bản hƣớng dẫn thi hành về hành vi cạnh tranh không lành mạnh của ngân hàng thƣơng mại
Trong thời gian qua, để triển khai Luật Cạnh tranh cũng nhƣ các quy định xử lý các hành vi CTKLM, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quan trọng nhƣ: Nghị định 116/2005/NĐ-CP ngày 15/09/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh và Nghị định 119/2011/NĐ-CP ngày 16/12/2011 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính tại Nghị định 116/2015/NĐ-CP; Nghị định 07/2015/NĐ-CP ngày 16/01/2015 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội
41
đồng Cạnh tranh (thay thế Nghị định 05/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006 về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng cạnh tranh); Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh; Nghị định 42/2014/NĐ-CP ngày 14/5/2014 của Chính Phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp (thay thế Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24/08/2005 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp); Nghị định 71/2014/NĐ-CP ngày 21/7/2014 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh (thay thế Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày 30/09/2005 quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh)...
Điều 39 Luật Cạnh tranh đã quy định 9 hành vi có thể bị coi là CTKLM bao gồm: Chỉ dẫn gây nhầm lẫn, xâm phạm bí mật kinh doanh, ép buộc bên khác trong kinh doanh, gièm pha doanh nghiệp khác, gây rối hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khác, quảng cáo nhằm CTKLM, khuyến mại nhằm CTKLM, phân biệt đối xử của hiệp hội, lôi kéo vào bán hàng đa cấp bất chính và các hành vi CTKLM khác... Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay, vẫn chƣa có các văn bản hƣớng dẫn thực hiện cụ thể cho từng hành vi trên. Nghị định 116/2005/NĐ-CP ngày 15/09/2005 tuy quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh, song chủ yếu là hƣớng dẫn các quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh và tố tụng cạnh tranh.
Về chủ thể thực hiện các hành vi CTKLM: Điều 2 Luật Cạnh tranh quy
định chủ thể thực hiện các hành vi CTKLM bao gồm các tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi là doanh nghiệp) và các hiệp hội ngành nghề hoạt động ở Việt Nam. Tuy nhiên, theo các quy định về CTKLM trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, đối tƣợng áp dụng của các quy định này rộng hơn nhiều, bao gồm không chỉ các tổ chức, cá nhân hoạt động ở Việt Nam, mà
42
gồm cả tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ và điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên (Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005). Nhƣ vậy, chủ thể thực hiện hành vi CTKLM liên quan đến chỉ dẫn thƣơng mại theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 rộng hơn so với Luật Cạnh tranh. Và do đó, sẽ có hai khả năng xảy ra liên quan đến chủ thể thực hiện hành vi khi tiến hành áp dụng pháp luật:
Thứ nhất: Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về CTKLM
thuộc đối tƣợng điều chỉnh của cả Luật Cạnh tranh và Luật Sở hữu trí tuệ.
Thứ hai: Chủ thể tuy vi phạm các quy định pháp luật về CTKLM,
nhƣng chỉ thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ, không thuộc đối tƣợng đƣợc điều chỉnh bởi Luật Cạnh tranh.
Nhƣ vậy, với phạm vi đối tƣợng áp dụng nhƣ quy định trong Luật Cạnh tranh sẽ tạo nên tình huống cùng là hành vi CTKLM nhƣng có thể đƣợc xử lý bởi hai văn bản pháp luật khác nhau. Điều này đặt ra yêu cầu cần phải xác định rõ bản chất của hành vi cũng nhƣ các yếu tố liên quan để áp dụng pháp luật cho chuẩn xác.
Đối với trƣờng hợp thứ nhất, có thể áp dụng nguyên tắc về mối quan hệ giữa luật chung và luật chuyên ngành để xử lý, theo đó, trong quan hệ giữa các đạo luật khác trong nƣớc, thì Luật Cạnh tranh là luật chuyên ngành, vì vậy đƣợc ƣu tiên áp dụng trong trƣờng hợp có nhiều văn bản pháp luật cùng điều chỉnh một hành vi cạnh tranh. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp này, có một vấn đề chung đƣợc đặt ra đó là tính chất chuyên ngành của Luật Cạnh tranh sẽ dần mất đi khi các đạo luật về kinh tế ngành khác sẽ có quyền căn cứ vào nội dung của Luật Cạnh tranh mà cụ thể hoá một hành vi cạnh tranh nào đó trong điều kiện của ngành kinh tế đó. Điều này sẽ dẫn đến một hệ quả là nếu không đƣợc "cập nhật" thì mức độ tác động và phạm vi ảnh hƣởng của Luật Cạnh tranh sẽ giảm đi cùng với sự gia tăng các quy định hành vi CTKLM trong các
43
đạo luật về kinh tế ngành, đặc biệt là trong những trƣờng hợp đối tƣợng áp dụng của đạo luật kinh tế ngành đó rộng hơn đối tƣợng áp dụng của Luật Cạnh tranh, nhƣ trƣờng hợp vừa nêu liên quan đến Luật Sở hữu trí tuệ [38]. Bên cạnh đó, nếu các đạo luật kinh tế ngành đó, khi có sự thay đổi các dấu hiệu nhận dạng thì cũng sẽ tác động đến sự nhận diện hành vi CTKLM đƣợc các quy định của pháp luật chống CTKLM quy định trong Luật Cạnh tranh. Đây là một vấn đề cần hết sức lƣu tâm khi NHNN đang trong quá trình xây dựng dự thảo Nghị định về hành vi CTKLM trong hoạt động ngân hàng hiện nay.