YÊU CẦU VÀ ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của ngân hàng thương mại theo pháp luật việt nam (Trang 95 - 97)

HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

3.1.1. Xu thế phát triển hoạt động dịch vụ ngân hàng thƣơng mại ở thị trƣờng Việt Nam

Trước hết, trong bối cảnh hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế đƣợc coi

là xu hƣớng chủ đạo chi phối sự phát triển của ngành ngân hàng trong 10 năm tới, đem lại nhiều cơ hội cho sự phát triển thị trƣờng tài chính ở Việt Nam. Khi hội nhập ngày càng sâu rộng, cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhu cầu của ngƣời dân ngày càng đa dạng, thì các NHTM đều đang cố gắng mở rộng thị phần, tiếp cận một lƣợng lớn ngƣời dân chƣa biết đến các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Do đó, xu hƣớng khai thác dịch vụ ngân hàng bán lẻ là một xu thế tất yếu của ngành ngân hàng Việt Nam. Trên thực tế, các NHTM Việt Nam cũng đã bƣớc đầu tập trung khai thác thị trƣờng bán lẻ thông qua việc mở rộng mạng lƣới hoạt động nhằm cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến các cá nhân, hộ gia đình các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ ngân hàng, phát triển các loại dịch vụ mới, đa tiện ích nhƣ Internet Banking, Home Banking, PC Banking, Mobile Banking….

Thứ hai, sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, đặc biệt là xu hƣớng

hình thành và phát triển của nền kinh tế tri thức đã khiến nhu cầu về các dịch vụ tài chính nói chung và dịch vụ ngân hàng gia tăng mạnh mẽ. Cùng với đó là sự cải tổ nhanh chóng về chất lƣợng của các dịch vụ dựa trên khoa học - kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là sự phát triển của mạng lƣới công nghệ thông tin,

89

mạng internet trên toàn cầu đã cho ra đời các dịch vụ ngân hàng hiện đại, việc ứng dụng công nghệ thông tin và phát triển các kênh phân phối đang là một trong những giải pháp mang tính tiên quyết cho phát triển. Tại Việt Nam, gần 50 năm phát triển vừa qua, hầu hết các ngân hàng mới chỉ có duy nhất kênh phân phối truyền thống - hệ thống chi nhánh, hiện nay đã xuất hiện những kênh phân phối mới thông qua sự trợ giúp của công nghệ thông tin nhƣ ATM, Mobile Banking... với nhiều ƣu điểm về thời gian và mức phí. Xu hƣớng của các ngân hàng hiện này vẫn là tiếp tục củng cố các kênh phân phối truyền thống, bao gồm: (i) Hệ thống các chi nhánh; (ii) Ngân hàng đại lý (thƣờng đƣợc áp dụng đối với các NHTM chƣa có chi nhánh) và phát triển kênh phân phối hiện đại bao gồm: Các chi nhánh tự động hoá hoàn toàn; chi nhánh ít nhân viên; ngân hàng điện tử (E - Banking); Ngân hàng qua mạng gồm Ngân hàng qua mạng nội bộ và Ngân hàng qua mạng internet.

Thứ ba, một trong những nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính

bùng phát đầu tiên tại Mỹ năm 2008 là do những yếu kém trong khâu quản lý rủi ro gây ra đổ vỡ hàng loạt các ngân hàng. Vì vậy, trong thời gian tới, xu hƣớng tập trung hóa quản trị rủi ro và cơ cấu lại danh mục đầu tƣ sẽ đƣợc các ngân hàng đặc biệt quan tâm. Theo đó, ở Việt Nam, việc cơ cấu lại danh mục đầu tƣ, giảm tỷ trọng cho vay vào các lĩnh vực nóng nhƣ bất động sản và chứng khoán, tăng tỷ trọng cho vay tiêu dùng và cho vay đầu tƣ kinh doanh phục vụ sản xuất sẽ đƣợc các ngân hàng đặc biệt quan tâm nhằm giải quyết những khoản nợ xấu đƣợc cho là đang gia tăng do tác động từ khủng hoảng. Các NHTM ở Việt Nam cũng đã bƣớc đầu xây dựng khung hệ thống quản lý rủi ro bao gồm cơ cấu tổ chức, các quy định nội bộ, nhằm quản lý rủi ro ở mọi phạm vi từ khoản mục đến danh mục và các loại hình kinh doanh, các rủi ro tín dụng, thị trƣờng và hoạt động…

90

trong quá trình tái cơ cấu, phục hồi nền kinh tế. Trong thời gian qua, cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính của thế giới đã ảnh hƣởng, tác động xấu đến nền kinh tế toàn cầu và tất yếu theo quy luật thị trƣờng, sẽ có hàng loạt các vụ mua bán, sáp nhập các công ty tài chính, ngân hàng, điều này diễn ra mạnh nhất tại Mỹ - nơi đã có hàng trăm ngân hàng bị phá sản và hàng chục ngân hàng tự nguyện hoặc bị mua bán và sáp nhập trong những năm vừa qua [14]. Ở Việt Nam hiện nay, hệ thống các TCTD có số lƣợng tƣơng đối lớn, nhƣng trình độ phát triển không đồng đều, quy mô hoạt động nhỏ và chƣa thật sự hiệu quả. Do đó, việc thực hiện cơ cấu lại hệ thống các TCTD, xử lý dứt điểm tình trạng các NHTM yếu kém, khắc phục tình trạng thiếu thanh khoản, lành mạnh hóa và ổn định hoạt động của hệ thống ngân hàng, thiết lập trật tự kỷ cƣơng thị trƣờng tiền tệ sẽ là một xu hƣớng tất yếu.

Một phần của tài liệu Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của ngân hàng thương mại theo pháp luật việt nam (Trang 95 - 97)