý. Chỉ nên xây dựng hệ thống các quy tắc về CTKLM khi không có hƣớng dẫn của bất kể luật nào hoặc trong trƣờng hợp do các đặc thù của ngành ngân hàng. Ví dụ nhƣ:
99
(i) “Điều... Thông tin dễ gây hiểu nhầm:
Thông tin dễ gây hiểu nhầm gây nhầm lẫn cho khách hàng liên quan tới nhãn hiệu, khẩu hiệu kinh doanh, logo, bao bì, chỉ dẫn địa lý và các yếu tố khác với mục đích cạnh tranh đều bị cấm. Sự nhầm lẫn này đƣợc xác định theo các nguyên tắc của Luật Sở hữu Trí tuệ và các văn bản pháp lý hƣớng dẫn luật đó...”
(ii) Về hành vi quảng cáo nhằm CTKLM:
Liên quan tới sự so sánh các hàng hoá và dịch vụ, NHNN có thể tham khảo các nguyên tắc của Nghị định 37/2006/NĐ-CP cung cấp chi tiết hƣớng dẫn thực hiện Luật Thƣơng mại về xúc tiến thƣơng mại ngày 04/4/2006. Trong Nghị định này, các doanh nghiệp có thể sử dụng quảng cáo so sánh trong trƣờng hợp: so sánh giữa các hàng giả và hàng thật; hoặc so sánh giữa hàng thật và hàng hoá đƣợc cơ quan quản lý Nhà nƣớc có thẩm quyền quy định là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Liên quan tới quảng cáo gian dối, NHNN có thể tham chiếu quy tắc tại Điều 8 của Luật Quảng cáo 2012. Khoản 9 của Điều này định nghĩa quảng cáo gian dối là quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lƣợng, chất lƣợng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phƣơng thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã đƣợc công bố.
Ngoài ra, NHNN nên đƣa ra chi tiết yêu cầu về các thông tin tối thiểu mà một ngân hàng phải cung cấp trong quảng cáo về mỗi hình thức dịch vụ của ngân hàng mình. Thông tin tối thiểu nên bao gồm toàn bộ thông tin có thể ảnh hƣởng tới lợi ích của khách hàng (chẳng hạn nhƣ quảng cáo về thẻ của ngân hàng cần bao gồm tất cả các thông tin về chi phí và các yêu cầu về tiền gửi tối thiểu...).
100
(iii) Về hành vi khuyến mại nhằm CTKLM, NHNN nên tham khảo các nguyên tắc về xúc tiến thƣơng mại trong Nghị định 37/2006/ND-CP quy định chi tiết việc thực hiện Luật Thƣơng mại về xúc tiến thƣơng mại ngày 04/4/2006. Trong Nghị định này, các quy định về khuyến mại đƣợc đề cập tại Chƣơng II.
Thứ tư, để có hƣớng dẫn chi tiết hơn, để xác định xem hành vi của
ngân hàng là CTKLM hay không cần căn cứ theo các nguyên tắc nhƣ sau: (i) Đó là một hành vi cố ý. Điều này có nghĩa là ngân hàng nhận thức đƣợc rằng hành vi của ngân hàng có thể gián đoạn các doanh nghiệp khác. Trong trƣờng hợp không có bằng chứng về sự cố ý đó, cơ quan có thẩm quyền có thể quyết định xem xét ngân hàng đó có nhận thức đƣợc hậu quả của hành vi của mình dựa trên giả thuyết rằng nếu một cá nhân bình thƣờng trong trƣờng hợp đó có thể nhận thức đƣợc hậu quả hay không.
(ii) Có sự gián đoạn thực tế hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khác;
(iii) Có mối quan hệ nhân quả giữa sự gián đoạn trong kinh doanh và hành vi của ngân hàng. Điều này có nghĩa là sự gián đoạn này có thể là hậu quả trực tiếp của hành vi của Ngân hàng.
Thứ năm, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định cụ thể nhƣ sau:
Một là, khái niệm hoạt động ngân hàng theo quy định tại Khoản 2,
Điều 3 Dự thảo nghị định cần tuân thủ quy định tại Luật NHNN và Luật Các